PDA

View Full Version : Mông Cổ tìm đồng minh kết thân, tránh phụ thuộc Trung Quốc



duyanh
10-09-2019, 12:39 PM
Mông Cổ tìm đồng minh kết thân, tránh phụ thuộc Trung Quốc





https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/10/khaltmaagiin-battulga.jpg

Tổng thống Mông Cổ và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một sự kiện công bố một bức tượng Phật tại Tu viện Gandan, Mông Cổ thông qua hội nghị truyền hình (ảnh: Indsamachar).

Ngày 1/10, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kỷ niệm 70 năm cai quản đất nước bằng một lễ diễu binh với các loại vũ khí tối tân trên đường phố Bắc Kinh. Trong khi đó, Tổng thống nước láng giềng Mông Cổ, ông Khaltmaagiin Battulga đã lần đầu tiên tới thăm Ấn Độ.

Nikkei cho biết, James Crabtree, phó giáo sư thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã kết nối hai sự kiện và nhận định, đó là một bằng chứng cho thấy các quốc gia nhỏ hơn quanh Trung Quốc đang tìm cách kết thân với các đồng minh mới, nhằm cân bằng sức mạnh ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Vận mệnh của Mông Cổ là vùng lãnh thổ bị kẹp giữa Nga và Trung Quốc. Trong nhiều thập niên thời Chiến tranh Lạnh, Mông Cổ là một vệ tinh của Nga. Ngày nay, nền kinh tế nước này phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức lại một lần nữa trở thành một đất nước phụ thuộc.

Vào tháng 9, ông Battulga tới New Delhi với hi vọng cải thiện mối quan hệ với các quốc gia “láng giềng xa” như Ấn Độ và Mỹ để tạo cơ hội điều chỉnh mối quan hệ với Bắc Kinh.

Ấn Độ cũng có mục tiêu tương tự, năm 2015, ông Narendra Modi trở thành thủ tướng đầu tiên đến thăm Mông Cổ, một phần trong chiến lược kết giao với các cường quốc có lịch sử căng thẳng với Bắc Kinh.

Tổng thống Battulga từng là nhà vô địch đấu vật, được mô tả là “ngài Trump của Thảo nguyên Á-Âu”, ông thắng cử năm 2017 một phần nhờ lời hứa chống Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Battulga đang yếu thế trong các cuộc đàm phán. Về mặt địa lý, Mông Cổ có diện tích rộng lớn, nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội là 12 tỷ đô la. Nền kinh tế thảo nguyên phụ thuộc khai thác mỏ và sản phẩm chủ yếu bán cho Trung Quốc. Trong năm 2017, suy giảm kinh tế toàn cầu buộc Mông Cổ phải chấp nhận một gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Những thành công đầu tư nước ngoài của Mông Cổ chỉ ở mức giới hạn, phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Công ty khai thác mỏ Rio Tinto liên doanh Anh – Úc đang khai thác một mỏ đồng khổng lồ trị giá 7 tỷ đô la ở sa mạc Gobi phía nam đất nước, và tất cả đầu ra đều vận chuyển qua biên giới tới Trung Quốc.

Mới đây, ĐCSTQ tổ chức “lễ mừng sinh nhật” với cuộc diễu hành rầm rộ nhằm phô trương khả năng đe dọa quân sự với các nước láng giềng, trong đó có Mông Cổ.

Năm 2016, trước cuộc bầu cử của ông Battulga, Trung Quốc từng đưa ra một lời nhắc nhở sắc lạnh về thực tế cuộc sống trong quỹ đạo Trung Quốc. Là một quốc gia chủ yếu theo Phật giáo, Mông Cổ đã chấp nhận một chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma, kết quả là lệnh trừng phạt thuế quan của Bắc Kinh khiến Mông Cổ phải xin lỗi và hứa trong tương lai không có chuyến thăm nào tương tự.

Trung Quốc đang thôi thúc Mông Cổ trở thành thành viên của tổ chức an ninh liên chính phủ gọi là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, trụ sở tại Bắc Kinh, bao gồm các thành viên từ Á sang Âu. Tuy nhiên, ông Battulga đang chống lại bước tiến này và tìm cách kết thân với các cường quốc khác. Vào tháng Bảy, ông Battulga đã gặp Tổng thống Donald Trump tại Washington. Ông Battulga cũng đã cam kết tăng cường quan hệ với Moscow trong cuộc bầu cử năm 2017 và vào tháng Chín, Nga đã ra mắt quỹ 1,5 tỷ đô la dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Mông Cổ.


DKN
9-10-2019