duyanh
11-08-2019, 01:36 PM
TT Trump gặp các nạn nhân trong ‘Ngày Quốc gia vì Nạn nhân của CNCS’
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp mặt nhiều nạn nhân của các chế độ cộng sản từ Bắc Hàn, Venezuela, Cuba, Việt Nam trong ngày 7/11 – Ngày Quốc gia vì Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS).
https://media.gettyimages.com/photos/grace-jo-from-north-korea-listens-as-others-speak-to-the-press-after-picture-id1180747394?s=2048x2048
Ông Trump cùng nhiều quan chức khác của chính phủ Mỹ, trong đó có trợ lý chính sách đối nội của tổng thống, ông Joe Grogan, đã gặp mặt các nạn nhân trong Phòng Bầu Dục, Tòa Bạch Ốc để “tôn vinh các nạn nhân của các chế độ cộng sản và giúp nhấn mạnh sự tàn ác của CNCS”, phó Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Judd Deere nói.
Ngày 7/11 đánh dấu 102 năm từ khi Cách mạng Bolshevik diễn ra ở Nga – quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt dưới sự cai trị của CNCS.
Từ sau đó, các chế độ cộng sản đã khiến hơn 100 triệu người chết bất thường, chưa bao gồm số thương vong trong các cuộc chiến tranh, theo Sách đen về CNCS.
“Những phong trào [cách mạng] này, dưới sự giả vờ giải phóng sai lầm, đã cướp đoạt một cách có hệ thống của người dân vô tội các quyền được Chúa ban cho như quyền tự do thờ phượng, tự do lập hội, và nhiều quyền bất khả xâm phạm khác,” tuyên bố của Tòa Bạch Ốc phát hành hôm 7/11 nói.
“Những công dân khao khát tự do đã bị khuất phục bởi nhà nước [cộng sản] vì [họ] sử dụng cưỡng bức, bạo lực, và [gieo rắc] sợ hãi”, tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nói thêm.
Trong số những nạn nhân được mời đến Tòa Bạch Ốc hôm 7/11 có Sirley Avila Leon, một người tị nạn Cuba, đã may mắn thoát chết trong một nỗ lực ám sát cô của mật vụ Havana. Kẻ tấn công đã chặt một tay Leon và đánh què hai chân của cô. Leon đã trở thành một người bất đồng chính kiến ủng hộ thay đổi chế độ Cuba. Cô sống ở Miami, Hoa Kỳ từ năm 2016, theo thông tin từ Memory of Nations – cơ sở dữ liệu về các câu chuyện cuộc sống thời hậu Thế chiến II do tổ chức từ thiện Post Bellum tại Cộng hòa Czech quản lý.
Anh Daniel Di Martino, một nạn nhân của chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela cũng tới Tòa Bạch Ốc hôm 7/11. Anh Di Martino đã rời quê hương từ năm 2016.
“Kinh nghiệm của tôi trong một nước xã hội chủ nghĩa đã dạy cho tôi biết rằng bất kỳ nước nào cũng có thể đi qua những gì chúng tôi đã từng trải, và mục tiêu của tôi là ngăn chặn điều đó tiếp tục xảy ra,” anh Di Martino viết trên trang web cá nhân.
Một vị khách khác của ông Trump là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger Việt Nam với bút danh Mẹ Nấm. Cô Như Quỳnh là điều phối của Mạng lưới Blogger Việt Nam và đã từng bị bắt và bị đánh đập vì cô đã chỉ trích chính quyền Việt Nam tham nhũng và vi phạm nhân quyền, theo Những người bảo vệ Phòng tuyến – một nhóm ủng hộ nhân quyền.
Tổng thống Trump cũng gặp cô Grace Jo, một người đào thoát từ Bắc Hàn có cha bị tra tấn đến chết sau khi ông cố gắng sang nước láng giềng Trung Quốc kiếm thức ăn về cho gia đình. Gia đình của Grace Jo đã nhiều lần cố gắng trốn chạy khỏi Bắc Hàn sang Trung Quốc từ ngay khi cô còn là một đứa trẻ, nhưng mỗi lần như vậy họ đều bị bắt và bị trả về Bắc Hàn. Bà và những người em trai của cô Grace Jo đã bị chết vì nạn đói, Grace Jo nói với WTOP.
“Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ những người đã chết và tất cả những ai tiếp tục phải chịu đau khổ dưới CNCS,” tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh.
“Trong sự tưởng nhớ và tôn vinh tinh thần bất khuất của những người đã dũng cảm chiến đấu để lan tỏa tự do và cơ hội trên toàn thế giới, Đất nước chúng ta tái khẳng định quyết tâm kiên định của mình để soi sáng ánh sáng tự do cho tất cả những ai khao khát một tương lai tươi sáng hơn, tự do hơn.”
Ngày 9/11 sắp tới đây là kỷ niệm 30 năm Bức tường Berlin chia cắt nước Đức sụp đổ. Sự kiện này là khởi đầu cho sự tan rã của nhà nước liên bang cộng sản Soviet.
Để đánh dấu dịp này, Dân biểu Dân chủ Daniel Lipinski hôm 5/11 đã giới thiệu ra Hạ viện Mỹ một nghị quyết ủng hộ việc ghi dấu ngày 7/11 là “Ngày Tưởng niệm các Nạn nhân của CNCS”.
Trong đoạn tweet đăng hôm 7/11, ông Daniel Lipinski hồi tưởng lại chuyến thăm Berlin từ 30 năm trước: “Tôi sẽ không bao giờ quên buổi lễ kỷ niệm tự do lịch sử đó.”
Ngày nay, 1/5 người dân trên thế giới vẫn sống dưới các chế độ theo đường lối CNCS, lớn nhất là Trung Quốc. Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên công nhận “Ngày Quốc gia vì Nạn nhân của CNCS”.
Tri Thức
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp mặt nhiều nạn nhân của các chế độ cộng sản từ Bắc Hàn, Venezuela, Cuba, Việt Nam trong ngày 7/11 – Ngày Quốc gia vì Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS).
https://media.gettyimages.com/photos/grace-jo-from-north-korea-listens-as-others-speak-to-the-press-after-picture-id1180747394?s=2048x2048
Ông Trump cùng nhiều quan chức khác của chính phủ Mỹ, trong đó có trợ lý chính sách đối nội của tổng thống, ông Joe Grogan, đã gặp mặt các nạn nhân trong Phòng Bầu Dục, Tòa Bạch Ốc để “tôn vinh các nạn nhân của các chế độ cộng sản và giúp nhấn mạnh sự tàn ác của CNCS”, phó Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Judd Deere nói.
Ngày 7/11 đánh dấu 102 năm từ khi Cách mạng Bolshevik diễn ra ở Nga – quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt dưới sự cai trị của CNCS.
Từ sau đó, các chế độ cộng sản đã khiến hơn 100 triệu người chết bất thường, chưa bao gồm số thương vong trong các cuộc chiến tranh, theo Sách đen về CNCS.
“Những phong trào [cách mạng] này, dưới sự giả vờ giải phóng sai lầm, đã cướp đoạt một cách có hệ thống của người dân vô tội các quyền được Chúa ban cho như quyền tự do thờ phượng, tự do lập hội, và nhiều quyền bất khả xâm phạm khác,” tuyên bố của Tòa Bạch Ốc phát hành hôm 7/11 nói.
“Những công dân khao khát tự do đã bị khuất phục bởi nhà nước [cộng sản] vì [họ] sử dụng cưỡng bức, bạo lực, và [gieo rắc] sợ hãi”, tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nói thêm.
Trong số những nạn nhân được mời đến Tòa Bạch Ốc hôm 7/11 có Sirley Avila Leon, một người tị nạn Cuba, đã may mắn thoát chết trong một nỗ lực ám sát cô của mật vụ Havana. Kẻ tấn công đã chặt một tay Leon và đánh què hai chân của cô. Leon đã trở thành một người bất đồng chính kiến ủng hộ thay đổi chế độ Cuba. Cô sống ở Miami, Hoa Kỳ từ năm 2016, theo thông tin từ Memory of Nations – cơ sở dữ liệu về các câu chuyện cuộc sống thời hậu Thế chiến II do tổ chức từ thiện Post Bellum tại Cộng hòa Czech quản lý.
Anh Daniel Di Martino, một nạn nhân của chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela cũng tới Tòa Bạch Ốc hôm 7/11. Anh Di Martino đã rời quê hương từ năm 2016.
“Kinh nghiệm của tôi trong một nước xã hội chủ nghĩa đã dạy cho tôi biết rằng bất kỳ nước nào cũng có thể đi qua những gì chúng tôi đã từng trải, và mục tiêu của tôi là ngăn chặn điều đó tiếp tục xảy ra,” anh Di Martino viết trên trang web cá nhân.
Một vị khách khác của ông Trump là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger Việt Nam với bút danh Mẹ Nấm. Cô Như Quỳnh là điều phối của Mạng lưới Blogger Việt Nam và đã từng bị bắt và bị đánh đập vì cô đã chỉ trích chính quyền Việt Nam tham nhũng và vi phạm nhân quyền, theo Những người bảo vệ Phòng tuyến – một nhóm ủng hộ nhân quyền.
Tổng thống Trump cũng gặp cô Grace Jo, một người đào thoát từ Bắc Hàn có cha bị tra tấn đến chết sau khi ông cố gắng sang nước láng giềng Trung Quốc kiếm thức ăn về cho gia đình. Gia đình của Grace Jo đã nhiều lần cố gắng trốn chạy khỏi Bắc Hàn sang Trung Quốc từ ngay khi cô còn là một đứa trẻ, nhưng mỗi lần như vậy họ đều bị bắt và bị trả về Bắc Hàn. Bà và những người em trai của cô Grace Jo đã bị chết vì nạn đói, Grace Jo nói với WTOP.
“Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ những người đã chết và tất cả những ai tiếp tục phải chịu đau khổ dưới CNCS,” tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh.
“Trong sự tưởng nhớ và tôn vinh tinh thần bất khuất của những người đã dũng cảm chiến đấu để lan tỏa tự do và cơ hội trên toàn thế giới, Đất nước chúng ta tái khẳng định quyết tâm kiên định của mình để soi sáng ánh sáng tự do cho tất cả những ai khao khát một tương lai tươi sáng hơn, tự do hơn.”
Ngày 9/11 sắp tới đây là kỷ niệm 30 năm Bức tường Berlin chia cắt nước Đức sụp đổ. Sự kiện này là khởi đầu cho sự tan rã của nhà nước liên bang cộng sản Soviet.
Để đánh dấu dịp này, Dân biểu Dân chủ Daniel Lipinski hôm 5/11 đã giới thiệu ra Hạ viện Mỹ một nghị quyết ủng hộ việc ghi dấu ngày 7/11 là “Ngày Tưởng niệm các Nạn nhân của CNCS”.
Trong đoạn tweet đăng hôm 7/11, ông Daniel Lipinski hồi tưởng lại chuyến thăm Berlin từ 30 năm trước: “Tôi sẽ không bao giờ quên buổi lễ kỷ niệm tự do lịch sử đó.”
Ngày nay, 1/5 người dân trên thế giới vẫn sống dưới các chế độ theo đường lối CNCS, lớn nhất là Trung Quốc. Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên công nhận “Ngày Quốc gia vì Nạn nhân của CNCS”.
Tri Thức