sophienguyen
10-04-2019, 01:03 AM
Mỹ tịch thu hàng hoá của Trung Quốc vì nghi đến từ lao động cưỡng bức
Hôm 1/10, Reuters dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ cho hay, sau một thời gian theo dõi chính phủ nước này đã tịch thu hàng hoá nhập khẩu của một số nước vì nghi ngờ các sản phẩm này đến từ việc sử dụng nô lệ.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/gsfs.jpg
Công nhân trong dây chuyền xuất áo khoác tại một nhà máy ở Nam Thông, Trung Quốc vào ngày 24/9/2019. Quần áo từ Trung Quốc nằm trong số hàng hóa bị tịch thu. (Ảnh qua The Straits Times)
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết họ đã tịch thu 5 loại hàng khác nhau trong tuần này, dựa trên thông tin cho thấy hàng hóa đã được sản xuất bằng lao động nô lệ ở nước ngoài.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết họ đã tịch thu 5 loại hàng khác nhau trong tuần này, dựa trên những thông tin họ thu thập được cho thấy hàng hóa đã được sản xuất bằng lao động nô lệ ở nước ngoài bao gồm: quần áo đến từ Trung Quốc và kim cương từ Zimbabwe, găng tay cao su được sản xuất tại Malaysia, vàng được khai thác tại Cộng hòa Dân chủ Congo và xương đen, còn gọi là than xương động vật được sản xuất tại Brazil.
CBP cũng khẳng định rằng các công ty bị tịch thu hàng hóa hoàn toàn có thể khiếu nại, chứng minh bằng giấy tờ rằng các sản phẩm được sản xuất từ lao động bình thường hoặc yêu cầu được trả lại hàng để bán ở nơi khác ngoài Mỹ.
Theo luật năm 2016, việc nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ bị coi là bất hợp pháp khi các hoạt động sản xuất được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần bằng lao động cưỡng bức, bao gồm công việc từ nhà tù, lao động ngoại quan và lao động trẻ em.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/gs.jpg
Một cảnh khai thác kim cương ở ở Sierra Leone, Zimbawue ngày 27/4/2019. (Ảnh qua Adan Smith Astitute)
“Một trong những nhiệm vụ chính của CBP là tạo điều kiện cho thương mại và du lịch hợp pháp”, ủy viên CBP, Mark Morgan cho biết.
“Việc tịch thu các loại hàng hóa này cho thấy rằng cho thấy rằng nếu chúng tôi nghi ngờ một sản phẩm bất kỳ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, chúng tôi sẽ đưa sản phẩm đó ra khỏi kệ hàng trên đất Mỹ”, ông cho biết trong một tuyên bố.
Theo ước tính của Viện chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, một tổ chức phi lợi nhuận, thì có tới hơn 554 tỷ USD trị giá hàng hóa có khả năng được sản xuất bởi lao động cưỡng bức tuồn vào thị trường Mỹ mỗi năm.
Tuy nhiên, báo cáo hồi tháng 4/2019 của hãng tin Thomson Reuters Foundation cho thấy chỉ có 6,3 triệu USD hàng hóa bị chặn lại kể từ khi luật cấm nhập khẩu hàng hóa sản xuất bằng lao động nô lệ được thông qua vào năm 2016.
Thiện Thành (Theo The Straits Times)
Hôm 1/10, Reuters dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ cho hay, sau một thời gian theo dõi chính phủ nước này đã tịch thu hàng hoá nhập khẩu của một số nước vì nghi ngờ các sản phẩm này đến từ việc sử dụng nô lệ.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/gsfs.jpg
Công nhân trong dây chuyền xuất áo khoác tại một nhà máy ở Nam Thông, Trung Quốc vào ngày 24/9/2019. Quần áo từ Trung Quốc nằm trong số hàng hóa bị tịch thu. (Ảnh qua The Straits Times)
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết họ đã tịch thu 5 loại hàng khác nhau trong tuần này, dựa trên thông tin cho thấy hàng hóa đã được sản xuất bằng lao động nô lệ ở nước ngoài.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết họ đã tịch thu 5 loại hàng khác nhau trong tuần này, dựa trên những thông tin họ thu thập được cho thấy hàng hóa đã được sản xuất bằng lao động nô lệ ở nước ngoài bao gồm: quần áo đến từ Trung Quốc và kim cương từ Zimbabwe, găng tay cao su được sản xuất tại Malaysia, vàng được khai thác tại Cộng hòa Dân chủ Congo và xương đen, còn gọi là than xương động vật được sản xuất tại Brazil.
CBP cũng khẳng định rằng các công ty bị tịch thu hàng hóa hoàn toàn có thể khiếu nại, chứng minh bằng giấy tờ rằng các sản phẩm được sản xuất từ lao động bình thường hoặc yêu cầu được trả lại hàng để bán ở nơi khác ngoài Mỹ.
Theo luật năm 2016, việc nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ bị coi là bất hợp pháp khi các hoạt động sản xuất được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần bằng lao động cưỡng bức, bao gồm công việc từ nhà tù, lao động ngoại quan và lao động trẻ em.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/10/gs.jpg
Một cảnh khai thác kim cương ở ở Sierra Leone, Zimbawue ngày 27/4/2019. (Ảnh qua Adan Smith Astitute)
“Một trong những nhiệm vụ chính của CBP là tạo điều kiện cho thương mại và du lịch hợp pháp”, ủy viên CBP, Mark Morgan cho biết.
“Việc tịch thu các loại hàng hóa này cho thấy rằng cho thấy rằng nếu chúng tôi nghi ngờ một sản phẩm bất kỳ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, chúng tôi sẽ đưa sản phẩm đó ra khỏi kệ hàng trên đất Mỹ”, ông cho biết trong một tuyên bố.
Theo ước tính của Viện chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, một tổ chức phi lợi nhuận, thì có tới hơn 554 tỷ USD trị giá hàng hóa có khả năng được sản xuất bởi lao động cưỡng bức tuồn vào thị trường Mỹ mỗi năm.
Tuy nhiên, báo cáo hồi tháng 4/2019 của hãng tin Thomson Reuters Foundation cho thấy chỉ có 6,3 triệu USD hàng hóa bị chặn lại kể từ khi luật cấm nhập khẩu hàng hóa sản xuất bằng lao động nô lệ được thông qua vào năm 2016.
Thiện Thành (Theo The Straits Times)