PDA

View Full Version : Sinh viên Mỹ trả nợ học phí bằng cách kiếm tiền trên YouTube và TikTok



duyanh
12-29-2019, 02:30 PM
Sinh viên Mỹ trả nợ học phí bằng cách kiếm tiền trên YouTube và TikTok




https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/12/NVT-sinh-vien-kiem-tien-YouTube-TikTok-696x418.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/12/NVT-sinh-vien-kiem-tien-YouTube-TikTok-696x418.jpg)

Làm video cho YouTube hay TikTok là cách giúp sinh viên có thêm tiền để trả nợ học phí. (Hình minh họa: ciquk.org)

Vì nợ học phí quá cao, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp phải dựa vào các mạng xã hội như YouTube và TikTok để trả nợ.

Theo US News & World Report, cô Lacy Young là một trong những sinh viên đó. Cô tốt nghiệp năm 2018, lấy bằng cử nhân Anh Ngữ và triết học, nhưng nợ học phí đến $100,000. Chính vì vậy, cô phải làm nhiều video và đăng lên YouTube để kiếm thêm tiền. Hiện nay, “kênh” YouTube của cô có khoảng 7,000 người ghi danh hay “subscriber” và có tổng cộng hơn 380,000 lượt xem.

Video được nhiều người xem nhất của cô Young có đến 160,000 lượt xem và cô chia sẻ về tình cảnh nợ nần của mình, từ nợ học phí đến nợ thẻ tín dụng.

Cô khuyên những sinh viên mới tốt nghiệp: “Các bạn nên làm video về những thứ mình hiểu nhiều nhất. Tôi kể chuyện của mình cho người khác nghe và thành công được phần nào.”

Theo báo cáo năm 2018 của US News, học phí đại học trung bình của Hoa Kỳ ngày càng tăng và sinh viên mắc nợ sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, việc làm video để kiếm tiền trên YouTube và TikTok đang thu hút giới trẻ.

YouTube được thành lập từ năm 2005 và rất thành công từ lúc đó. Trong khi đó, TikTok là một “app” trên điện thoại, đang thành công trong năm 2019.

Nhờ YouTube, cô Young kiếm được thêm $800/tháng và đã trả hết được nợ thẻ tín dụng. Cô hy vọng sẽ sớm trả hết nợ học phí.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/12/NVT-sinh-vien-kiem-tien-YouTube-TikTok-2.jpg

Cô Lacy Young, một sinh viên kiếm tiền bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình trên YouTube. (Hình: YouTube)

Một sinh viên khác đang dựa vào YouTube và TikTok để trả nợ là anh Ben Leavitt. Ban đầu, anh mở “kênh” YouTube chỉ để kiếm thêm tiền, nhưng cho rằng bắt đầu thành công vì nói những thứ anh hiểu biết nhiều nhất như mạng xã hội, thương mại vì anh từng học những điều này.

Nhờ YouTube, anh Leavitt thu hút được nhiều công ty bảo trợ và họ nhờ anh nói về các sản phẩm của họ.

Anh nợ khoảng $25,000 tiền học phí, nhưng bắt đầu làm video cho YouTube và trả nợ từ từ lúc còn đi học và không còn nợ nữa khi ra trường.

Để kiếm được tiền trên YouTube, một kênh phải có hơn 1,000 “subscriber” và số giờ được xem phải hơn 4,000 giờ trong vòng 12 tháng. Những người làm video có thể kiếm được tiền bằng cách hợp tác với công ty quảng cáo Google AdSense và nhận được một phần tiền quảng cáo. Tuy vậy, những “YouTuber” lâu năm khuyên những người mới làm nên tìm nhiều nguồn quảng cáo để thu nhập nhiều hơn.

Anh Leavitt cho hay vì có nhiều nguồn quảng cáo, anh kiếm được từ $500 đến $600 mỗi tháng trên YouTube trong lúc còn đi học và kiếm được nhiều hơn sau khi ra trường.

Cô Young thì cho rằng hợp tác với những công ty khác ngoài Google AdSense có bất lợi vì không ổn định và YouTube ngày càng kiểm tra những video có thể kiếm tiền nghiêm ngặt hơn.

Ngoài quảng cáo ra, các “YouTuber” có thể dùng Patreon để những người hâm mộ có thể ủng hộ tiền thẳng cho họ. Những người hâm mộ này có thể được xem những đoạn video đặc biệt, chỉ có mình họ mới được xem.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/12/NVT-sinh-vien-kiem-tien-YouTube-TikTok-3.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/12/NVT-sinh-vien-kiem-tien-YouTube-TikTok-3.jpg)

Anh Ben Leavitt, kiếm tiền trên YouTube bằng cách chia sẻ kiến thức thương mại và mạng xã hội. (Hình: YouTube)

TikTok là một “app” để chia sẻ hình ảnh hay video tương tự như Instagram và kiếm tiền ở đây khó hơn YouTube. Những người làm video cho TikTok phải tìm các công ty và kiếm tiền nhờ quảng cáo sản phẩm của họ.

Bác Sĩ Danielle Jones, chủ của “kênh” Mama Doctor Jones, khuyên những sinh viên muốn kiếm tiền bằng YouTube nên cẩn thận vì cần nhiều thời gian mới thành công được. Bà kể từng nợ học phí trường y, nhưng mở “kênh” YouTube không phải để kiếm tiền, mà là để chia sẻ kiến thức với khán giả.

“Trong những tháng đầu tiên, tôi dành rất nhiều tiền bạc và thời gian để phát triển ‘kênh’ YouTube của mình. Đây là một nơi giúp nhiều người kiếm tiền, nhưng phải tốn nhiều thời gian và công sức như đi làm toàn thời gian,” bà Jones nói.

Kiếm tiền bằng YouTube và TikTok có nhiều lợi thế, nhưng có một tác hại nếu làm trong lúc còn đi học là bị giảm trợ cấp học phí vì tiền kiếm qua hai mạng xã hội đó được coi như tiền lương.



(TL)Người Việt