giavui
12-29-2019, 03:10 AM
Câu chuyện cảm động: Cuộc “chạm trán” diệu kỳ đêm Giáng sinh
Câu chuyện có thật về một phút đình chiến kỳ diệu đêm Giáng sinh, nói lên tình người và niềm tin khát khao cuộc sống thiện lương, dù cả hai đều là kẻ thù không đội trời chung…
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/MJFRDN-20171225-cau-chuyen-cam-dong-cuoc-tram-chan-dieu-ky-dem-giang-sinh.jpg
Quân đội Đức và Mỹ trong Thế chiến II. (Ảnh: Imgur)
Sau khi đổ bộ thành công vào Normandie, quân Ðồng minh chiếm được lợi thế và dần đẩy lui quân Ðức ra khỏi Tây Âu. Khi đến sát biên giới Ðức, quân Ðồng minh tái bố trí lực lượng, chờ tiếp vận và đặt kế hoạch cho bước kế tiếp. Quân đội Mỹ cho rằng xuyên dãy rừng Ardennes là bất khả thi đối với các chiến xa Panzer và các trọng pháo tấn công, nên chỉ cho một đội lính nhỏ tuần tra bìa rừng đó.
Ngoài tiên liệu của Mỹ, lợi dụng trời bão tuyết mịt mù che khuất tầm nhìn của các máy bay tuần tra, Hitler đã âm thầm mở một cuộc phản công bất ngờ phá thủng trận tuyến của Ðồng Minh, nhằm cắt đôi lực lượng quân Anh, chiếm lại Antwerp (Bỉ) và sau đó bọc hậu bao vây 4 quân đoàn của khối Ðồng minh nhằm lấy lại thế thượng phong.
250 ngàn lính Ðức cùng hơn 1.800 xe tăng Panzer thiện chiến, 2000 đại pháo bí mật xuyên qua rừng núi Ardennes. Bắt đầu mờ sáng ngày 16/12/1944 đạn pháo từ trong rừng rậm trút xuống như sấm sét, theo sau là các xe tăng Panzer tung ra nhanh như chớp.
Cả hai bên đều tổn thất nặng nề, sau đó quân đội Đồng minh giành được thế thượng phong, phản công tiến sâu vào nước Ðức. Và câu chuyện đình chiến của một đêm Giáng sinh năm ấy xảy ra ở một ngôi nhà nhỏ nằm heo hút trong rừng núi Ardennes.
Câu chuyện bắt đầu vào thời điểm mà trận chiến đang diễn ra kịch liệt nhất. Tại bìa rừng Hurtgen gần biên giới Bỉ, có hai mẹ con nhà nọ, đứa bé trai 12 tuổi tên là Fritz, người mẹ tên là Elisabeth Vincken. Gia đình họ vốn ở thành phố Aschen, phía Tây nước Ðức sát biên giới Bỉ và Hà Lan, nhưng khi máy bay quân Ðồng minh thả bom họ phải sơ tán và ở tạm trong một nhà gỗ nhỏ dùng cho săn bắn. Tuy ngôi nhà gỗ này ở gần nơi giao chiến, tiếng súng pháo vẫn có thể nghe thấy rõ ràng, nhưng vì ở trong rừng rậm nên có thể coi là an toàn.
Vào ngày Giáng sinh, hai mẹ con rất mong người chồng, người cha đang công tác trên thị trấn về nhà đoàn tụ. Elisabeth đã nuôi một con gà trống thật to, đợi chồng về sẽ làm tiệc mừng bữa cơm đoàn viên. Tuy nhiên, vì cha của Fritz đang phải nhận lệnh triệu tập vào đội phòng cháy chữa cháy, hơn nữa tuyết lại đang rơi dày đặc, cơ hội trở về nhà là rất thấp.
Đột nhiên, bên ngoài có tiếng gõ cửa, cậu bé Fritz cho rằng cha đã về nên chạy vội ra mở cửa, nhưng Elisabeth nhanh chóng ngăn lại, thổi tắt nến rồi đi ra mở cửa.
Trong ánh sáng mờ, bà nhìn thấy hai binh sĩ đội mũ sắt đang đứng ngoài cửa, phía sau lưng họ là một người thứ ba nằm trên mặt đất trông như đã chết. Một binh sĩ nói gì đó nhưng bà không cách nào hiểu được, cuối cùng họ liên tục chỉ vào người đang nằm trên tuyết. Elisabeth ý thức được rằng họ chính là lính Mỹ, kẻ địch của nước Đức.
3 người này vốn là lính Mỹ, đi lạc trong gió tuyết, bọn họ một mặt né tránh quân Đức truy kích, một mặt lo tìm kiếm trận địa của quân mình, đã quanh quẩn trong rừng rậm suốt 3 ngày ba đêm, đói khổ lạnh lẽo, trên người đầy tổn thương do giá rét.
Một người trong nhóm đã bị trúng đạn vào đùi chảy rất nhiều máu, có thể sống sót hay không còn chưa biết. Bọn họ một người cầm súng ngắn, người kia cầm súng trường, họ có thể đập cửa xông vào nhà, nhưng họ lại lễ phép mà gõ cửa xin vào ngủ lại.
Elisabeth tuy nghe không hiểu đối phương nói gì nhưng bà đoán biết được ý tứ của họ. Bà vẫn không nhúc nhích gì, chỉ đứng trước cửa ra vào nghe người lính Mỹ khẩn cầu. Sau một lúc im lặng, Elisabeth đã mời họ vào nhà. Bà bố trí cho binh sĩ bị thương nằm trên giường của Fritz, xé ga giường để băng bó vết thương cho anh ta.
Video: Phút đình chiến kỳ diệu đêm Giáng sinh
https://www.youtube.com/watch?v=cHQt8ClddTQ&feature=emb_logo
Trà nóng được mang ra, bà sai cậu bé lấy 6 củ khoai tây để chế biến món ăn và nướng con gà giống Hermann để đãi tiệc Giáng sinh. Cùng lúc đó, Elisabeth phát hiện bà có thể dùng tiếng Pháp để nói chuyện với một binh lính Mỹ, không khí nhanh chóng trở nên hòa dịu.
Trong khi mùi thơm gà nướng bắt đầu đượm trong căn nhà nhỏ, thì có tiếng gõ cửa. Lần này cậu bé nhanh chóng mở cửa, nghĩ rằng sẽ có thêm người Mỹ đi lạc. Thì bất ngờ trước cửa là 4 người lính Ðức.
Thoáng nghe tiếng Ðức, bà mẹ lo sợ, khuôn mặt tái đi. Hình phạt tử hình nếu che giấu và giúp đỡ kẻ thù. Tuy vậy bà vẫn bước ra cửa. Một hạ sĩ Ðức cùng 3 người lính trẻ. Họ trông run rẩy vì rét lạnh. Họ chúc mừng Giáng sinh, nói rằng họ đói, lạnh và xin tá túc.
Bà mẹ bảo rằng họ có thể vào nhà và ăn Giáng sinh với bà, nhưng trong nhà hiện có vài người được xem là thù địch. Những người lính Ðức lập tức thay đổi thái độ, tay đặt lên cò súng. Bà mẹ nhìn thẳng vào thượng sĩ Ðức và nói: “Ðêm nay là đêm Thánh và sẽ không có nổ súng tại đây”. Bà bảo lính Ðức bỏ súng bên ngoài cửa rồi mời vào nhà.
Những người lính Ðức ngần ngại trong chốc lát rồi làm theo lời bà. Cuộc chiến do Hitler khởi đầu đã không kết thúc nhanh chóng như họ tưởng, kết quả xem ra khá mơ hồ và họ vô cùng mệt mỏi. Khi vào bên trong họ thấy bà mẹ cũng buộc 2 người Mỹ buông súng và cất vào góc phòng.
Cả hai phe nhìn vào nhau trong căng thẳng ngượng nghịu phút đầu. Nhưng với sự hiện diện của bà mẹ và cậu bé, mùi thơm của thức ăn và ánh sáng ấm áp từ lò bếp, từ ngọn nến, tất cả lắng xuống và ngồi đối diện nhau quanh bàn gỗ.
Người lính Ðức lấy ra một chai rượu trong khi bà mẹ chuẩn bị dọn bữa, một trong 4 người lính Ðức là học sinh trường Y trước khi nhập ngũ, anh ta xem qua vết thương cho lính Mỹ và bảo rằng dù vết thương không nhiễm trùng nhờ giá lạnh nhưng mất máu nhiều, anh ấy cần ăn và nghỉ ngơi.
Và khi bữa tiệc bắt đầu thì mọi người đều trở nên thân thiện, cởi mở. Gói thuốc Lucky Strike thơm lừng chia đều bên cốc rượu vang, họ hỏi thăm nhau như chưa từng là kẻ thù của ngày hôm qua. Như quên đi đồng phục họ mang trên người, như quên đi những bất đồng ngôn ngữ và chính kiến.
Khi bà mẹ cầu nguyện cám ơn Thượng đế thì những người lính nước mắt lưng tròng. Nửa khuya Giáng sinh, họ cùng bước ra ngoài và nhìn lên bầu trời. Men rượu vang ấm áp và khói thuốc thơm bay quyện lên cao. Các vì sao lấp lánh trên đầu bìa rừng sáng như ngân nhũ trang trí cho ngàn cây thông Noel. Trong lòng họ tràn ngập một “Ðêm Thánh vô cùng”.
Cuộc hưu chiến nhỏ ấy chỉ kéo dài đến sáng ngày mai. Người lính Ðức nhìn vào bản đồ và chỉ đường trở về cho người Mỹ, sau đó còn tặng họ một la bàn. Bà mẹ trao lại vũ khí cho từng người, những người lính bắt tay nhau và chia làm hai hướng. Từ xa xa đã bắt đầu âm vọng tiếng ì ầm của đạn pháo…
Cậu bé Fritz và cha mẹ đã sống sót sau cuộc chiến. Cha mẹ cậu mất vào khoảng thập niên 1960. Cậu lập gia đình và định cư tại Hawaii, mở một tiệm bán bánh ở Kapalama, ngoại ô Honolulu. Trong nhiều năm sau Fritz cố tìm cách liên lạc với những người lính hôm ấy nhưng không được.
Ðến năm 1985, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nghe câu chuyện và nhắc đến nó trong một bài diễn văn tại Berlin, như một minh chứng cho tình người trong ước muốn hòa bình giữa chiến tranh. Tuy vậy phải đợi đến khi chương trình Unsolved Mysteries (Những bí ẩn chưa giải đáp) lên truyền hình, thì người ta mới biết rằng có một người sống ở nhà dưỡng lão Frederick, Maryland, ông đã kể câu chuyện tương tự hàng trăm lần, trong nhiều năm. Các y tá và bệnh nhân cứ ngỡ ông ta hoang tưởng…
Tháng 1/1996, Fritz liền bay đến gặp Ralph Blank, một trong 3 người lính Mỹ hôm ấy giờ đang sống trong khu nhà dưỡng lão. Ông vẫn còn giữ chiếc la bàn và bản đồ. Ralph nói với Fritz rằng mẹ anh ta đã cứu ông. Fritz sau đó dần liên lạc với 2 người Mỹ còn lại, nhưng không hề có tin tức nào từ 4 người lính Ðức.
Fritz mất ngày 8/12/2002, gần 58 năm sau ngày hưu chiến nhỏ ở ngôi làng bìa rừng nọ. Một cuộc hưu chiến nhỏ trong một thế chiến lớn kinh hoàng. Như phép lạ của mùa Giáng sinh.
Tuệ Tâm
Câu chuyện có thật về một phút đình chiến kỳ diệu đêm Giáng sinh, nói lên tình người và niềm tin khát khao cuộc sống thiện lương, dù cả hai đều là kẻ thù không đội trời chung…
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/MJFRDN-20171225-cau-chuyen-cam-dong-cuoc-tram-chan-dieu-ky-dem-giang-sinh.jpg
Quân đội Đức và Mỹ trong Thế chiến II. (Ảnh: Imgur)
Sau khi đổ bộ thành công vào Normandie, quân Ðồng minh chiếm được lợi thế và dần đẩy lui quân Ðức ra khỏi Tây Âu. Khi đến sát biên giới Ðức, quân Ðồng minh tái bố trí lực lượng, chờ tiếp vận và đặt kế hoạch cho bước kế tiếp. Quân đội Mỹ cho rằng xuyên dãy rừng Ardennes là bất khả thi đối với các chiến xa Panzer và các trọng pháo tấn công, nên chỉ cho một đội lính nhỏ tuần tra bìa rừng đó.
Ngoài tiên liệu của Mỹ, lợi dụng trời bão tuyết mịt mù che khuất tầm nhìn của các máy bay tuần tra, Hitler đã âm thầm mở một cuộc phản công bất ngờ phá thủng trận tuyến của Ðồng Minh, nhằm cắt đôi lực lượng quân Anh, chiếm lại Antwerp (Bỉ) và sau đó bọc hậu bao vây 4 quân đoàn của khối Ðồng minh nhằm lấy lại thế thượng phong.
250 ngàn lính Ðức cùng hơn 1.800 xe tăng Panzer thiện chiến, 2000 đại pháo bí mật xuyên qua rừng núi Ardennes. Bắt đầu mờ sáng ngày 16/12/1944 đạn pháo từ trong rừng rậm trút xuống như sấm sét, theo sau là các xe tăng Panzer tung ra nhanh như chớp.
Cả hai bên đều tổn thất nặng nề, sau đó quân đội Đồng minh giành được thế thượng phong, phản công tiến sâu vào nước Ðức. Và câu chuyện đình chiến của một đêm Giáng sinh năm ấy xảy ra ở một ngôi nhà nhỏ nằm heo hút trong rừng núi Ardennes.
Câu chuyện bắt đầu vào thời điểm mà trận chiến đang diễn ra kịch liệt nhất. Tại bìa rừng Hurtgen gần biên giới Bỉ, có hai mẹ con nhà nọ, đứa bé trai 12 tuổi tên là Fritz, người mẹ tên là Elisabeth Vincken. Gia đình họ vốn ở thành phố Aschen, phía Tây nước Ðức sát biên giới Bỉ và Hà Lan, nhưng khi máy bay quân Ðồng minh thả bom họ phải sơ tán và ở tạm trong một nhà gỗ nhỏ dùng cho săn bắn. Tuy ngôi nhà gỗ này ở gần nơi giao chiến, tiếng súng pháo vẫn có thể nghe thấy rõ ràng, nhưng vì ở trong rừng rậm nên có thể coi là an toàn.
Vào ngày Giáng sinh, hai mẹ con rất mong người chồng, người cha đang công tác trên thị trấn về nhà đoàn tụ. Elisabeth đã nuôi một con gà trống thật to, đợi chồng về sẽ làm tiệc mừng bữa cơm đoàn viên. Tuy nhiên, vì cha của Fritz đang phải nhận lệnh triệu tập vào đội phòng cháy chữa cháy, hơn nữa tuyết lại đang rơi dày đặc, cơ hội trở về nhà là rất thấp.
Đột nhiên, bên ngoài có tiếng gõ cửa, cậu bé Fritz cho rằng cha đã về nên chạy vội ra mở cửa, nhưng Elisabeth nhanh chóng ngăn lại, thổi tắt nến rồi đi ra mở cửa.
Trong ánh sáng mờ, bà nhìn thấy hai binh sĩ đội mũ sắt đang đứng ngoài cửa, phía sau lưng họ là một người thứ ba nằm trên mặt đất trông như đã chết. Một binh sĩ nói gì đó nhưng bà không cách nào hiểu được, cuối cùng họ liên tục chỉ vào người đang nằm trên tuyết. Elisabeth ý thức được rằng họ chính là lính Mỹ, kẻ địch của nước Đức.
3 người này vốn là lính Mỹ, đi lạc trong gió tuyết, bọn họ một mặt né tránh quân Đức truy kích, một mặt lo tìm kiếm trận địa của quân mình, đã quanh quẩn trong rừng rậm suốt 3 ngày ba đêm, đói khổ lạnh lẽo, trên người đầy tổn thương do giá rét.
Một người trong nhóm đã bị trúng đạn vào đùi chảy rất nhiều máu, có thể sống sót hay không còn chưa biết. Bọn họ một người cầm súng ngắn, người kia cầm súng trường, họ có thể đập cửa xông vào nhà, nhưng họ lại lễ phép mà gõ cửa xin vào ngủ lại.
Elisabeth tuy nghe không hiểu đối phương nói gì nhưng bà đoán biết được ý tứ của họ. Bà vẫn không nhúc nhích gì, chỉ đứng trước cửa ra vào nghe người lính Mỹ khẩn cầu. Sau một lúc im lặng, Elisabeth đã mời họ vào nhà. Bà bố trí cho binh sĩ bị thương nằm trên giường của Fritz, xé ga giường để băng bó vết thương cho anh ta.
Video: Phút đình chiến kỳ diệu đêm Giáng sinh
https://www.youtube.com/watch?v=cHQt8ClddTQ&feature=emb_logo
Trà nóng được mang ra, bà sai cậu bé lấy 6 củ khoai tây để chế biến món ăn và nướng con gà giống Hermann để đãi tiệc Giáng sinh. Cùng lúc đó, Elisabeth phát hiện bà có thể dùng tiếng Pháp để nói chuyện với một binh lính Mỹ, không khí nhanh chóng trở nên hòa dịu.
Trong khi mùi thơm gà nướng bắt đầu đượm trong căn nhà nhỏ, thì có tiếng gõ cửa. Lần này cậu bé nhanh chóng mở cửa, nghĩ rằng sẽ có thêm người Mỹ đi lạc. Thì bất ngờ trước cửa là 4 người lính Ðức.
Thoáng nghe tiếng Ðức, bà mẹ lo sợ, khuôn mặt tái đi. Hình phạt tử hình nếu che giấu và giúp đỡ kẻ thù. Tuy vậy bà vẫn bước ra cửa. Một hạ sĩ Ðức cùng 3 người lính trẻ. Họ trông run rẩy vì rét lạnh. Họ chúc mừng Giáng sinh, nói rằng họ đói, lạnh và xin tá túc.
Bà mẹ bảo rằng họ có thể vào nhà và ăn Giáng sinh với bà, nhưng trong nhà hiện có vài người được xem là thù địch. Những người lính Ðức lập tức thay đổi thái độ, tay đặt lên cò súng. Bà mẹ nhìn thẳng vào thượng sĩ Ðức và nói: “Ðêm nay là đêm Thánh và sẽ không có nổ súng tại đây”. Bà bảo lính Ðức bỏ súng bên ngoài cửa rồi mời vào nhà.
Những người lính Ðức ngần ngại trong chốc lát rồi làm theo lời bà. Cuộc chiến do Hitler khởi đầu đã không kết thúc nhanh chóng như họ tưởng, kết quả xem ra khá mơ hồ và họ vô cùng mệt mỏi. Khi vào bên trong họ thấy bà mẹ cũng buộc 2 người Mỹ buông súng và cất vào góc phòng.
Cả hai phe nhìn vào nhau trong căng thẳng ngượng nghịu phút đầu. Nhưng với sự hiện diện của bà mẹ và cậu bé, mùi thơm của thức ăn và ánh sáng ấm áp từ lò bếp, từ ngọn nến, tất cả lắng xuống và ngồi đối diện nhau quanh bàn gỗ.
Người lính Ðức lấy ra một chai rượu trong khi bà mẹ chuẩn bị dọn bữa, một trong 4 người lính Ðức là học sinh trường Y trước khi nhập ngũ, anh ta xem qua vết thương cho lính Mỹ và bảo rằng dù vết thương không nhiễm trùng nhờ giá lạnh nhưng mất máu nhiều, anh ấy cần ăn và nghỉ ngơi.
Và khi bữa tiệc bắt đầu thì mọi người đều trở nên thân thiện, cởi mở. Gói thuốc Lucky Strike thơm lừng chia đều bên cốc rượu vang, họ hỏi thăm nhau như chưa từng là kẻ thù của ngày hôm qua. Như quên đi đồng phục họ mang trên người, như quên đi những bất đồng ngôn ngữ và chính kiến.
Khi bà mẹ cầu nguyện cám ơn Thượng đế thì những người lính nước mắt lưng tròng. Nửa khuya Giáng sinh, họ cùng bước ra ngoài và nhìn lên bầu trời. Men rượu vang ấm áp và khói thuốc thơm bay quyện lên cao. Các vì sao lấp lánh trên đầu bìa rừng sáng như ngân nhũ trang trí cho ngàn cây thông Noel. Trong lòng họ tràn ngập một “Ðêm Thánh vô cùng”.
Cuộc hưu chiến nhỏ ấy chỉ kéo dài đến sáng ngày mai. Người lính Ðức nhìn vào bản đồ và chỉ đường trở về cho người Mỹ, sau đó còn tặng họ một la bàn. Bà mẹ trao lại vũ khí cho từng người, những người lính bắt tay nhau và chia làm hai hướng. Từ xa xa đã bắt đầu âm vọng tiếng ì ầm của đạn pháo…
Cậu bé Fritz và cha mẹ đã sống sót sau cuộc chiến. Cha mẹ cậu mất vào khoảng thập niên 1960. Cậu lập gia đình và định cư tại Hawaii, mở một tiệm bán bánh ở Kapalama, ngoại ô Honolulu. Trong nhiều năm sau Fritz cố tìm cách liên lạc với những người lính hôm ấy nhưng không được.
Ðến năm 1985, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nghe câu chuyện và nhắc đến nó trong một bài diễn văn tại Berlin, như một minh chứng cho tình người trong ước muốn hòa bình giữa chiến tranh. Tuy vậy phải đợi đến khi chương trình Unsolved Mysteries (Những bí ẩn chưa giải đáp) lên truyền hình, thì người ta mới biết rằng có một người sống ở nhà dưỡng lão Frederick, Maryland, ông đã kể câu chuyện tương tự hàng trăm lần, trong nhiều năm. Các y tá và bệnh nhân cứ ngỡ ông ta hoang tưởng…
Tháng 1/1996, Fritz liền bay đến gặp Ralph Blank, một trong 3 người lính Mỹ hôm ấy giờ đang sống trong khu nhà dưỡng lão. Ông vẫn còn giữ chiếc la bàn và bản đồ. Ralph nói với Fritz rằng mẹ anh ta đã cứu ông. Fritz sau đó dần liên lạc với 2 người Mỹ còn lại, nhưng không hề có tin tức nào từ 4 người lính Ðức.
Fritz mất ngày 8/12/2002, gần 58 năm sau ngày hưu chiến nhỏ ở ngôi làng bìa rừng nọ. Một cuộc hưu chiến nhỏ trong một thế chiến lớn kinh hoàng. Như phép lạ của mùa Giáng sinh.
Tuệ Tâm