PDA

View Full Version : Áo dài Việt Nam: Không phải ăn cắp mà là tiểu xảo trong đại âm mưu xem “sắc dân” Việt



duyanh
11-22-2019, 02:39 PM
Áo dài Việt Nam: Không phải ăn cắp mà là tiểu xảo trong đại âm mưu xem “sắc dân” Việt



Khi thương hiệu thời trang Ne Tiger cho trình làng những chiếc áo dài Việt Nam với những người mẫu đội nón lá truyền thống, cộng đồng mạng lên tiếng phản đối, cho đây là hành vi ăn cắp kiểu y phục của người Việt Nam và dán nhãn ma dê in China. Nhưng nếu nhìn sâu hơn sẽ thấy đây không chỉ đơn thuần là chuyện ăn cắp kiểu áo thời trang.

Cho đến nay, đa số người ngoại quốc đều biết đến áo dài Việt Nam. Nhìn áo, dù “cách tân” kiểu nào, người ta cũng nói đó là áo dài Việt Nam. Do đó, ấn tượng đường dài mà Bắc Kinh muốn có không phải là sự tranh luận đây là kiểu áo của Việt Nam hay của Trung Quốc mà là: Đây là kiểu áo của sắc dân Việt, một sắc dân của nước Trung Hoa.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/11/7ee0e8885fc8205c29ba8532ee4fe3be.jpg

Để cho không thể chạy lộn đường suy nghĩ nào khác, để lỡ áo dài có “cách tân” quá làm người xem không còn biết đó là áo dài Việt Nam, Ne Tiger còn cẩn thận cho người mẫu đội nón lá Việt Nam. Nếu đã có ý ăn cắp thì không dại gì lại cho người mẫu đội thêm nón lá. Tất cả để xác định: chúng ông không ăn cắp kiểu, không mập mờ gì cả, chúng ông thẳng thừng: Đây là một trong những y phục truyền thống của đại Hán, được mặc bởi một sắc dân thiểu số là dân tộc Kinh!!!

Chính vì thế mà Đài CGTN của Tàu đã dùng quan điểm của Zhang Zhifeng, nhà sáng lập thương hiệu Ne Tiger để gián tiếp nói lên quan điểm của đại Hán: “Khi sáng tạo ra bộ sưu tập, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc… Trong khi vẫn bảo lưu truyền thống, tôi cũng đã luôn chú ý tới việc hòa quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây để được người tiêu dùng chấp nhận trên toàn thế giới”.

Nhiều người Việt Nam, ngoại quốc sẽ cười khẩy trước những tuyên bố này và cho rằng ai mà tin! Xin nhớ rằng đối tượng nhắm đến của Bắc Kinh, qua phương tiện truyền thông CGTN, với cái loa Zhang Zhifeng, cùng với mấy chiếc áo dài và nón lá là cả tỉ dân Tàu.

Bắc Kinh đang từng bước để nhồi vào đầu những người dân này, những gì ở bên kia biên giới của Mục Nam Quan là của Tàu: Từ văn hoá đến rừng rậm, từ đất đai đến biển cả, tính luôn gần 100 triệu con người ở đó – Chúng là những đứa con hoang mà đã đến lúc phải quy phục mẫu quốc!

Muốn xâm lược và chiếm đóng Việt Nam, Bắc Kinh cần có sự điên cuồng của dân Tàu về những cái gì mà họ tin rằng thuộc về đất nước của họ.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/11/92b86e3fe547ad354b9e99586268f5c1.jpg

Đừng nghĩ nó là chuyện nhỏ của vài chiếc áo dài cách tân hợm hĩnh dưới chiếc nón lá quê mùa. Đừng cho đó là một trò ăn cắp cỏn con như trang mạng dưới đây chạy tít: “Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Trung Quốc S / S”!



https://media.doisongphapluat.com/695/2019/11/22/ao-dai-bi-an-cap-1.png

https://media.doisongphapluat.com/695/2019/11/22/ao-dai-bi-an-cap-2.png

https://media.doisongphapluat.com/695/2019/11/22/ao-dai-bi-an-cap-3.png

https://media.doisongphapluat.com/695/2019/11/22/ao-dai-bi-an-cap-5.png


Nếu nhìn vào quá trình xâm lược dài hạn của Bắc Kinh, từ những đại chính sách như lập Viện Khổng tử trên toàn thế giới cho đến những tiểu xảo tuyên truyền ăn cắp sản phẩm trí tuệ để biến thành di sản đại Hán, chúng ta sẽ thấy âm mưu của Bắc Kinh khi lôi lại bộ sưu tập “áo dài nón lá Trung Quốc” từ năm 2018 để làm rộn ràng Tuần lễ thời trang xuân hè 2019.

(Nguồn: Danlambao)

duyanh
11-22-2019, 03:13 PM
Trung Quốc trắng trợn gọi áo dài nón lá Việt Nam là “phong cách Trung Quốc”, Ngô Thanh Vân đâu




Mới đây, BST của nhãn hàng Ne – Tiger trong tuần lễ thời trang Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh, đã bê nguyên vẹn áo dài nón lá của Việt Nam lên sàn diễn và gọi là Chinese Style (phong cách Trung Quốc).

Đã vậy, một nhật báo của Trung Quốc là China Daily cũng khen ngợi cái “phong cách Trung Quốc” ấy.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/11/5e8e8ca8af86a6e0c237ee3e30ab9b4c.jpg

Đây không chỉ là hành động ăn cắp b ẩn thỉ u, mà một â m m ưu nh am hi ểm: tước đoạt văn hoá, tr ấn l ột văn hoá, ă.n c ướp văn hoá. Thôn tính văn hoá chưa bao giờ là â m m ưu được tạm dừng của bè lẽ Bắc Kinh suốt ngàn năm qua. Nó làm mọi cách để thế giới găm vào tiềm thức rằng, những gì của Việt Nam như biển đảo, bờ cõi và văn hoá, đều là … Trung Quốc!

Chiếc áo dài Việt Nam được thiết kế năm 1934 do hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường thực hiện. Nó đã gắn bó vào ý thức người Việt như một bộ quốc phục đúng nghĩa và thế giới cũng không còn xa lạ với tà áo này của Việt Nam.

Nếu chúng ta để ý thì trong những tháng ngày qua, Trung Quốc làm đủ mọi chiêu trò để nhập nhằng những gì của Việt Nam là của Trung Quốc. Từ đường lưỡi bò xuất hiện nhan nhản trong quá nhiều sản phẩm, liếm láp lung tung mọi thứ, giờ lấn sang cả những thứ quen thuộc nhất trong văn hoá của chúng ta, như là tà áo dài và chiếc nón lá.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/11/78a25105121948a11316218ba469bcda.jpg

Xin đừng nói về “anh em”, về “hữu nghị” gì nữa với lũ lòng lang dạ sói ấy. Hãy nghĩ về những gì đã mất đi và những gì còn tiếp tục mất vì bàn tay và dã tâm nhơ b ẩn của lũ Tàu mà ngượng miệng khi tiếp tục thốt ra những hữu nghị hão huyền.

Và bây giờ, mời cô Ngô Thanh Vân, người truyền tấn công vụ áo dài hôm trước, lên tiếng một cách đúng lúc đúng chỗ đi, để thể hiện cái tinh thần dân tộc của cô đi.

Chúng ta đừng im lặng nữa. Ngàn năm âm mưu thôn tính của chúng vẫn chưa dừng lại đâu. Và chuyện gì còn xảy ra tiếp theo?

(Nguồn: FB Hoàng Nguyên Vũ)