PDA

View Full Version : Vụ 39 thi thể: Tướng công an bị chỉ trích ‘thiếu hiểu biết luật chống buôn người’



duyanh
11-06-2019, 01:43 PM
Vụ 39 thi thể: Tướng công an bị chỉ trích ‘thiếu hiểu biết luật chống buôn người’




https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/11/VN-Tuong-Cau-Bi-Chi-Trich-1-696x522.jpg

Người dân London tưởng niệm 39 người Việt Nam thiệt mạng trên đường đến nước Anh. (Hình: AP Photo/Kirsty Wigglesworth)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Đây không phải là buôn người, vì họ đi ra nước ngoài làm ăn và có nộp tiền. Không ai bỏ ra 1 tỉ đồng ($42,960) để người ta buôn mình cả,” phát ngôn mới nhất của Thiếu Tướng Công An Nguyễn Hữu Cầu, giám đốc Công An tỉnh Nghệ An, khiến ông này đang bị nhiều người chỉ trích.

Lời của ông Cầu với tư cách “đại biểu Quốc Hội” cho thấy giới chức công an Việt Nam đang né tránh nhìn vào bản chất của vụ 39 thi thể người Việt bị phát hiện trong xe vận tải ở Anh để làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của vụ này và trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN.

Blogger, luật gia Phạm Lê Vương Các bình luận trên trang cá nhân: “Nhận định của Thiếu Tướng Cầu về vụ 39 người Việt chết ngạt tại Anh cho thấy ông tướng này rất thiếu hiểu biết về pháp luật phòng chống buôn người.

Vụ này có những dấu hiệu pháp lý rất rõ ràng về tội buôn người như: Nạn nhân phải trả một số tiền lớn để làm hộ chiếu Trung Quốc giả đi sang Anh Quốc. Khi nạn nhân đến được Anh Quốc, họ sẽ phải lao động trong điều kiện bị giam cầm hoặc bị ép buộc lao động. Nạn nhân có thể sẽ thực hiện một số các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như trồng cần sa. Vụ này, nhà chức trách Việt Nam khởi tố với cáo buộc ‘Tổ chức đưa người khác ra nước ngoài trái phép’ là xác định sai bản chất vụ việc.”

“Qua vụ này cho thấy, các cơ quan tố tụng Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình khi không khởi tố về tội buôn người, dù cơ sở pháp lý của Việt Nam về vấn đề này cũng khá đầy đủ. Có vẻ như chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật phòng chống buôn người của các giới chức đã làm suy giảm nỗ lực phòng chống buôn người tại Việt Nam,” ông Các viết.

Tỉnh Nghệ An, nơi ông Cầu làm giám đốc công an tỉnh, đang có 21 người được ghi nhận tình trạng “mất tích” và bị nghi nằm trong số 39 nạn nhân người Việt thiệt mạng ở Anh Quốc, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Trong vụ này, công luận còn tức giận trước thái độ vô cảm của giới chức Nghệ An.

Luật sư Trần Đình Dũng viết trên trang cá nhân: “Người Anh thì sang tận Nghệ An, Hà Tĩnh đến trực tiếp các gia đình của nạn nhân để hỏi han xin tài liệu thu thập chứng cứ nhận dạng. Còn Sở Ngoại Vụ tỉnh Nghệ An thì gửi công văn hỏa tốc yêu cầu gia đình nạn nhân viết đơn ‘đề nghị giúp đỡ’ và nộp thêm nhiều giấy tờ khác. Khi công dân gặp nạn, nhất là ở nước ngoài, chức trách của nhà nước phải nhanh chóng giúp công dân mình, như Hiến pháp nêu rõ. Công chức nhà nước tại tỉnh Nghệ An nghĩ gì khi ghi vào công văn hỏa tốc yêu cầu gia đình nạn nhân đang tang gia bối rối cũng phải có ‘đơn đề nghị giúp đỡ’? Phải chăng, xã hội đang chia ra hai giai cấp rõ rệt là ‘bề trên cai trị’ và giai cấp còn lại là ‘người dân bị trị’”

Ngoài phát ngôn nêu trên, đến nay, truyền thông nhà nước đã từng ghi nhận những lần ông Nguyễn Hữu Cầu phát biểu mang tính thủ cựu, cực đoan tại nghị trường.

Hồi Tháng Năm, 2018, khi thảo luận về dự thảo Luật An Ninh Mạng, ông Cầu bảo lưu quan điểm yêu cầu các công ty nước ngoài khi cung cấp dịch vụ trên mạng phải đặt văn phòng tại Việt Nam. Ông cho rằng nhiều nước khác cũng yêu cầu Facebook, Google đặt máy chủ tại nước họ, theo báo Tuổi Trẻ.



(T.K.)Người Việt