PDA

View Full Version : Biểu tình tại nhiều nơi: Thế giới bước vào thời đại mới của cách mạng?



duyanh
10-29-2019, 12:36 PM
Biểu tình tại nhiều nơi: Thế giới bước vào thời đại mới của cách mạng?



Những nguồn tin từ truyền thông thế ​​giới, từ Chile đến Hồng Kông, từ Liban đến Barcelona, cho thấy gần đây đã nổ ra nhiều hoạt động biểu tình quy mô lớn tại nhiều nơi trên thế giới. Khi tìm kiếm điểm chung của những hoạt động biểu tình này, người ta không thể không băn khoăn phải chăng thế giới đã bước vào một kỷ nguyên cách mạng mới?


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/09/tuong-nu-than-dan-chu-hong-kong.jpg

Tượng Nữ thần Dân chủ Hồng Kông được tạo hình từ nguyên mẫu người biểu tình Hồng Kông, đội mũ sắt, đeo kính, đeo mặt nạ phòng độc, tay cầm ô, cầm biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”. (Ảnh: Gary Fan/Facebook)

Trong hoạt động biểu tình tại các nước khác nhau, tình tiết cũng thường rất khác nhau, nhưng dường như trong những biến động gần đây thường có điểm chung quan trọng là người tham gia biểu tình ở độ tuổi còn rất trẻ. Hầu hết trường hợp, chính những người trẻ tuổi đã xung phong đứng lên đòi hỏi thay đổi.

Lịch sử cho thấy, thường thì những người trẻ tuổi có xu hướng không muốn thuận theo trật tự cố hữu đang trói buộc họ, nhưng thực trạng sẽ càng trầm trọng thêm khi bối cảnh dân số và chính trị – xã hội rơi vào trạng thái càng cực đoan hơn.

So với các thời kỳ lịch sử, dường như hiện nay số người trẻ tuổi áp đảo hơn bao giờ hết. Trong số 7,7 tỷ người trên thế giới ngày nay có khoảng 41% dưới 24 tuổi. Ở Châu Phi, 41% dưới 15 tuổi. Ở châu Á và châu Mỹ Latin (chiếm 65% dân số thế giới), tỷ lệ này là 25%. Ở các nước phát triển thì ngược lại, 16% người châu Âu dưới 15 tuổi, nhưng khoảng 18% trên 65 tuổi, gấp đôi mức trung bình của thế giới.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hầu hết những người trẻ này đã hoặc sắp đến tuổi trưởng thành. Suy thoái kinh tế, sự trì trệ hoặc suy giảm mức sống và kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ đã thay đổi cuộc sống của họ. Hiện nay, nhiều hoạt động biểu tình xuất phát từ tâm lý bất bình của họ trước thực tế bất bình đẳng kinh tế và việc làm. Tại Tunisia, nơi bùng nổ Mùa xuân Ả Rập năm 2011, và nước láng giềng Algeria, các hoạt động biểu tình trên đường phố toàn do sinh viên và những người trẻ tuổi thất nghiệp khởi xướng, họ tức giận vì vật giá và thuế khóa gia tăng. Mới đây, tình trạng hỗn loạn tương tự cũng nổ ra tại Chile và Iraq.

Ở Ấn Độ, mỗi tháng có thêm cả triệu người bước vào tuổi 18, độ tuổi bắt đầu tham gia bầu cử. Tại Trung Đông và Bắc Phi, ước tính trong 5 năm tới có 27 triệu thanh niên gia nhập lực lượng lao động. Khi chính phủ bế tắc trong cung cấp việc làm, tiền lương và nhà ở đàng hoàng thì sẽ gặp phiền phức lớn.

Ngày nay, số lượng người trẻ chiếm đông đảo và được thụ hưởng giáo dục tốt hơn nhiều các thời đại trong quá khứ, họ cũng khỏe mạnh hơn và dường như không chấp nhận ràng buộc từ phong tục xã hội và tôn giáo, có lẽ vì vậy mà khao khát của họ cũng mạnh mẽ hơn.



Ngoài ra, lý do còn vì bùng nổ truyền thông mạng xã hội, sự tồn tại của tiếng Anh như một ngôn ngữ phổ quát, xu thế toàn cầu hóa thông tin và dân chủ hóa trên Internet, khiến những người trẻ tuổi thuộc mọi thành phần và bối cảnh xã hội đều cởi mở hơn trong lựa chọn cuộc sống, khát vọng mạnh mẽ hơn về tự do ngôn luận và thu nhập hợp lý.

Thực trạng xã hội thay đổi nhanh chóng như vậy đã kéo theo bất ổn chính trị. Phản kháng của người trẻ ở Liban mới đây là một ví dụ điển hình, do chính quyền tăng thuế đã khiến giới trẻ bất mãn. Tuy nhiên, một số hoạt động biểu tình, như ở Hồng Kông và Catalonia, ngay từ đầu đã bắt đầu từ hoạt động chính trị công khai. Người dân Hồng Kông đã phản đối chế độ độc tài của Trung Quốc bằng cách phản đối Dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, chiến dịch của họ đã được hưởng ứng từ đông đảo cộng đồng quốc tế.

Một yếu tố chung trong các hoạt động biểu tình giống như của người dân Hồng Kông là họ phải chiến đấu với chế độ độc tài, giới tinh anh và đầu sỏ chính trị; còn thế lực toàn trị này sẵn sàng sử dụng vũ lực để đàn áp, luôn lên án những người biểu tình là hành động bạo lực phá hoại.

Hy vọng một ngày nào đó, những hoạt động biểu tình riêng biệt này sẽ liên kết với nhau mang tính toàn cầu nhằm chống lại dối trá xảo quyệt, bất bình đẳng và áp bức. Nhưng cũng hãy bỏ chút thời gian suy nghĩ về một loại khả năng mà một ngày nào đó có thể đến với tất cả chúng ta: sự im lặng đến ngột ngạt ở những nơi tối tăm như Bắc Triều Tiên, Tân Cương và Tây Tạng thuộc Trung Quốc, Syria, Eritrea, Iran, Azerbaijan. Từ đây cho thấy, bảo vệ tiếng nói của những người trẻ “bất đồng chính kiến ​​ồn ào” này là đang bảo vệ chính chúng ta.



Tri Thức