duyanh
12-21-2019, 02:23 PM
China Daily bị cáo buộc tuyên truyền bất hợp pháp cho ĐCSTQ
Hôm thứ Tư (18/12), phiên bản hải ngoại của cơ quan truyền thông quốc gia Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là China Daily (Nhật báo Trung Quốc), đã bị cơ quan chức năng tại Mỹ cáo cuộc tuyên tuyền cho ĐCSTQ một cách bất hợp pháp, thông tin cho thấy khả năng Chính phủ Mỹ bắt đầu chỉnh đốn truyền thông Đỏ.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/12/china-daily_shutterstock_234273736.jpg
China Daily của ĐCSTQ (Ảnh: Gil C / Shutterstock)
Để gia cố quyền lực cai trị, xưa nay ĐCSTQ luôn tận dụng tối đa hai công cụ là “quản bút và báng súng” (truyền thông và quân đội). Vì con người được chia thành hai phần là thể xác và tâm trí, trong khi tâm trí có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người. “Báng súng” của ĐCSTQ là ám chỉ biện pháp vũ lực đối với thân thể, những ai chống lại có thể bị bộ máy quyền lực áp dụng cách này. “Quản bút” là công cụ truyền thông, ĐCSTQ dùng truyền thông để dần làm thay đổi tâm trí của mọi người, qua đó “lợi dụng” và “kiểm soát” mọi người, nếu mục đích bằng “quản bút” không thành thì có thể dùng “báng súng” để hủy hoại thể xác những ai dám chống đối. Đồng thời “quản bút” lại có thể làm gia tăng sức răn đe của “báng súng”, vì vậy ĐCSTQ luôn nhấn mạnh “cả hai đều phải cứng rắn”.
Hiện nay các nước phương Tây như Mỹ và Úc đang nỗ lực hơn trong ứng phó với loại công cụ nhằm định hình tâm trí mọi người của ĐCSTQ. Trong các scandal gây chú ý như vụ án gián điệp Vương Lập Cường liên quan đến vợ chồng Hướng Tâm (bị cáo buộc đứng đầu hai doanh nghiệp vỏ bọc tại Hồng Kông làm việc cho ĐCSTQ), bê bối Hàn Quốc Du tại Đài Loan… những thông tin đều được tiết lộ trực tiếp qua các phương tiện truyền thông. Chính điều này đã giúp phe dân chủ Hồng Kông giành chiến thắng lớn trong bầu cử Hội đồng quận, làm lu mờ tương lai chính trị của các ứng viên đỏ mà ĐCSTQ cài ở Đài Loan.
Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu. Thời gian huy hoàng của truyền thông thân ĐCSTQ tại Mỹ và phương tây đã đến hồi kết, đòn tấn công đầu hiện nay chính là phiên bản hải ngoại của truyền thông quốc gia ĐCSTQ: China Daily (Nhật báo Trung Quốc).
Hôm thứ Tư (18/12), tờ Ngọn đèn Tự do Washington đã đưa tin, chuyên gia của “Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài” (FARA) của Mỹ cho biết, China Daily không công khai chi phí quảng cáo của họ trên các tờ báo của Mỹ, như vậy là không tuân thủ luật pháp liên bang Mỹ.
Thông tin cho biết, năm 1983, China Daily đã đăng ký đại diện nước ngoài với Bộ Tư pháp Mỹ, nhưng trong các báo cáo nửa năm của họ suốt 29 năm qua đã không tiết lộ mối quan hệ thương mại với các tờ báo của Mỹ. Mãi đến năm 2012 mới bắt đầu cung cấp các báo cáo liên quan cho Bộ Tư pháp Mỹ.
Năm 2018 đã nhận 11,8 triệu đô la Mỹ của ĐCSTQ
Trong bảy năm qua, China Daily đã mua 500 trang in trên 6 tờ báo của Mỹ và đã đặt hơn 700 quảng cáo trực tuyến, những quảng cáo và trang in này trông giống như các bản tin tức thông thường trên truyền thông Mỹ. Các nội dung đều tích cực thúc đẩy quảng bá Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông thuộc cai trị của ĐCSTQ.
Theo luật của Mỹ, các đại diện nước ngoài có thể đặt quảng cáo ở Mỹ, nhưng China Daily không tuân thủ “Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài” trong quy định cung cấp đầy đủ thông tin cho Chính phủ Mỹ về việc mua lại các ấn phẩm của Mỹ, tổ chức này không cung cấp chi tiết về tình hình hoạt động và bản phụ quảng cáo trực tuyến, cũng như một số thiếu sót trong khai báo vi phạm luật liên bang Mỹ.
Dân biểu Cộng hòa Rim Banks, một thành viên của Ủy ban Quân sự Hạ viện, đã yêu cầu bộ phận phân phối không nên phân phối tờ nhật báo Trung Quốc cho văn phòng của các thành viên Quốc hội. Ông lên án các tờ báo Mỹ đánh đổi danh dự bằng phí quảng cáo là “kinh tởm”.
Người phát ngôn của Washington Post cũng xác nhận rằng các trang phụ quảng cáo của Washington Post dành cho China Daily đã tồn tại hơn 30 năm. Kể từ năm 2012, hàng năm China Daily đều quảng cáo trong Washington Post với mục “Quan sát Trung Quốc”. “Quan sát Trung Quốc” là một “sân chơi chuyên gia cao cấp” được China Daily hỗ trợ.
Luật sư Joshua Rosenstein và Freeman của “Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài” đã xem xét báo cáo mới nhất do China Daily đệ trình lên Bộ Tư pháp vào tháng 11, họ phát hiện China Daily vẫn vi phạm luật. Bởi vì báo cáo phân loại tất cả các chi phí thành hai loại mơ hồ: “Tổng chi phí hàng tiêu thụ” và “Chi phí hoạt động”, cách làm này không phù hợp luật pháp Mỹ. Vì theo luật Mỹ thì các chi phí phải được chia nhỏ, liệt kê chi tiết mỗi lần mua quảng cáo đã trả cho tổ chức bán bao nhiêu kinh phí.
Tài chính của China Daily do ĐCSTQ tài trợ thông qua văn phòng của tờ báo này tại Bắc Kinh gửi tới Mỹ, vào năm 2018 đã chuyển số tiền lên tới 11,8 triệu đô la Mỹ. Trở thành tổ chức có kinh phí ngân sách cao thứ 9 trong số các thực thể đã đăng ký FARA. Trong năm 2016 China Daily đã đặt hơn 140 quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Mỹ, lên đến đỉnh điểm trong chi tiêu quảng cáo. Người phát ngôn của Washington Post, New York Times và Washington Daily từ chối tiết lộ số tiền họ đã nhận được từ China Daily trong những năm qua, theo giới chuyên gia quan hệ công chúng ước tính thì các khoản thanh toán phải lên tới hàng triệu đô la Mỹ.
Một công ty yêu cầu giấu tên tiết lộ rằng công ty này đã quảng cáo trên các tổ chức truyền thông nêu trên, theo đó giá của một quảng cáo toàn trang là từ 65.000 đến 120.000 đô la Mỹ.
Ranh giới giữa tự do quảng cáo và truyền thông chân chính
Nhiều bài báo trên China Daily là giới thiệu những thành tựu kinh tế hoặc những điểm thu hút khách du lịch của Trung Quốc, nhưng có nhiều bài viết trực tiếp truyền tải thông tin chính trị. Các bài viết này thường có tuyên bố từ chối trách nhiệm pháp lý, cho biết đây là quảng cáo của thực thể Trung Quốc, nhưng không nêu rõ China Daily thuộc sở hữu của ĐCSTQ.
Một phát ngôn viên của Washington Post lập luận rằng chỉ cần quảng cáo không vi phạm bất kỳ luật nào thì các tờ báo có thể cho các nhà quảng cáo “tự do rộng rãi”.
Nhưng vấn đề là nội dung quảng cáo của China Daily nhiều khi tồn tại cùng với những câu chuyện tin tức thực sự được viết bởi các phóng viên của Washington Post, New York Times và Wall Street Journal, nhưng nội dung hoàn toàn trái ngược, có khi thậm chí được công bố trên cùng một trang.
Một vài tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 của Mỹ, China Daily đã đăng tải quảng cáo chỉ trích cuộc chiến thương mại trên tờ Roll Call ở Washington và tờ Des Moines Register ở Iowa. Trong đó nội dung quảng cáo ở Iowa cho biết, cuộc chiến thương mại là “kết quả của sự ngu ngốc của Tổng thống”, đã khiến Tổng thống Trump phải phản ứng trực tiếp trên Twitter.
Tri Thức
Hôm thứ Tư (18/12), phiên bản hải ngoại của cơ quan truyền thông quốc gia Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là China Daily (Nhật báo Trung Quốc), đã bị cơ quan chức năng tại Mỹ cáo cuộc tuyên tuyền cho ĐCSTQ một cách bất hợp pháp, thông tin cho thấy khả năng Chính phủ Mỹ bắt đầu chỉnh đốn truyền thông Đỏ.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/12/china-daily_shutterstock_234273736.jpg
China Daily của ĐCSTQ (Ảnh: Gil C / Shutterstock)
Để gia cố quyền lực cai trị, xưa nay ĐCSTQ luôn tận dụng tối đa hai công cụ là “quản bút và báng súng” (truyền thông và quân đội). Vì con người được chia thành hai phần là thể xác và tâm trí, trong khi tâm trí có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người. “Báng súng” của ĐCSTQ là ám chỉ biện pháp vũ lực đối với thân thể, những ai chống lại có thể bị bộ máy quyền lực áp dụng cách này. “Quản bút” là công cụ truyền thông, ĐCSTQ dùng truyền thông để dần làm thay đổi tâm trí của mọi người, qua đó “lợi dụng” và “kiểm soát” mọi người, nếu mục đích bằng “quản bút” không thành thì có thể dùng “báng súng” để hủy hoại thể xác những ai dám chống đối. Đồng thời “quản bút” lại có thể làm gia tăng sức răn đe của “báng súng”, vì vậy ĐCSTQ luôn nhấn mạnh “cả hai đều phải cứng rắn”.
Hiện nay các nước phương Tây như Mỹ và Úc đang nỗ lực hơn trong ứng phó với loại công cụ nhằm định hình tâm trí mọi người của ĐCSTQ. Trong các scandal gây chú ý như vụ án gián điệp Vương Lập Cường liên quan đến vợ chồng Hướng Tâm (bị cáo buộc đứng đầu hai doanh nghiệp vỏ bọc tại Hồng Kông làm việc cho ĐCSTQ), bê bối Hàn Quốc Du tại Đài Loan… những thông tin đều được tiết lộ trực tiếp qua các phương tiện truyền thông. Chính điều này đã giúp phe dân chủ Hồng Kông giành chiến thắng lớn trong bầu cử Hội đồng quận, làm lu mờ tương lai chính trị của các ứng viên đỏ mà ĐCSTQ cài ở Đài Loan.
Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu. Thời gian huy hoàng của truyền thông thân ĐCSTQ tại Mỹ và phương tây đã đến hồi kết, đòn tấn công đầu hiện nay chính là phiên bản hải ngoại của truyền thông quốc gia ĐCSTQ: China Daily (Nhật báo Trung Quốc).
Hôm thứ Tư (18/12), tờ Ngọn đèn Tự do Washington đã đưa tin, chuyên gia của “Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài” (FARA) của Mỹ cho biết, China Daily không công khai chi phí quảng cáo của họ trên các tờ báo của Mỹ, như vậy là không tuân thủ luật pháp liên bang Mỹ.
Thông tin cho biết, năm 1983, China Daily đã đăng ký đại diện nước ngoài với Bộ Tư pháp Mỹ, nhưng trong các báo cáo nửa năm của họ suốt 29 năm qua đã không tiết lộ mối quan hệ thương mại với các tờ báo của Mỹ. Mãi đến năm 2012 mới bắt đầu cung cấp các báo cáo liên quan cho Bộ Tư pháp Mỹ.
Năm 2018 đã nhận 11,8 triệu đô la Mỹ của ĐCSTQ
Trong bảy năm qua, China Daily đã mua 500 trang in trên 6 tờ báo của Mỹ và đã đặt hơn 700 quảng cáo trực tuyến, những quảng cáo và trang in này trông giống như các bản tin tức thông thường trên truyền thông Mỹ. Các nội dung đều tích cực thúc đẩy quảng bá Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông thuộc cai trị của ĐCSTQ.
Theo luật của Mỹ, các đại diện nước ngoài có thể đặt quảng cáo ở Mỹ, nhưng China Daily không tuân thủ “Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài” trong quy định cung cấp đầy đủ thông tin cho Chính phủ Mỹ về việc mua lại các ấn phẩm của Mỹ, tổ chức này không cung cấp chi tiết về tình hình hoạt động và bản phụ quảng cáo trực tuyến, cũng như một số thiếu sót trong khai báo vi phạm luật liên bang Mỹ.
Dân biểu Cộng hòa Rim Banks, một thành viên của Ủy ban Quân sự Hạ viện, đã yêu cầu bộ phận phân phối không nên phân phối tờ nhật báo Trung Quốc cho văn phòng của các thành viên Quốc hội. Ông lên án các tờ báo Mỹ đánh đổi danh dự bằng phí quảng cáo là “kinh tởm”.
Người phát ngôn của Washington Post cũng xác nhận rằng các trang phụ quảng cáo của Washington Post dành cho China Daily đã tồn tại hơn 30 năm. Kể từ năm 2012, hàng năm China Daily đều quảng cáo trong Washington Post với mục “Quan sát Trung Quốc”. “Quan sát Trung Quốc” là một “sân chơi chuyên gia cao cấp” được China Daily hỗ trợ.
Luật sư Joshua Rosenstein và Freeman của “Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài” đã xem xét báo cáo mới nhất do China Daily đệ trình lên Bộ Tư pháp vào tháng 11, họ phát hiện China Daily vẫn vi phạm luật. Bởi vì báo cáo phân loại tất cả các chi phí thành hai loại mơ hồ: “Tổng chi phí hàng tiêu thụ” và “Chi phí hoạt động”, cách làm này không phù hợp luật pháp Mỹ. Vì theo luật Mỹ thì các chi phí phải được chia nhỏ, liệt kê chi tiết mỗi lần mua quảng cáo đã trả cho tổ chức bán bao nhiêu kinh phí.
Tài chính của China Daily do ĐCSTQ tài trợ thông qua văn phòng của tờ báo này tại Bắc Kinh gửi tới Mỹ, vào năm 2018 đã chuyển số tiền lên tới 11,8 triệu đô la Mỹ. Trở thành tổ chức có kinh phí ngân sách cao thứ 9 trong số các thực thể đã đăng ký FARA. Trong năm 2016 China Daily đã đặt hơn 140 quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Mỹ, lên đến đỉnh điểm trong chi tiêu quảng cáo. Người phát ngôn của Washington Post, New York Times và Washington Daily từ chối tiết lộ số tiền họ đã nhận được từ China Daily trong những năm qua, theo giới chuyên gia quan hệ công chúng ước tính thì các khoản thanh toán phải lên tới hàng triệu đô la Mỹ.
Một công ty yêu cầu giấu tên tiết lộ rằng công ty này đã quảng cáo trên các tổ chức truyền thông nêu trên, theo đó giá của một quảng cáo toàn trang là từ 65.000 đến 120.000 đô la Mỹ.
Ranh giới giữa tự do quảng cáo và truyền thông chân chính
Nhiều bài báo trên China Daily là giới thiệu những thành tựu kinh tế hoặc những điểm thu hút khách du lịch của Trung Quốc, nhưng có nhiều bài viết trực tiếp truyền tải thông tin chính trị. Các bài viết này thường có tuyên bố từ chối trách nhiệm pháp lý, cho biết đây là quảng cáo của thực thể Trung Quốc, nhưng không nêu rõ China Daily thuộc sở hữu của ĐCSTQ.
Một phát ngôn viên của Washington Post lập luận rằng chỉ cần quảng cáo không vi phạm bất kỳ luật nào thì các tờ báo có thể cho các nhà quảng cáo “tự do rộng rãi”.
Nhưng vấn đề là nội dung quảng cáo của China Daily nhiều khi tồn tại cùng với những câu chuyện tin tức thực sự được viết bởi các phóng viên của Washington Post, New York Times và Wall Street Journal, nhưng nội dung hoàn toàn trái ngược, có khi thậm chí được công bố trên cùng một trang.
Một vài tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 của Mỹ, China Daily đã đăng tải quảng cáo chỉ trích cuộc chiến thương mại trên tờ Roll Call ở Washington và tờ Des Moines Register ở Iowa. Trong đó nội dung quảng cáo ở Iowa cho biết, cuộc chiến thương mại là “kết quả của sự ngu ngốc của Tổng thống”, đã khiến Tổng thống Trump phải phản ứng trực tiếp trên Twitter.
Tri Thức