PDA

View Full Version : Tàu cá Việt Nam bị 3 tàu Trung Quốc truy đuổi trên vùng biển đặc quyền



duyanh
10-06-2019, 02:14 PM
Tàu cá Việt Nam bị 3 tàu Trung Quốc truy đuổi trên vùng biển đặc quyền




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/10/tau-ca1.jpg

Tàu cá Việt Nam bị 3 tàu Trung Quốc truy đuổi (ảnh minh họa/Hanoimoi).

Ngày 5/10, tại khu vực cách tỉnh Khánh Hòa 112 hải lý, một tàu cá Bình Định số hiệu 91386 bị 3 tàu Trung Quốc truy đuổi, không cho đánh bắt.

Báo Tiền Phong dẫn thông tin từ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN, sự việc xảy ra lúc 14h40′ ngày 5/10, tại khu vực phía Nam Đông Nam tỉnh Khánh Hòa khoảng 112 hải lý, tàu cá BĐ 91386 TS của Bình Định bị 3 tàu Trung Quốc truy đuổi không cho đánh bắt.


Thuyền trưởng tàu cá đã đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN xác minh sự việc và giữ liên lạc với tàu.

Ông Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói trên VnExpress, sự việc 3 tàu Trung Quốc truy đuổi tàu cá Bình Định là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/10/332551563603007739255_2072019.jpg

Các vùng biển của Việt Nam theo quy định của UNCLOS (đồ họa: Camau.gov.vn/VnExpress).

Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.


Theo Công ước, mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong đó, vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán.

Điều 62 của UNCLOS quy định quyền chủ quyền về kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

DKN