duyanh
11-24-2019, 02:13 PM
Biểu tình chống chính phủ tại Colombia đã bước sang ngày thứ ba
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã bùng phát tại Colombia từ thứ Năm (21/11) và vẫn tiếp dẫn trong ngày thứ Bảy (23/11). Đã có báo cáo về việc lực lượng anh ninh chính phủ sử dụng hơi cay để giải giáp biểu tình và ít nhất một người biểu tình bị thương nặng hôm 23/11.
https://media.gettyimages.com/photos/graphic-content-people-take-part-in-a-protest-a-day-after-a-strike-picture-id1184040292?s=2048x2048
Theo Reuters, khoảng hơn 250.000 người dân Colombia đã xuống đường tuần hành trong ngày đình công quốc gia vào thứ Năm (21/11) để bày tỏ sự bất mãn ngày càng tăng đối với chính phủ của Tổng thống Ivan Duque. Trong khi đó, ngày thứ Sáu (22/11), hàng nghìn người đã tụ tập tổ chức hàng chục cuộc biểu tình “cacerolazo” – một phong trào phản kháng truyền thống của Mỹ La-tinh, trong đó người dân gõ nồi và chảo để gây chú ý.
Ba người đã bị chết trong các cuộc biểu tình hôm 21/11 được cho là có liên quan tới hoạt động cướp phá. Các nhà chức trách Colombia đang tiến hành điều tra vụ việc này.
Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy diễn ra sau một lệnh giới nghiêm qua đêm (từ 9 giờ tối thứ Sáu tới 5 giờ sáng thứ Bảy) tại thủ đô Bogota.
Người biểu tình bất bình với chính phủ về nhiều vấn đề từ việc tức giận với các các kế hoạch cải cách kinh tế cho tới việc cho rằng chính quyền thiếu hành động ngăn chặn tham nhũng và giết hại các nhà hoạt động nhân quyền.
Bà Claudia Rojas, 55 tuổi, đã nghỉ hưu, tham gia vào buổi tập trung tại Công viên Hippie ở Bogota cùng với những người trẻ khác, nói với Reuters: “Tôi phản đối những hành vi đàn áp, lạm dụng và ngược đãi mà chính phủ này đang thực hiện. Tôi phản đối các cải cách về lao động, lương hưu và y tế mà chính phủ đang muốn thực thi.”
Reuters ghi nhận vào sáng thứ Bảy (23/11), hàng trăm người biểu tình trên một con đường chính gần Công viên Quốc gia tại Bogota đã bị cảnh sát giải giáp bằng hơi cay.
Những video phát tán trên mạng xã hội cho thấy các nhân viên y tế đang thực hiện sơ cứu cho một người biểu tình bị chảy máu.
Đoàn người biểu tình cũng tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội, gần phủ tổng thống. Một nhân chứng nói với Reuters rằng, qua việc nghe âm thanh la ó, có thể thấy đám đông hôm 23/11 dường như ít hơn các cuộc biểu tình trong hai ngày trước đó.
Tổng thống Ivan Duque hôm 23/11 nói rằng cảnh sát và quân đội sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra để ngăn chặn phá hoại sau hai đêm căng thẳng khiến hàng chục trạm trung chuyển hành khách công cộng bị phá hoại, nhiều cửa hàng bị cướp phá và nhiều người dân cảm thấy hoang mang cho sự an toàn của mình.
Thị trưởng Bogota Enrique Penalosa nói rằng hoạt động cướp phá và những hành vi phá hoại khác có thể do những kẻ tội phạm tiến hành chứ không phải do người biểu tình.
Trả lời báo giới trong một cuộc họp báo chung cùng Tổng thống Duque và các sĩ quan an ninh, ông Penalosa cho hay: “Chúng ta cần chuẩn bị cho một nỗ lực lâu dài, tôi mong các bạn hãy kiên nhẫn, hãy kiên cường vì những ngày khó khăn sắp tới.”
“Đây không phải là câu chuyện về một số thanh niên đang thực hiện các cuộc biểu tình tự phát, [mà là] có âm mưu ở đây, [âm mưu] của tổ chức cấp cao, của một số chính trị gia quan tâm đến việc gây bất ổn đất nước này,” ông Penalosa nói thêm.
Chính quyền của Tổng thống Ivan Duque đã đang gặp nhiều khó khăn trong 15 tháng cầm quyền, trong đó phải đối mặt với một quốc hội chia rẽ, xếp hạng tín nhiệm chính phủ thấp và các nỗ lực lập pháp không thành công.
Những cuộc biểu tình tại Colombia diễn ra trong thời điểm nhiều nước khác tại Mỹ La-tinh cũng bị rơi vào tình trạng phản kháng tương tự. Trong đó, có các cuộc tuần hành chống chính sách thắt lưng buộc bụng tại Chile, biểu tình phản đối bầu cử gian lận tại Bolivia đã khiến Tổng thống Evo Morales phải từ chức, và mâu thuẫn bùng phát ở Ecuador, cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng tại Nicaragua, Venezuela.
Tri Thức
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã bùng phát tại Colombia từ thứ Năm (21/11) và vẫn tiếp dẫn trong ngày thứ Bảy (23/11). Đã có báo cáo về việc lực lượng anh ninh chính phủ sử dụng hơi cay để giải giáp biểu tình và ít nhất một người biểu tình bị thương nặng hôm 23/11.
https://media.gettyimages.com/photos/graphic-content-people-take-part-in-a-protest-a-day-after-a-strike-picture-id1184040292?s=2048x2048
Theo Reuters, khoảng hơn 250.000 người dân Colombia đã xuống đường tuần hành trong ngày đình công quốc gia vào thứ Năm (21/11) để bày tỏ sự bất mãn ngày càng tăng đối với chính phủ của Tổng thống Ivan Duque. Trong khi đó, ngày thứ Sáu (22/11), hàng nghìn người đã tụ tập tổ chức hàng chục cuộc biểu tình “cacerolazo” – một phong trào phản kháng truyền thống của Mỹ La-tinh, trong đó người dân gõ nồi và chảo để gây chú ý.
Ba người đã bị chết trong các cuộc biểu tình hôm 21/11 được cho là có liên quan tới hoạt động cướp phá. Các nhà chức trách Colombia đang tiến hành điều tra vụ việc này.
Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy diễn ra sau một lệnh giới nghiêm qua đêm (từ 9 giờ tối thứ Sáu tới 5 giờ sáng thứ Bảy) tại thủ đô Bogota.
Người biểu tình bất bình với chính phủ về nhiều vấn đề từ việc tức giận với các các kế hoạch cải cách kinh tế cho tới việc cho rằng chính quyền thiếu hành động ngăn chặn tham nhũng và giết hại các nhà hoạt động nhân quyền.
Bà Claudia Rojas, 55 tuổi, đã nghỉ hưu, tham gia vào buổi tập trung tại Công viên Hippie ở Bogota cùng với những người trẻ khác, nói với Reuters: “Tôi phản đối những hành vi đàn áp, lạm dụng và ngược đãi mà chính phủ này đang thực hiện. Tôi phản đối các cải cách về lao động, lương hưu và y tế mà chính phủ đang muốn thực thi.”
Reuters ghi nhận vào sáng thứ Bảy (23/11), hàng trăm người biểu tình trên một con đường chính gần Công viên Quốc gia tại Bogota đã bị cảnh sát giải giáp bằng hơi cay.
Những video phát tán trên mạng xã hội cho thấy các nhân viên y tế đang thực hiện sơ cứu cho một người biểu tình bị chảy máu.
Đoàn người biểu tình cũng tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội, gần phủ tổng thống. Một nhân chứng nói với Reuters rằng, qua việc nghe âm thanh la ó, có thể thấy đám đông hôm 23/11 dường như ít hơn các cuộc biểu tình trong hai ngày trước đó.
Tổng thống Ivan Duque hôm 23/11 nói rằng cảnh sát và quân đội sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra để ngăn chặn phá hoại sau hai đêm căng thẳng khiến hàng chục trạm trung chuyển hành khách công cộng bị phá hoại, nhiều cửa hàng bị cướp phá và nhiều người dân cảm thấy hoang mang cho sự an toàn của mình.
Thị trưởng Bogota Enrique Penalosa nói rằng hoạt động cướp phá và những hành vi phá hoại khác có thể do những kẻ tội phạm tiến hành chứ không phải do người biểu tình.
Trả lời báo giới trong một cuộc họp báo chung cùng Tổng thống Duque và các sĩ quan an ninh, ông Penalosa cho hay: “Chúng ta cần chuẩn bị cho một nỗ lực lâu dài, tôi mong các bạn hãy kiên nhẫn, hãy kiên cường vì những ngày khó khăn sắp tới.”
“Đây không phải là câu chuyện về một số thanh niên đang thực hiện các cuộc biểu tình tự phát, [mà là] có âm mưu ở đây, [âm mưu] của tổ chức cấp cao, của một số chính trị gia quan tâm đến việc gây bất ổn đất nước này,” ông Penalosa nói thêm.
Chính quyền của Tổng thống Ivan Duque đã đang gặp nhiều khó khăn trong 15 tháng cầm quyền, trong đó phải đối mặt với một quốc hội chia rẽ, xếp hạng tín nhiệm chính phủ thấp và các nỗ lực lập pháp không thành công.
Những cuộc biểu tình tại Colombia diễn ra trong thời điểm nhiều nước khác tại Mỹ La-tinh cũng bị rơi vào tình trạng phản kháng tương tự. Trong đó, có các cuộc tuần hành chống chính sách thắt lưng buộc bụng tại Chile, biểu tình phản đối bầu cử gian lận tại Bolivia đã khiến Tổng thống Evo Morales phải từ chức, và mâu thuẫn bùng phát ở Ecuador, cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng tại Nicaragua, Venezuela.
Tri Thức