PDA

View Full Version : Cựu cảnh sát Hồng Kông: Cấp trên bao che, cảnh sát viên chỉ chờ nổ súng thật



duyanh
12-29-2019, 02:37 PM
Cựu cảnh sát Hồng Kông: Cấp trên bao che, cảnh sát viên chỉ chờ nổ súng thật



Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông đã kéo dài nửa năm, hành vi lạm dụng bạo lực và bắt bớ tràn lan của cảnh sát Hồng Kông cũng bị ngoại giới lên án mạnh mẽ. Một người trong lực lượng cảnh sát Hồng Kông do bất mãn với cảnh sát Hồng Kông nên từ chức, đã chia sẻ với truyền thông Hồng Kông về sự kiện đánh người ngày 21/7 tại nhà ga Yuen Long và sự kiện đánh người ngày 31/8, đều có liên quan đến cảnh sát. Người này còn tiết lộ, lãnh đạo cấp cao cảnh sát bao che cho cấp dưới, khiến cảnh sát viên ở tiền tuyến không kiêng nể gì, thậm chí chỉ chờ bắn đạn thật.


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/12/canh-sat-hong-kong_shutterstock_1518757166.jpg

Đụng độ giữa cảnh sát và người dân Hồng Kông trong cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ ngày 29/2/2019 (Ảnh: PaulWong / Shutterstock)

Nhật báo Apple Hồng Kông mới đây đã có cuộc phỏng vấn với A Huy (hóa danh) làm việc trong lực lượng cảnh sát Hồng Kông được 6 năm, do tận mắt chứng kiến sự kiện côn đồ mặc áo trắng tấn công người dân ngày 21/7 tại khu vực nhà ga Yuen Long, cảm thấy nản lòng nên anh đã từ chức.

A Huy nói mình là người phe dân chủ, trước đó do lo lắng sẽ bị đồng nghiệp chèn ép và tẩy chay, nên chưa bao giờ công khai lập trường chính trị của mình, đến ngày 21/7 trong sự kiện đánh người ở Yuen Long, phía cảnh sát cố ý tự tạo thời điểm không có cảnh sát, khiến anh tiếp tục trở thành đồng lõa, nên đã quyết định từ chức.

A Huy nói, anh không ngờ được lực lượng cảnh sát ngày càng hủ hóa, không có giấy chứng minh thân phận cơ bản và che mặt khi làm việc, dù làm gì, dường như đều không có người biết; trong khi đó, yêu cầu về chuẩn tắc hành động của cảnh sát viên, mỗi một cảnh sát viên mặc đồng phục trên người, trên vai cần thể hiện số hiệu của cảnh sát, dù là cảnh sát mặc thường phục cũng cần phải trưng ra chứng nhận ủy nhiệm.

Tuy nhiên, anh tiết lộ, phần lớn cảnh sát viên vì để ngăn chặn lùng ra thông tin, nên cố ý gỡ bỏ số hiệu trên vai hoặc lật ngược lại chứng nhận ủy nhiệm, v.v, và những việc này đều được lãnh đạo cấp cao trong lực lượng cảnh sát ngầm đồng ý, tất cả các phương pháp nhận biết danh tính cảnh sát đều không có, cho nên các cảnh sát viên ở tiền tuyến càng bạo gan làm dụng vũ lực, do được ngầm đồng ý làm trái quy định nên về sau cảnh sát ở tiền tuyến như ngựa được cởi trói không bị kiểm soát nữa.

Anh lấy ví dụ về việc đánh người ở North Point, nghi ngờ sau khi bang Phúc Kiến đánh người dân thì cầm vũ khí đi xung quanh, nhiều lần xuất hiện trong tầm nhìn của cảnh sát nhưng cảnh sát lại coi như không thấy.

Anh nói, một bộ phận cảnh sát viên có cá tính nóng nảy trong khi làm nhiệm vụ muốn làm gì thì làm, tự ý rời đội, còn những đồng nghiệp khác cũng lại “bám theo” cùng tiến cùng lui với họ, những cảnh sát này không hề bị phạt sau khi xong việc.

A Huy vốn cho rằng sự kiện 21/7 đã là ngày mà nhận thức của anh về cảnh sát sụp đổ đến cùng cực, nhưng về sau ngày 31/8, ngày 1/10 và sự kiện bao vây Đại học Trung văn, Đại học Bách khoa, tình hình lực lượng cảnh sát lạm dụng quyền lực bắt bớ tràn lan lại ngày càng nghiêm trọng.

>>Cảnh sát Hồng Kông “tổng tấn công” Đại học Trung văn ngày 12/11

Anh nói, trong sự kiện ngày 1/10 hoàn toàn không cần thiết phải nổ súng, tuy nhiên cảnh sát vẫn nổ súng bắn đạn thật trúng vào học sinh trung học, nếu bắn chết người, “trong lòng bạn có áy náy không?” Học sinh bị trúng đạn cuối cùng đã giữ được tính mạng, anh cho rằng là vận may lớn trong tai họa.



A Huy tiết lộ, lực lượng cảnh sát đã ký chỉ dẫn sau sự kiện nổ súng, một khi gặp người biểu tình bao vây tấn công mà cảm thấy tính mạng bị đe dọa thì có thể nổ súng.

A Huy nói, có người lần đầu tiên nổ súng (đạn thật), đối với những cảnh sát khác mà nói thì là một sự khích lệ, nhìn thấy nổ súng đạn thật không cần chịu trách nhiệm, một bộ phận cảnh sát phấn khích, thậm chí chỉ chờ nổ súng vào đám đông người biểu tình.

Về cuộc họp báo của tầng lãnh đạo trong lực lượng cảnh sát vào lúc 4 giờ chiều hàng ngày, duy hộ và bênh vực lực hành vi mất kiểm soát của lực lượng cảnh sát, A Huy tiết lộ, không ít cảnh sát viên được lãnh đạo cấp cao ủng hộ, khiến họ ngày càng mạnh bạo, anh ít khi xem nội dung các cuộc họp báo, nhưng các đồng nghiệp với nhau thường chia sẻ những câu hỏi và trả lời trên WhatsApp khiến anh cảm thấy phản cảm.

Tuy nhiên A Huy cũng nhấn mạnh, việc cảnh sát lạm quyền bắt bớ, những tổn thương mà họ gây ra cho người dân không cách nào phai mờ, cũng không được người dân lượng thứ, “phong trào cuối cùng sẽ có một ngày kết thúc, đến lúc đó chắc chắn sẽ có cảnh sát bị chế tài, nếu không chế tài, tin rằng xã hội sẽ không chấp nhận kiểu kết thúc này”.

Tri Thức