PDA

View Full Version : Thảm án 39 người ở Anh: Trung Quốc không cho thân nhân cung cấp thông tin nhận xác



giavui
10-31-2019, 09:18 PM
Thảm án 39 người ở Anh: Trung Quốc không cho thân nhân cung cấp thông tin nhận xác



Vụ 39 thi thể chết trong một xe tải lạnh ở Anh đang gây chấn động thế giới. Trong khi người Việt Nam cung cấp thông tin để giám định thi thể thân nhân của họ, thì chính quyền Trung Quốc lại ra công văn yêu cầu công dân nghi ngờ có thân quyến trong vụ thảm án này không được báo án.


https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/0hn-str23101939dead40jpg.jpg

Cảnh sát phong tỏa hiện trường xe container chứa 39 thi thể ở Khu công nghiệp Waterglade thuộc Grays, phía Đông London, Anh ngày 23/10/2019. (Ảnh: AFP)

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông, 39 người chết có thể là người Việt Nam. Tờ Daily Mail hôm 26/10 đưa tin, cộng đồng người Việt ở Anh cho biết họ đã thu thập được thông tin và ảnh chụp của 20 người Việt Nam được cho là mất tích, trong đó 7 người đã được xác minh.

Tờ Agence France-Presse hôm 28/10 nói rằng giới chức nước Anh đã kêu gọi phía Việt Nam cung cấp thông tin hỗ trợ xác minh thông tin nạn nhân, do những người bị nạn nghi ngờ dùng hộ chiếu Trung Quốc giả.

Ngày 27/10, tài khoản Twitter ngoài Trung Quốc loan báo tin trong số 39 xác chết đó ngoài 26 người Việt Nam thì còn có người Trường Lạc, Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tuy nhiên để tránh mất mặt, chính quyền Trung Quốc từ chối phối hợp hỗ trợ chính phủ Anh quốc, trong khi đó quan chức tỉnh Phúc Kiến đã không cho người dân báo án, đồng thời không chế người nhà tiếp xúc với phóng viên và phương tiện truyền thông.

Người đăng thông tin này còn cung cấp văn bản có chữ ký của Tào Dĩ Cường, Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại quận Trường Lạc, thành phố Phúc Châu. Thông tri nói rõ, chỉ thị từ Văn phòng Đối ngoại Phúc Châu, đối với phóng viên nước ngoài đến Phúc Thanh, Trường Lạc phỏng vấn về thảm án 39 người chết trong quá trình nhập cư trái phép vào nước Anh, các cấp ban ngành chính phủ địa phương sẽ tích cực tuyên truyền “thành tựu phát triển nông thôn”, đồng thời phong tỏa nghiêm ngặt các khu vực “nhạy cảm”.

Tin tức về số người Trung Quốc có thể có trong 39 nạn nhân hiện chưa được công bố. Tuy nhiên thông tin về động thái khống chế người nhà nạn nhân của chính quyền thành phố có độ tin cậy cao hơn.


https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/eh8xh7xucaawwge.jpg

Văn bản có chữ ký của Tào Dĩ Cường, Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại quận Trường Lạc, thành phố Phúc Châu. (Ảnh: Twitter)

Tin từ Đài Á châu Tự do (RFA) cũng từng đề cập, chính phủ thành phố Phúc Châu đã khởi động chương trình “duy trì sự ổn định”. Hôm thứ Sáu (25/10) phóng viên của đài từng gọi điện đến phòng trực ban của chính quyền Trường Lạc hỏi về vụ việc 39 người chết có liên quan đến người địa phương này, phía nhân viên trực ban trả lời “Chúng tôi phải căn cứ theo chỉ thị từ cấp trên mới tiến hành xử lý (trả lời)”.

Luật sư nhân quyền Trần Quang Thành trên Twitter nhận định, việc chính quyền ĐCSTQ từ chối trách nhiệm đối với các thi thể người nhập cư trái phép trước đó đã từng xảy ra. Năm 1998, chính quyền Trung Quốc từ chối xử lý việc 3 người nhập cư trái phép vào Israel bị thiệt mạng. Khi đó, chính phủ Israel phải đơn phương điều tra thân quyến của nạn nhân, hoàn trả tro cốt và bồi thường. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc còn truy thu thuế đối với khoản bồi thường này.


Bài đăng trên Twitter của Luật sư Trần Quang Thành viết: “Năm 1998, ba người Phúc Kiến nhập cư vào Israel thiệt mạng, chính phủ Israel đã thương nghị với chính phủ Trung Quốc để bồi thường và lo việc hậu sự. Phía Trung Quốc cho rằng ba người này là nhập cư trái phép nên không đáng quan tâm. Chính phủ Israel buộc phải xử lý rốt ráo, từ xa xôi đến Phúc Kiến, giao tro cốt cho thân nhân người bị hại, và bồi thường 700.000 USD. Về sau chính phủ Trung Quốc đã truy thu khoản thuế 180.000 USD đối với các gia đình nạn nhân”.


https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/essex-lorry-bodies-8.jpg

Tài khoản Twitter ngoài Trung Quốc loan báo tin trong số 39 xác chết đó ngoài 26 người Việt Nam thì còn có người Trường Lạc, Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. (Ảnh: Independent)

Ngoài ra, trong khi người Việt Nam tích cực cung cấp thông tin nạn nhân để được nhận lại xác người thân, thì phía Trung Quốc mà đại diện là ‘Hoàn Cầu thời báo’ đã đăng bài chỉ trích chính sách nhập cư của nước Anh. Giới truyền thông nước ngoài truy vấn “Một nước lớn như Trung Quốc tại sao người dân không ngừng tháo chạy”. Bộ ngoại giao Trung Quốc đáp lời rằng không nên đề cập đến vấn đề chính trị mà chỉ nên tập trung vào những người chết.

Vào thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ từng phê phán những người nhập cư trái phép là “phản quốc”, “làm mất mặt đảng và nhà nước”, và những người này là “chết chưa hết tội”.

Trong những năm xây dựng chính quyền, các cuộc vận động chính trị liên miên đã bức bách người Phúc Kiến phải bỏ trốn và sống cuộc sống lưu vong. Vào thời hiện đại này, cơm ăn áo mặc không hẳn là thiếu nhưng an sinh của người dân vẫn chưa được đảm bảo, cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn, chi phí giáo dục và nhà ở đắt đỏ, khiến người Phúc Kiến nuôi mộng làm giàu nơi đất khách, khởi lên phong trào nhập cư trái phép.


https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/0_immigrantsfounddeadinsidecontainerlorry.jpg

Bên trong container chở cà chua nơi 58 người nhập cư Trung Quốc thiệt mạng năm 2000. (Ảnh: AP)

Vụ việc chết thảm tương tự do nhập cư trái phép đã từng xảy ra. Đó là vào năm 2000, tại cảng Dover, vùng Kent, miền Nam nước Anh, 58 thi thể người Trung Quốc bị phát hiện trong xe chở cà chua, ngoài ra còn có 2 người may mắn sống sót.

Báo chí đưa tin, có 3 xe lạnh vào thời điểm đó đã tiến vào nước Anh, điều này cho thấy hơn 100 người đã tìm cách nhập cư trái phép vào Anh, và trong đó có thể phần nhiều là người Việt Nam và Trung Quốc. Tung tích của 2 chiếc xe còn lại chưa được công bố.

Khải Hoàn (Theo NTDTV)