sophienguyen
12-25-2019, 02:42 AM
Sản phẩm “Made in China” và những bức thư cầu cứu từ nhà tù, trại lao động ở Trung Quốc
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/thu-tu-ma-tam-gia.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/thu-tu-ma-tam-gia.jpg)
Ông Tôn Nghị mạo hiểm viết thư cầu cứu trong tù (ảnh: Trích cảnh minh họa trong phim "Lá thư từ Mã Tam Gia").
Ở nơi nào đó phía bên kia đại dương xa xôi, những lá thư cầu cứu được giấu trong các món quà “Made in China”. Nội dung thư là câu chuyện về số phận của hàng chục ngàn người đang phải đối diện với nạn cưỡng bức lao động hoặc tra tấn, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Bức thư chấn động từ Trại lao động Mã Tam Gia
Lễ Haloween năm 2012, cô Julie Keith, một người tiêu dùng Mỹ đã chuẩn bị cho con gái món quà là tấm bia mộ đồ chơi “Made in China”, mua từ siêu thị Kmart.
Khi cô bé bóc quà, đột ngột, một mảnh giấy rơi ra… Keith hơi ngạc nhiên khi thấy trên đó là những hàng chữ viết tay bằng 2 thứ tiếng – Anh và Trung:
Thưa ngài:
Nếu quý ngài tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư tới Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng nghìn người ở đây đang chịu sự đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ mãi biết ơn ngài.
Và cô càng sửng sốt hơn khi tiếp tục đọc được thông tin trong thư:
https://tinnhanh.dkn.tv/tintuc/wp-content/uploads/-000/1/falun-gong-la-thu-cau-cuu.jpg (https://tinnhanh.dkn.tv/tintuc/wp-content/uploads/-000/1/falun-gong-la-thu-cau-cuu.jpg)
Bức thư gửi đi từ trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (ảnh: Julie Keith / Facebook).
Bức thư viết tiếp:
“Sản phẩm này được sản xuất ở tổ 8 phòng 2 trại tập trung Mã Tam Gia, Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc. Người làm ở đây phải lao động 15 giờ mỗi ngày, không được nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật hay bất cứ ngày lễ nào. Nếu không, họ phải chịu đựng những khổ hình (đánh đập và chửi bới), và hầu như không có tiền công (chỉ nhận 10 nhân dân tệ/tháng [khoảng 33.000 VNĐ])
Người làm ở đây trung bình bị phạt 1-3 năm, nhưng không hề có bất kỳ phán quyết của tòa án (bỏ tù trái pháp luật). Rất nhiều trong số họ là học viên Pháp Luân Công, những người hoàn toàn vô tội, nhưng chỉ vì có tín ngưỡng khác với quan điểm của ĐCSTQ mà họ thường phải chịu nhiều cực hình hơn những người khác”.
Quá sốc với nội dung được viết trong bức thư, Julie lên mạng tìm kiếm từ khóa “Mã Tam Gia”. Cô kinh hãi khi đọc được thông tin về những trường hợp bị tra tấn tàn bạo và bắt lao động khổ sai trong trại cải tạo này.
“Dường như những gì họ viết trong đó là sự thật”, Julie kể lại.
Ông Tôn Nghị, người đã viết lá thư cầu cứu, đã trốn thoát khỏi Trung Quốc và có cơ hội gặp cô Julie Keith tại Jakarta, Indonesia (ảnh: Julie Keith/Facebook).
Cô đăng tải bức thư lên mạng xã hội Facebook và tìm cách kết nối với tổ chức nhân quyền. Vì gặp một số khó khăn, Julie không thể liên hệ được với tổ chức này, nhưng thật may mắn cô đã liên lạc được với một tờ báo địa phương. Bức thư nhanh chóng gây được sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới.
Dưới sức ép của truyền thông quốc tế, câu chuyện của Julie trở thành hiện tượng trên khắp toàn cầu và gây ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc, hàng loạt trại cải tạo lao động bị đóng cửa, bao gồm cả Mã Tam Gia – nơi sản xuất ra chiếc bia mộ “kỳ lạ” kia.
Lấy cảm hứng từ bức thư vượt đại dương, sau đó nhà làm phim gốc Trung Quốc, Leon Lee, đã chuyển câu chuyện có thật này thành phim tài liệu mang tên “Thư từ Mã Tam Gia”.
Để thực hiện bộ phim này, Leon đã rất cố gắng mới có thể liên lạc với ông Tôn Nghị (người đã viết thư, lúc đó ông còn ở Trung Quốc). Ông Tôn cùng một người bạn đồng hành đã thực hiện những thước phim ngay tại Trung Quốc, ghi lại quá trình ông Tôn bắt đầu tập luyện môn khí công Pháp Luân Công; việc môn khí công này bị đàn áp tàn bạo tại Trung Quốc; những màn tra tấn địa ngục mà ông Tôn đã phải trải qua trong trại lao động; cùng quá trình ông giấu 20 bức thư cầu cứu vào các hộp quà Halloween, những hộp quà mà ông hy vọng sẽ tới thế giới phương Tây, vì chúng được đóng gói bằng tiếng Anh.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/08/hoc-vien-phap-luan-cong.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/08/hoc-vien-phap-luan-cong.jpg)
Ông Tôn Nghị (trái) và đạo diễn Leon Lee (phải) gặp nhau ngoài đời thật sau hơn 1 năm cộng tác (ảnh: The globe and mail).
Cô đăng tải bức thư lên mạng xã hội Facebook và tìm cách kết nối với tổ chức nhân quyền. Vì gặp một số khó khăn, Julie không thể liên hệ được với tổ chức này, nhưng thật may mắn cô đã liên lạc được với một tờ báo địa phương. Bức thư nhanh chóng gây được sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới.
Dưới sức ép của truyền thông quốc tế, câu chuyện của Julie trở thành hiện tượng trên khắp toàn cầu và gây ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc, hàng loạt trại cải tạo lao động bị đóng cửa, bao gồm cả Mã Tam Gia – nơi sản xuất ra chiếc bia mộ “kỳ lạ” kia.
Lấy cảm hứng từ bức thư vượt đại dương, sau đó nhà làm phim gốc Trung Quốc, Leon Lee, đã chuyển câu chuyện có thật này thành phim tài liệu mang tên “Thư từ Mã Tam Gia”.
Để thực hiện bộ phim này, Leon đã rất cố gắng mới có thể liên lạc với ông Tôn Nghị (người đã viết thư, lúc đó ông còn ở Trung Quốc). Ông Tôn cùng một người bạn đồng hành đã thực hiện những thước phim ngay tại Trung Quốc, ghi lại quá trình ông Tôn bắt đầu tập luyện môn khí công Pháp Luân Công; việc môn khí công này bị đàn áp tàn bạo tại Trung Quốc; những màn tra tấn địa ngục mà ông Tôn đã phải trải qua trong trại lao động; cùng quá trình ông giấu 20 bức thư cầu cứu vào các hộp quà Halloween, những hộp quà mà ông hy vọng sẽ tới thế giới phương Tây, vì chúng được đóng gói bằng tiếng Anh.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/gap-nhau.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/gap-nhau.jpg)
Ông Tôn Nghị (trái) và đạo diễn Leon Lee (phải) gặp nhau ngoài đời thật sau hơn 1 năm cộng tác (ảnh: The globe and mail).
Tháng 9/2018, bộ phim “Thư từ Mã Tam Gia” được công chiếu. Tháng 11/2018, bộ phim giành giải Thuyền Bạc của liên hoan phim Cambridge, Anh quốc. Ngoài ra, sau khi được công chiếu, bộ phim gây được tiếng vang tại nhiều nơi trên thế giới như đài truyền hình NHK Nhật Bản, Liên hoan phim quốc tế St. Louis, Liên hoan phim Portland, Liên hoan phim Liên Hiệp Quốc, New York và Bỉ.
Thư cầu cứu trong thiệp Giáng sinh từ nhà tù Trung Quốc
Theo NTD, mới đây cô bé 6 tuổi Florence Verdicom, sống ở Tooting, phía nam thành phố London, Anh đã mua một hộp thiệp giáng sinh từ thiện ở siêu thị Tesco. Cô bé rất ngạc nhiên khi phát hiện có một tấm thiệp trong đó đã được sử dụng, trên đó viết một lá thư cầu cứu.
Nội dung trong thiệp viết: “Chúng tôi là tù nhân nước ngoài tại nhà tù Thanh Phố, Thượng Hải, Trung Quốc. Chúng tôi bị cưỡng bức làm việc trái với mong muốn của mình. Xin hãy giúp chúng tôi và thông báo cho các tổ chức nhân quyền. Vui lòng liên hệ với Peter Humphrey. Chúc Giáng sinh vui vẻ!”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/la-thu.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/la-thu.jpg)
Thông điệp viết tay được bé gái sáu tuổi Florence phát hiện (ảnh: BBC).
Theo BBC, Tesco cho biết họ đã rất “sốc” trước báo cáo trên, sau đó bình luận rằng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép tồn tại các sản phẩm được làm bởi các tù nhân trong chuỗi cung ứng của chúng tôi”.
Siêu thị cho biết họ sẽ loại bỏ nhà cung ứng thiệp Giáng Sinh, Công ty In ấn Chiết Giang Vân Quang, nếu công ty này được xác nhận là đã sử dụng lao động trong tù.
Trong lá thư cầu cứu có nhắc tới ông Peter Humphrey, là người cũng từng bị giam tại nhà tù Thanh Phố, Thượng Hải. Ông là người Anh, từng làm nhà báo và điều tra viên về gian lận doanh nghiệp. Sau khi được phóng thích trở về Anh, ông đã đưa ra một bài viết mô tả về sự đối xử tàn bạo mà ông phải chịu trong khi ở tù từ năm 2014-2015. Trong bài viết, ông có đề cập tới việc bị ép buộc phải làm việc, chế tạo các sản phẩm thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Bài viết của ông đã gây sự chú ý trong cộng đồng quốc tế.
Ông Peter Humphrey cho biết: “Tôi đã bị giam ở Thượng Hải trong hai năm từ 2013-2015, và chín tháng cuối cùng tôi bị giam ở trong nhà tù Thanh Phố này. Bức thư cầu cứu được tìm thấy kia đến từ chính nhà tù này. Vì vậy, nó được viết bởi một số các bạn tù của tôi, những người vẫn đang thụ án”.
Đó chỉ là hai trong số nhiều lá thư cầu cứu được gửi đi từ những nhà tù, trại lao động ở Trung Quốc. Tôn Nghị cho biết ông đã viết 20 bức thư, nhưng chỉ có một bức được công bố. Nếu những người như Keith hoặc gia đình cô bé Florence không lên tiếng, có lẽ hàng chục nghìn người vẫn đang bị tra tấn, ép buộc lao động cưỡng bức tại Trung Quốc trong khi chính quyền này che giấu những hành động sai trái của mình với thế giới.
Ngọc Mai (TH)
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/thu-tu-ma-tam-gia.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/thu-tu-ma-tam-gia.jpg)
Ông Tôn Nghị mạo hiểm viết thư cầu cứu trong tù (ảnh: Trích cảnh minh họa trong phim "Lá thư từ Mã Tam Gia").
Ở nơi nào đó phía bên kia đại dương xa xôi, những lá thư cầu cứu được giấu trong các món quà “Made in China”. Nội dung thư là câu chuyện về số phận của hàng chục ngàn người đang phải đối diện với nạn cưỡng bức lao động hoặc tra tấn, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Bức thư chấn động từ Trại lao động Mã Tam Gia
Lễ Haloween năm 2012, cô Julie Keith, một người tiêu dùng Mỹ đã chuẩn bị cho con gái món quà là tấm bia mộ đồ chơi “Made in China”, mua từ siêu thị Kmart.
Khi cô bé bóc quà, đột ngột, một mảnh giấy rơi ra… Keith hơi ngạc nhiên khi thấy trên đó là những hàng chữ viết tay bằng 2 thứ tiếng – Anh và Trung:
Thưa ngài:
Nếu quý ngài tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư tới Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng nghìn người ở đây đang chịu sự đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ mãi biết ơn ngài.
Và cô càng sửng sốt hơn khi tiếp tục đọc được thông tin trong thư:
https://tinnhanh.dkn.tv/tintuc/wp-content/uploads/-000/1/falun-gong-la-thu-cau-cuu.jpg (https://tinnhanh.dkn.tv/tintuc/wp-content/uploads/-000/1/falun-gong-la-thu-cau-cuu.jpg)
Bức thư gửi đi từ trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (ảnh: Julie Keith / Facebook).
Bức thư viết tiếp:
“Sản phẩm này được sản xuất ở tổ 8 phòng 2 trại tập trung Mã Tam Gia, Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc. Người làm ở đây phải lao động 15 giờ mỗi ngày, không được nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật hay bất cứ ngày lễ nào. Nếu không, họ phải chịu đựng những khổ hình (đánh đập và chửi bới), và hầu như không có tiền công (chỉ nhận 10 nhân dân tệ/tháng [khoảng 33.000 VNĐ])
Người làm ở đây trung bình bị phạt 1-3 năm, nhưng không hề có bất kỳ phán quyết của tòa án (bỏ tù trái pháp luật). Rất nhiều trong số họ là học viên Pháp Luân Công, những người hoàn toàn vô tội, nhưng chỉ vì có tín ngưỡng khác với quan điểm của ĐCSTQ mà họ thường phải chịu nhiều cực hình hơn những người khác”.
Quá sốc với nội dung được viết trong bức thư, Julie lên mạng tìm kiếm từ khóa “Mã Tam Gia”. Cô kinh hãi khi đọc được thông tin về những trường hợp bị tra tấn tàn bạo và bắt lao động khổ sai trong trại cải tạo này.
“Dường như những gì họ viết trong đó là sự thật”, Julie kể lại.
Ông Tôn Nghị, người đã viết lá thư cầu cứu, đã trốn thoát khỏi Trung Quốc và có cơ hội gặp cô Julie Keith tại Jakarta, Indonesia (ảnh: Julie Keith/Facebook).
Cô đăng tải bức thư lên mạng xã hội Facebook và tìm cách kết nối với tổ chức nhân quyền. Vì gặp một số khó khăn, Julie không thể liên hệ được với tổ chức này, nhưng thật may mắn cô đã liên lạc được với một tờ báo địa phương. Bức thư nhanh chóng gây được sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới.
Dưới sức ép của truyền thông quốc tế, câu chuyện của Julie trở thành hiện tượng trên khắp toàn cầu và gây ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc, hàng loạt trại cải tạo lao động bị đóng cửa, bao gồm cả Mã Tam Gia – nơi sản xuất ra chiếc bia mộ “kỳ lạ” kia.
Lấy cảm hứng từ bức thư vượt đại dương, sau đó nhà làm phim gốc Trung Quốc, Leon Lee, đã chuyển câu chuyện có thật này thành phim tài liệu mang tên “Thư từ Mã Tam Gia”.
Để thực hiện bộ phim này, Leon đã rất cố gắng mới có thể liên lạc với ông Tôn Nghị (người đã viết thư, lúc đó ông còn ở Trung Quốc). Ông Tôn cùng một người bạn đồng hành đã thực hiện những thước phim ngay tại Trung Quốc, ghi lại quá trình ông Tôn bắt đầu tập luyện môn khí công Pháp Luân Công; việc môn khí công này bị đàn áp tàn bạo tại Trung Quốc; những màn tra tấn địa ngục mà ông Tôn đã phải trải qua trong trại lao động; cùng quá trình ông giấu 20 bức thư cầu cứu vào các hộp quà Halloween, những hộp quà mà ông hy vọng sẽ tới thế giới phương Tây, vì chúng được đóng gói bằng tiếng Anh.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/08/hoc-vien-phap-luan-cong.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/08/hoc-vien-phap-luan-cong.jpg)
Ông Tôn Nghị (trái) và đạo diễn Leon Lee (phải) gặp nhau ngoài đời thật sau hơn 1 năm cộng tác (ảnh: The globe and mail).
Cô đăng tải bức thư lên mạng xã hội Facebook và tìm cách kết nối với tổ chức nhân quyền. Vì gặp một số khó khăn, Julie không thể liên hệ được với tổ chức này, nhưng thật may mắn cô đã liên lạc được với một tờ báo địa phương. Bức thư nhanh chóng gây được sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới.
Dưới sức ép của truyền thông quốc tế, câu chuyện của Julie trở thành hiện tượng trên khắp toàn cầu và gây ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc, hàng loạt trại cải tạo lao động bị đóng cửa, bao gồm cả Mã Tam Gia – nơi sản xuất ra chiếc bia mộ “kỳ lạ” kia.
Lấy cảm hứng từ bức thư vượt đại dương, sau đó nhà làm phim gốc Trung Quốc, Leon Lee, đã chuyển câu chuyện có thật này thành phim tài liệu mang tên “Thư từ Mã Tam Gia”.
Để thực hiện bộ phim này, Leon đã rất cố gắng mới có thể liên lạc với ông Tôn Nghị (người đã viết thư, lúc đó ông còn ở Trung Quốc). Ông Tôn cùng một người bạn đồng hành đã thực hiện những thước phim ngay tại Trung Quốc, ghi lại quá trình ông Tôn bắt đầu tập luyện môn khí công Pháp Luân Công; việc môn khí công này bị đàn áp tàn bạo tại Trung Quốc; những màn tra tấn địa ngục mà ông Tôn đã phải trải qua trong trại lao động; cùng quá trình ông giấu 20 bức thư cầu cứu vào các hộp quà Halloween, những hộp quà mà ông hy vọng sẽ tới thế giới phương Tây, vì chúng được đóng gói bằng tiếng Anh.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/gap-nhau.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/gap-nhau.jpg)
Ông Tôn Nghị (trái) và đạo diễn Leon Lee (phải) gặp nhau ngoài đời thật sau hơn 1 năm cộng tác (ảnh: The globe and mail).
Tháng 9/2018, bộ phim “Thư từ Mã Tam Gia” được công chiếu. Tháng 11/2018, bộ phim giành giải Thuyền Bạc của liên hoan phim Cambridge, Anh quốc. Ngoài ra, sau khi được công chiếu, bộ phim gây được tiếng vang tại nhiều nơi trên thế giới như đài truyền hình NHK Nhật Bản, Liên hoan phim quốc tế St. Louis, Liên hoan phim Portland, Liên hoan phim Liên Hiệp Quốc, New York và Bỉ.
Thư cầu cứu trong thiệp Giáng sinh từ nhà tù Trung Quốc
Theo NTD, mới đây cô bé 6 tuổi Florence Verdicom, sống ở Tooting, phía nam thành phố London, Anh đã mua một hộp thiệp giáng sinh từ thiện ở siêu thị Tesco. Cô bé rất ngạc nhiên khi phát hiện có một tấm thiệp trong đó đã được sử dụng, trên đó viết một lá thư cầu cứu.
Nội dung trong thiệp viết: “Chúng tôi là tù nhân nước ngoài tại nhà tù Thanh Phố, Thượng Hải, Trung Quốc. Chúng tôi bị cưỡng bức làm việc trái với mong muốn của mình. Xin hãy giúp chúng tôi và thông báo cho các tổ chức nhân quyền. Vui lòng liên hệ với Peter Humphrey. Chúc Giáng sinh vui vẻ!”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/la-thu.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/12/la-thu.jpg)
Thông điệp viết tay được bé gái sáu tuổi Florence phát hiện (ảnh: BBC).
Theo BBC, Tesco cho biết họ đã rất “sốc” trước báo cáo trên, sau đó bình luận rằng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép tồn tại các sản phẩm được làm bởi các tù nhân trong chuỗi cung ứng của chúng tôi”.
Siêu thị cho biết họ sẽ loại bỏ nhà cung ứng thiệp Giáng Sinh, Công ty In ấn Chiết Giang Vân Quang, nếu công ty này được xác nhận là đã sử dụng lao động trong tù.
Trong lá thư cầu cứu có nhắc tới ông Peter Humphrey, là người cũng từng bị giam tại nhà tù Thanh Phố, Thượng Hải. Ông là người Anh, từng làm nhà báo và điều tra viên về gian lận doanh nghiệp. Sau khi được phóng thích trở về Anh, ông đã đưa ra một bài viết mô tả về sự đối xử tàn bạo mà ông phải chịu trong khi ở tù từ năm 2014-2015. Trong bài viết, ông có đề cập tới việc bị ép buộc phải làm việc, chế tạo các sản phẩm thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Bài viết của ông đã gây sự chú ý trong cộng đồng quốc tế.
Ông Peter Humphrey cho biết: “Tôi đã bị giam ở Thượng Hải trong hai năm từ 2013-2015, và chín tháng cuối cùng tôi bị giam ở trong nhà tù Thanh Phố này. Bức thư cầu cứu được tìm thấy kia đến từ chính nhà tù này. Vì vậy, nó được viết bởi một số các bạn tù của tôi, những người vẫn đang thụ án”.
Đó chỉ là hai trong số nhiều lá thư cầu cứu được gửi đi từ những nhà tù, trại lao động ở Trung Quốc. Tôn Nghị cho biết ông đã viết 20 bức thư, nhưng chỉ có một bức được công bố. Nếu những người như Keith hoặc gia đình cô bé Florence không lên tiếng, có lẽ hàng chục nghìn người vẫn đang bị tra tấn, ép buộc lao động cưỡng bức tại Trung Quốc trong khi chính quyền này che giấu những hành động sai trái của mình với thế giới.
Ngọc Mai (TH)