duyanh
11-21-2019, 01:18 PM
Chế độ Iran tuyên bố ‘chiến thắng’ biểu tình, nhưng vẫn phong tỏa Internet
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm thứ Tư (20/11) đã tuyên bố “chiến thắng” trong bối cảnh biểu tình trên diện rộng tại Iran đã bước sang ngày thứ sáu liên tiếp. Nhà cầm quyền Tehran vẫn phong tỏa internet và không công bố con số thương vong.
https://media.gettyimages.com/photos/iranian-president-hassan-rouhani-makes-statements-on-the-ongoing-picture-id1183043815?s=2048x2048
Theo CNN, phát biểu tại phiên họp chính phủ ở thủ đô Tehran hôm 20/11, Tổng thống Rouhani nói rằng chính quyền đã “chiến thắng trước một bài thử khác” và rằng “bất chấp các vấn đề kinh tế và những bất mãn hiện tại [của người dân]”, Iran đã cho thấy nước này “sẽ không bao giờ cho phép cán cân nghiêng về phía kẻ thù”.
Chính quyền Iran đã đổ lỗi cho kẻ thủ nước ngoài về những bất ổn gần đây. Trong khi, quốc tế rất khó nắm bắt tình hình thực tế tại Iran khi nhà cầm quyền đang phong tỏa gần như hoàn toàn tiếp cận internet.
Netblocks – một nhóm chuyên theo dõi kết nối internet toàn cầu, hôm 20/11 cập nhật trên Twitter: “90 giờ sau khi Iran thực hiện cắt internet gần như hoàn toàn, kết nối tiếp tục duy trì 5% so với mức thông thường.”
“Người dân Iran xứng đáng được tiếp cận với thế giới bên ngoài như mọi người khác,” Netblocks nhấn mạnh, sử dụng các từ khóa nóng như #Internet4Iran #IranProtests.
Chuyện gì đang xảy ra tại Iran?
Vào thứ Sáu tuần trước (15/11), người dân khắp cả nước Iran đã tràn ra đường biểu tình sau khi trước đó một ngày chính phủ của Tổng thống Rouhani thông báo tăng giá xăng đột biến lên tới 300%. Nền kinh tế Iran hiện nay đã bị bóp nghẹt do Mỹ tái áp đặt chế tài từ năm ngoái dẫn tới đồng tiền Iran mất giá, giá cả leo thang và thiếu thốn nhu yếu phẩm trên diện rộng. Việc tăng giá nhiên liệu có thể làm trầm trọng thêm các điều kiện kinh tế, thúc đẩy vật giá tiếp tục leo thang, tăng thêm khó khăn cho người dân.
Theo hãng tin nhà nước Iran – IRNA, Tổng thống Rouhani cho rằng những người biểu tình không phải là người dân Iran mà đó là lực lượng chống đối chính phủ “đã được lên kế hoạch từ trước bởi các chế độ phản động khu vực, người Do Thái và người Mỹ”. Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Khamenei hôm 19/11 đã nói rằng các cuộc biểu tình tại nước này hiện nay có liên quan tới các vấn đề an ninh, chứ không phải là một phong trào của người dân. Ông Khamenei nhấn mạnh rằng “cả bạn bè và kẻ thù [của Iran] nên biết rằng chúng tôi đã đẩy lùi kẻ thù”.
Tuy vậy, CNN và các hãng thông tấn quốc tế cho biết trong những ngày qua cộng động thế giới rất khó nắm bắt thông tin về tình hình Iran và số phận của người biểu tình, cũng như dân thường tại nước Cộng hòa Hồi giáo.
Ban đầu, khi biểu tình mới bùng phát, có một số hình ảnh được đăng lên mạng xã hội cho thấy người biểu tình quá khích xông vào các nhà hàng, trạm xăng và các tòa nhà chính phủ để đốt phá. Sau đó, các nhà nghiên cứu tại Netblocks đã nhanh chóng phát đi lưu ý rằng băng thông kết nối mạng tại Tehran và các thành phố khác của nước này đã bị cắt giảm mạnh.
Mặc dù phong tỏa internet không phải là hiếm gặp tại Iran, nhưng các chuyên gia nói rằng quy mô và độ phức tạp kỹ thuật của lần chặn internet này là khác biệt.
Các bài đăng trên mạng xã hội về tình hình tại Iran trở nên thưa dần và ngày càng giảm mạnh khi việc phong tỏa internet được nhà cầm quyền Iran thực thi hoàn toàn. CNN cho biết họ có tìm thấy một số đoạn video quay về các vụ xung đột đang diễn trên đường phố Iran trong 24 giờ qua, nhưng không thể kiểm chứng được các tài liệu này. CNN nói rằng các đoạn video này dường như do một số nhóm người dùng Telegram đăng lại.
Bình thường tại Iran hiện có 47 triệu người dùng mạng xã hội tích cực, chủ yếu tương tác ở hai ứng dụng Telegram và Instagram.
Ông David Kaye, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền Tự do Ý kiến và Biểu đạt nói với CNN rằng ảnh hưởng của cắt internet khiến việc nắm bắt thông tin xem người dân Iran hiện đang phải đối mặt với điều gì trở nên cực kỳ khó khăn.
“Về cơ bản, tôi nghĩ chúng tôi có cảm giác chẳng lành về những gì đang diễn ra tại Iran hiện nay… Chúng ta đang bắt đầu nghe về các cuộc biểu tình và việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình,” ông Kaye nói.
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nói thêm rằng: “Cộng động quốc tế cần phải nói [với nhà cầm quyền Iran]: Hãy mở lại internet, không được đàn áp biểu tình ôn hòa, chỉ sử dụng các biện pháp phù hợp để xử lý biểu tình, và đảm bảo rằng tất cả phản ứng [của chính quyền] đối với người biểu tình phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”
Con số thương vong là đáng kể, nhưng không có bằng chứng
Hôm thứ Tư (20/11), Liên Hiệp Quốc đã thúc giục Iran phải thể hiện sự kiềm chế và nối lại kết nối internet.
Trong một tuyên bố phát đi hôm 20/11, phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho hay: “Chúng tôi đã xem các báo cáo về con số thương vong đáng kể trong những cuộc biểu tình gần đây tại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Chúng tôi lặp lại tuyên bố hôm qua về Iran của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, trong đó kêu gọi phải thiết lập lại ngay lập tức tiếp cận internet cho người dân Iran. ”
“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các nhà chức trách và lực lượng an ninh phải thực hiện kiềm chế tối đa và tránh sử dụng vũ lực để giải giáp biểu tình ôn hòa,” ông Stephane Dujarric nói thêm.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm thứ Ba (19/11) nói rằng họ đã nhận được các báo cáo đáng tin cậy cho thấy có ít nhất 106 người biểu tình tại 21 thành phố trên khắp Iran đã bị lực lượng an ninh nhà nước giết hại, nhưng nhóm này không đưa ra được bằng chứng chứng minh cho phát hiện của họ.
Trong khi đó, tổ chức Quan sát Nhân quyền nói rằng “một số đoạn video về các cuộc biểu tình được đăng lên mạng xã hội trong tình trạng internet bị phong tỏa dường như cho thấy lực lượng an ninh bắn trực tiếp vào người biểu tình trong nhiều thành phố”.
Mặc dù không nêu thông tin chi thiết, nhưng Lãnh đạo Tối cao Iran trong phát biểu hôm Chủ Nhật (17/11) đã khẳng định rằng “nhiều” người dân đã bị chết trong các cuộc biểu tình. Truyền thông nhà nước Iran đưa tin rằng có 5 thành viên của lực lượng an ninh chính phủ đã bị chết khi đụng độ với người biểu tình trong tuần này.
Dù vậy, cộng đồng quốc tế không biết được bức tranh toàn cảnh tình hình Iran hiện nay và chính quyền nước này cũng không cung cấp thông tin chính thức về con số thương vong của cả người biểu tình và lực lượng chấp pháp từ khi các cuộc biểu tình nổ ra hôm 15/11.
Tri Thức
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm thứ Tư (20/11) đã tuyên bố “chiến thắng” trong bối cảnh biểu tình trên diện rộng tại Iran đã bước sang ngày thứ sáu liên tiếp. Nhà cầm quyền Tehran vẫn phong tỏa internet và không công bố con số thương vong.
https://media.gettyimages.com/photos/iranian-president-hassan-rouhani-makes-statements-on-the-ongoing-picture-id1183043815?s=2048x2048
Theo CNN, phát biểu tại phiên họp chính phủ ở thủ đô Tehran hôm 20/11, Tổng thống Rouhani nói rằng chính quyền đã “chiến thắng trước một bài thử khác” và rằng “bất chấp các vấn đề kinh tế và những bất mãn hiện tại [của người dân]”, Iran đã cho thấy nước này “sẽ không bao giờ cho phép cán cân nghiêng về phía kẻ thù”.
Chính quyền Iran đã đổ lỗi cho kẻ thủ nước ngoài về những bất ổn gần đây. Trong khi, quốc tế rất khó nắm bắt tình hình thực tế tại Iran khi nhà cầm quyền đang phong tỏa gần như hoàn toàn tiếp cận internet.
Netblocks – một nhóm chuyên theo dõi kết nối internet toàn cầu, hôm 20/11 cập nhật trên Twitter: “90 giờ sau khi Iran thực hiện cắt internet gần như hoàn toàn, kết nối tiếp tục duy trì 5% so với mức thông thường.”
“Người dân Iran xứng đáng được tiếp cận với thế giới bên ngoài như mọi người khác,” Netblocks nhấn mạnh, sử dụng các từ khóa nóng như #Internet4Iran #IranProtests.
Chuyện gì đang xảy ra tại Iran?
Vào thứ Sáu tuần trước (15/11), người dân khắp cả nước Iran đã tràn ra đường biểu tình sau khi trước đó một ngày chính phủ của Tổng thống Rouhani thông báo tăng giá xăng đột biến lên tới 300%. Nền kinh tế Iran hiện nay đã bị bóp nghẹt do Mỹ tái áp đặt chế tài từ năm ngoái dẫn tới đồng tiền Iran mất giá, giá cả leo thang và thiếu thốn nhu yếu phẩm trên diện rộng. Việc tăng giá nhiên liệu có thể làm trầm trọng thêm các điều kiện kinh tế, thúc đẩy vật giá tiếp tục leo thang, tăng thêm khó khăn cho người dân.
Theo hãng tin nhà nước Iran – IRNA, Tổng thống Rouhani cho rằng những người biểu tình không phải là người dân Iran mà đó là lực lượng chống đối chính phủ “đã được lên kế hoạch từ trước bởi các chế độ phản động khu vực, người Do Thái và người Mỹ”. Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Khamenei hôm 19/11 đã nói rằng các cuộc biểu tình tại nước này hiện nay có liên quan tới các vấn đề an ninh, chứ không phải là một phong trào của người dân. Ông Khamenei nhấn mạnh rằng “cả bạn bè và kẻ thù [của Iran] nên biết rằng chúng tôi đã đẩy lùi kẻ thù”.
Tuy vậy, CNN và các hãng thông tấn quốc tế cho biết trong những ngày qua cộng động thế giới rất khó nắm bắt thông tin về tình hình Iran và số phận của người biểu tình, cũng như dân thường tại nước Cộng hòa Hồi giáo.
Ban đầu, khi biểu tình mới bùng phát, có một số hình ảnh được đăng lên mạng xã hội cho thấy người biểu tình quá khích xông vào các nhà hàng, trạm xăng và các tòa nhà chính phủ để đốt phá. Sau đó, các nhà nghiên cứu tại Netblocks đã nhanh chóng phát đi lưu ý rằng băng thông kết nối mạng tại Tehran và các thành phố khác của nước này đã bị cắt giảm mạnh.
Mặc dù phong tỏa internet không phải là hiếm gặp tại Iran, nhưng các chuyên gia nói rằng quy mô và độ phức tạp kỹ thuật của lần chặn internet này là khác biệt.
Các bài đăng trên mạng xã hội về tình hình tại Iran trở nên thưa dần và ngày càng giảm mạnh khi việc phong tỏa internet được nhà cầm quyền Iran thực thi hoàn toàn. CNN cho biết họ có tìm thấy một số đoạn video quay về các vụ xung đột đang diễn trên đường phố Iran trong 24 giờ qua, nhưng không thể kiểm chứng được các tài liệu này. CNN nói rằng các đoạn video này dường như do một số nhóm người dùng Telegram đăng lại.
Bình thường tại Iran hiện có 47 triệu người dùng mạng xã hội tích cực, chủ yếu tương tác ở hai ứng dụng Telegram và Instagram.
Ông David Kaye, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền Tự do Ý kiến và Biểu đạt nói với CNN rằng ảnh hưởng của cắt internet khiến việc nắm bắt thông tin xem người dân Iran hiện đang phải đối mặt với điều gì trở nên cực kỳ khó khăn.
“Về cơ bản, tôi nghĩ chúng tôi có cảm giác chẳng lành về những gì đang diễn ra tại Iran hiện nay… Chúng ta đang bắt đầu nghe về các cuộc biểu tình và việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình,” ông Kaye nói.
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nói thêm rằng: “Cộng động quốc tế cần phải nói [với nhà cầm quyền Iran]: Hãy mở lại internet, không được đàn áp biểu tình ôn hòa, chỉ sử dụng các biện pháp phù hợp để xử lý biểu tình, và đảm bảo rằng tất cả phản ứng [của chính quyền] đối với người biểu tình phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”
Con số thương vong là đáng kể, nhưng không có bằng chứng
Hôm thứ Tư (20/11), Liên Hiệp Quốc đã thúc giục Iran phải thể hiện sự kiềm chế và nối lại kết nối internet.
Trong một tuyên bố phát đi hôm 20/11, phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho hay: “Chúng tôi đã xem các báo cáo về con số thương vong đáng kể trong những cuộc biểu tình gần đây tại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Chúng tôi lặp lại tuyên bố hôm qua về Iran của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, trong đó kêu gọi phải thiết lập lại ngay lập tức tiếp cận internet cho người dân Iran. ”
“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các nhà chức trách và lực lượng an ninh phải thực hiện kiềm chế tối đa và tránh sử dụng vũ lực để giải giáp biểu tình ôn hòa,” ông Stephane Dujarric nói thêm.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm thứ Ba (19/11) nói rằng họ đã nhận được các báo cáo đáng tin cậy cho thấy có ít nhất 106 người biểu tình tại 21 thành phố trên khắp Iran đã bị lực lượng an ninh nhà nước giết hại, nhưng nhóm này không đưa ra được bằng chứng chứng minh cho phát hiện của họ.
Trong khi đó, tổ chức Quan sát Nhân quyền nói rằng “một số đoạn video về các cuộc biểu tình được đăng lên mạng xã hội trong tình trạng internet bị phong tỏa dường như cho thấy lực lượng an ninh bắn trực tiếp vào người biểu tình trong nhiều thành phố”.
Mặc dù không nêu thông tin chi thiết, nhưng Lãnh đạo Tối cao Iran trong phát biểu hôm Chủ Nhật (17/11) đã khẳng định rằng “nhiều” người dân đã bị chết trong các cuộc biểu tình. Truyền thông nhà nước Iran đưa tin rằng có 5 thành viên của lực lượng an ninh chính phủ đã bị chết khi đụng độ với người biểu tình trong tuần này.
Dù vậy, cộng đồng quốc tế không biết được bức tranh toàn cảnh tình hình Iran hiện nay và chính quyền nước này cũng không cung cấp thông tin chính thức về con số thương vong của cả người biểu tình và lực lượng chấp pháp từ khi các cuộc biểu tình nổ ra hôm 15/11.
Tri Thức