duyanh
10-22-2019, 12:50 PM
Venezuela của Maduro trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Hôm thứ Năm tuần trước (17/10), Venezuela đã vượt qua Costa Rica để cùng Brazil giành 2 vị trí đại diện cho khu vực Mỹ La-tinh tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ 1/1/2020.
https://media.gettyimages.com/photos/nicolas-maduro-venezuelas-president-speaks-during-a-press-conference-picture-id1172649453?s=2048x2048
Theo trang tin Aljazeera, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên hôm thứ Năm (17/10) đã bỏ phiếu bổ sung các thanh viên vào Hội đồng Nhân quyền. Trong đó tại Mỹ La-tinh, Brazil nhận được 153 phiếu ủng hộ, tiếp theo là Venezuela với 105 phiếu. Costa Rica được cho là tham gia cuộc đua muộn để nỗ lực ngăn chặn chế độ Maduro có ghế trong Hội đồng Nhân quyền, nhưng đã không thành công và chỉ nhận được 96 phiếu ủng hộ.
Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza đã gọi cuộc bỏ phiếu này là “chiến thắng” trước “chiến dịch khốc liệt và tàn bạo của Mỹ… và các nước chư hầu”.
Trong khi đó, những người phê bình đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối Venezuela góp mặt trong Hội đồng Nhân quyền. Những người chỉ trích cho rằng ông Muduro đang nỗ lực gây ảnh hưởng hoặc thậm chí là làm xói mòn các cuộc điều tra tiềm năng nhắm vào các hoạt động lạm dụng nhân quyền tại Venezuela do chính người dân nước này phản ánh.
Ông Louis Charbonneau – Giám đốc Liên Hiệp Quốc tại tổ chức Quan sát Nhân quyền nói với Washington Post: “Với việc có ghế [trong Hội đồng Nhân quyền], Venezuela sẽ cố gắng làm xói mòn cuộc điều tra về các hành vi lạm dụng của họ và các đồng minh. Các phái đoàn và ủy ban điều tra của Hội đồng đã đang làm việc xuất sắc. Những cuộc bỏ phiếu về một số vấn đề có thể bị đóng lại, vì vậy chúng ta không cần những nước như Venezuela đang nỗ lực làm xói mòn công việc tốt.”
Ông Philippe Bolopion – phó giám đốc vận động toàn cầu của tổ chức Quan sát Nhân quyền đã gọi việc Venezuela được bầu là không xứng đáng, và là “một cú tát vào mặt vô số nạn nhân của đất nước này đã đang bị tra tấn, sát hại bởi lực lượng chính phủ [Maduro], cũng như hàng triệu người đã phải trốn chạy [ra nước ngoài] vì tình trạng khẩn cấp nhân đạo do chính phủ này gây ra.”
Bà Kelly Craft – Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đã gọi vị trí của chính quyền Maduro trong Hội đồng Nhân quyền là “sự bối rối cho Liên Hiệp Quốc và là thảm họa đối với người dân Venezuela”.
“Việc một trong những kẻ lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới sẽ được cấp một chỗ ngồi trong cơ quan được cho là để bảo vệ nhân quyền là hoàn toàn kinh khủng,” bà Craft nói trong một tuyên bố phát đi sau cuộc bỏ phiếu hôm 17/10.
Bộ Ngoại giao Brazil đã phát đi tuyên bố nói rằng việc nước này tái cử vào hội đồng đã đánh dấu “thắng lợi quan trọng”, nhưng cũng chỉ trích mạnh mẽ việc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn Venezuela.
Việc bầu Venezuela “cho thấy rằng vẫn có nhiều việc phải làm để hình thành nhận thức trong cộng đồng quốc tế về thực trạng nhân quyền thảm họa trong đất nước đó,” tuyên bố của Bộ Ngoại giao Brazil nói.
Trong cuộc bỏ phiếu hôm 17/10, 193 thành viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu 14 thành viên vào Hội đồng Nhân quyền 47 ghế cho nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2020. Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, các ghế trong Hội đồng Nhân quyền được phân bổ theo khu vực để đảm bảo tính đại diện về mặt địa lý.
Trong các cuộc đua ở các khu vực khác, Iraq đã mất ghế trong nhóm Châu Á, với 4 đại diện trúng cử là Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Quần đảo Marshall. Tại Đông Âu, Moldova đã thất bại trong cuộc đua giành 2 ghế đại diện cho khu vực này, chiến thắng thuộc về Armenia và Ba Lan.
Bốn nước Châu Phi trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ mới gồm Namibia, Libya, Mauritania và Sudan.
Tại Châu Âu, Đức và Hà Lan là hai ứng viên duy nhất cho 2 ghế đại diện cho Tây Âu và họ đã được bầu với đa số áp đảo.
Hội đồng Nhân quyền có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ có nhiệm vụ phát hiện ra các hành vi lạm dụng nhân quyền và cử các giám sát viên đặc biệt theo dõi các quốc gia và vấn đề nhất định. Cơ quan này cũng định kỳ đánh giá quyền con người tại tất cả quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
Được tạo ra từ năm 2006 để thay thế cho ủy ban nhân quyền bị mất uy tín vì các hồ sơ lạm dụng nhân quyền của chính các thành viên ủy ban, nhưng hiện tại Hội đồng Nhân quyền cũng phải đối mặt với những chỉ trích tương tự.
Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì Washington coi nhóm này chỉ là diễn đàn cho những kẻ đạo đức giả về nhân quyền.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft nói rằng cuộc bỏ phiếu hôm 17/10 “cung cấp bằng chứng đanh thép cho thấy Hội đồng Nhân quyền đã bị phá vỡ và củng cố thêm lý do tại sao Mỹ đã rút lui.”
Tri Thức
Hôm thứ Năm tuần trước (17/10), Venezuela đã vượt qua Costa Rica để cùng Brazil giành 2 vị trí đại diện cho khu vực Mỹ La-tinh tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ 1/1/2020.
https://media.gettyimages.com/photos/nicolas-maduro-venezuelas-president-speaks-during-a-press-conference-picture-id1172649453?s=2048x2048
Theo trang tin Aljazeera, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên hôm thứ Năm (17/10) đã bỏ phiếu bổ sung các thanh viên vào Hội đồng Nhân quyền. Trong đó tại Mỹ La-tinh, Brazil nhận được 153 phiếu ủng hộ, tiếp theo là Venezuela với 105 phiếu. Costa Rica được cho là tham gia cuộc đua muộn để nỗ lực ngăn chặn chế độ Maduro có ghế trong Hội đồng Nhân quyền, nhưng đã không thành công và chỉ nhận được 96 phiếu ủng hộ.
Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza đã gọi cuộc bỏ phiếu này là “chiến thắng” trước “chiến dịch khốc liệt và tàn bạo của Mỹ… và các nước chư hầu”.
Trong khi đó, những người phê bình đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối Venezuela góp mặt trong Hội đồng Nhân quyền. Những người chỉ trích cho rằng ông Muduro đang nỗ lực gây ảnh hưởng hoặc thậm chí là làm xói mòn các cuộc điều tra tiềm năng nhắm vào các hoạt động lạm dụng nhân quyền tại Venezuela do chính người dân nước này phản ánh.
Ông Louis Charbonneau – Giám đốc Liên Hiệp Quốc tại tổ chức Quan sát Nhân quyền nói với Washington Post: “Với việc có ghế [trong Hội đồng Nhân quyền], Venezuela sẽ cố gắng làm xói mòn cuộc điều tra về các hành vi lạm dụng của họ và các đồng minh. Các phái đoàn và ủy ban điều tra của Hội đồng đã đang làm việc xuất sắc. Những cuộc bỏ phiếu về một số vấn đề có thể bị đóng lại, vì vậy chúng ta không cần những nước như Venezuela đang nỗ lực làm xói mòn công việc tốt.”
Ông Philippe Bolopion – phó giám đốc vận động toàn cầu của tổ chức Quan sát Nhân quyền đã gọi việc Venezuela được bầu là không xứng đáng, và là “một cú tát vào mặt vô số nạn nhân của đất nước này đã đang bị tra tấn, sát hại bởi lực lượng chính phủ [Maduro], cũng như hàng triệu người đã phải trốn chạy [ra nước ngoài] vì tình trạng khẩn cấp nhân đạo do chính phủ này gây ra.”
Bà Kelly Craft – Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đã gọi vị trí của chính quyền Maduro trong Hội đồng Nhân quyền là “sự bối rối cho Liên Hiệp Quốc và là thảm họa đối với người dân Venezuela”.
“Việc một trong những kẻ lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới sẽ được cấp một chỗ ngồi trong cơ quan được cho là để bảo vệ nhân quyền là hoàn toàn kinh khủng,” bà Craft nói trong một tuyên bố phát đi sau cuộc bỏ phiếu hôm 17/10.
Bộ Ngoại giao Brazil đã phát đi tuyên bố nói rằng việc nước này tái cử vào hội đồng đã đánh dấu “thắng lợi quan trọng”, nhưng cũng chỉ trích mạnh mẽ việc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn Venezuela.
Việc bầu Venezuela “cho thấy rằng vẫn có nhiều việc phải làm để hình thành nhận thức trong cộng đồng quốc tế về thực trạng nhân quyền thảm họa trong đất nước đó,” tuyên bố của Bộ Ngoại giao Brazil nói.
Trong cuộc bỏ phiếu hôm 17/10, 193 thành viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu 14 thành viên vào Hội đồng Nhân quyền 47 ghế cho nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2020. Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, các ghế trong Hội đồng Nhân quyền được phân bổ theo khu vực để đảm bảo tính đại diện về mặt địa lý.
Trong các cuộc đua ở các khu vực khác, Iraq đã mất ghế trong nhóm Châu Á, với 4 đại diện trúng cử là Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Quần đảo Marshall. Tại Đông Âu, Moldova đã thất bại trong cuộc đua giành 2 ghế đại diện cho khu vực này, chiến thắng thuộc về Armenia và Ba Lan.
Bốn nước Châu Phi trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ mới gồm Namibia, Libya, Mauritania và Sudan.
Tại Châu Âu, Đức và Hà Lan là hai ứng viên duy nhất cho 2 ghế đại diện cho Tây Âu và họ đã được bầu với đa số áp đảo.
Hội đồng Nhân quyền có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ có nhiệm vụ phát hiện ra các hành vi lạm dụng nhân quyền và cử các giám sát viên đặc biệt theo dõi các quốc gia và vấn đề nhất định. Cơ quan này cũng định kỳ đánh giá quyền con người tại tất cả quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
Được tạo ra từ năm 2006 để thay thế cho ủy ban nhân quyền bị mất uy tín vì các hồ sơ lạm dụng nhân quyền của chính các thành viên ủy ban, nhưng hiện tại Hội đồng Nhân quyền cũng phải đối mặt với những chỉ trích tương tự.
Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì Washington coi nhóm này chỉ là diễn đàn cho những kẻ đạo đức giả về nhân quyền.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft nói rằng cuộc bỏ phiếu hôm 17/10 “cung cấp bằng chứng đanh thép cho thấy Hội đồng Nhân quyền đã bị phá vỡ và củng cố thêm lý do tại sao Mỹ đã rút lui.”
Tri Thức