duyanh
10-03-2019, 12:44 PM
Ðường sắt Cát Linh – Hà Ðông: Vẫn chưa biết khi nào vận hành
Tổng thầu Trung Quốc không cung cấp đủ hồ sơ về an toàn hệ thống tàu Cát Linh-Hà Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết trước câu hỏi bao giờ tàu mới được vận hành.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/09/duong-sat-do-thi-cat-linh-ha-dong-se-duoc-van-hanh-thu-vao-ban-dem.jpg
Một nhà ga của hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Ảnh: Sơn Trà)
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều ngày 2/10, khi được hỏi “bao giờ tàu tuyến Cát Linh – Hà Ðông” chính thức được vận hành, đại diện Bộ GTVT chỉ nói đến một số vướng mắc, quy trình nghiệm thu để vận hành chứ không đưa ra thời gian cụ thể về kế hoạch của dự án.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết hiện tồn tại lớn nhất của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là Tổng thầu phía Trung Quốc chưa cung cấp đủ các hồ sơ để bảo đảm an toàn hệ thống theo quy định; đặc biệt là hồ sơ liên quan đến chứng chỉ minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất liên quan đến trang thiết bị của đoàn tàu để có cơ sở đánh giá an toàn hệ thống của đoàn tàu.
Ông Đông cho biết theo quy định, phải đánh giá xong mới tiến hành chạy thử và kích hoạt hệ thống bán vé tự động, hệ thống thông tin chuyên nghiệp để điều động đoàn tàu, đoàn tàu chạy liên tục theo hệ thống…
Việc vận hành thử tiến hành trong 20 ngày, sau đó đưa vào khai thác chính thức và tổ chức nghiệm thu. “Chúng tôi sẽ đưa vào khai thác trên cơ sở khi có đánh giá độc lập được nghiệm thu”, ông Đông nói, không nêu thời điểm cụ thể.
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố kết quả kiểm toán, chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tăng vốn và ký kết hợp đồng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Tổng các khoản chi sai tại dự án lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Việc vay vốn Trung Quốc kéo theo nhiều ràng buộc, trong đó chủ đầu tư “tạo điều kiện” cho nhà thầu Trung Quốc chỉ định thực hiện khối lượng công việc chiếm tới 77% tổng vốn đầu tư dự án (13.751 tỷ đồng).
Theo KTNN, nhiều “lỗ hổng” trong quá trình đầu tư khiến tổng cộng Bộ GTVT đã điều chỉnh vốn đầu tư từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205%.
Tại buổi họp báo thường kỳ, ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông xác nhận KTNN đã kết luận đúng các sai sót của dự án từ tháng 9/2009 đến tháng 11/2018.
Về kết luận của KTNN “biết lỗ vẫn làm”, ông Đông cho biết thực tế dự án đã được xác định bù lỗ ngay từ khi thành lập. Do chức năng của đường sắt đô thị là để nhằm phát triển vận tải công cộng, nên “mục tiêu thu hồi vốn không phải là ưu tiên hàng đầu khi triển khai dự án”, ông Đông cho hay.
Về việc dự án chậm kế hoạch 5 năm, chưa biết ngày vận hành, Bộ GTVT xác định nguyên nhân chủ yếu là do tổng thầu Trung Quốc. Trong khi đó, tổng thầu Trung Quốc cho hay bao giờ vận hành khai thác chính thức không phải do nhà thầu quyết định mà do chủ đầu tư quyết định.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức đấu thầu và phê duyệt trúng thầu.
Dự án được thực hiện theo Hiệp định được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008, từ nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc. Tổng thầu EPC do phía Trung Quốc chỉ định (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc).
Tính tới tháng 9/2019, sau 8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, dự án vẫn chưa xác định cụ thể thời gian khai thác thương mại.
Ngày 1/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết do dự kiến khai thác thương mại vào 9/2017 nên toàn bộ việc bàn giao quản lý vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã giao cho Hà Nội. Hiện Hà Nội trả lãi vay từ năm 2018, bình quân gần 300 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm.
Tri Thức
3-10-2019
Tổng thầu Trung Quốc không cung cấp đủ hồ sơ về an toàn hệ thống tàu Cát Linh-Hà Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết trước câu hỏi bao giờ tàu mới được vận hành.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/09/duong-sat-do-thi-cat-linh-ha-dong-se-duoc-van-hanh-thu-vao-ban-dem.jpg
Một nhà ga của hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Ảnh: Sơn Trà)
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều ngày 2/10, khi được hỏi “bao giờ tàu tuyến Cát Linh – Hà Ðông” chính thức được vận hành, đại diện Bộ GTVT chỉ nói đến một số vướng mắc, quy trình nghiệm thu để vận hành chứ không đưa ra thời gian cụ thể về kế hoạch của dự án.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết hiện tồn tại lớn nhất của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là Tổng thầu phía Trung Quốc chưa cung cấp đủ các hồ sơ để bảo đảm an toàn hệ thống theo quy định; đặc biệt là hồ sơ liên quan đến chứng chỉ minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất liên quan đến trang thiết bị của đoàn tàu để có cơ sở đánh giá an toàn hệ thống của đoàn tàu.
Ông Đông cho biết theo quy định, phải đánh giá xong mới tiến hành chạy thử và kích hoạt hệ thống bán vé tự động, hệ thống thông tin chuyên nghiệp để điều động đoàn tàu, đoàn tàu chạy liên tục theo hệ thống…
Việc vận hành thử tiến hành trong 20 ngày, sau đó đưa vào khai thác chính thức và tổ chức nghiệm thu. “Chúng tôi sẽ đưa vào khai thác trên cơ sở khi có đánh giá độc lập được nghiệm thu”, ông Đông nói, không nêu thời điểm cụ thể.
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố kết quả kiểm toán, chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tăng vốn và ký kết hợp đồng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Tổng các khoản chi sai tại dự án lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Việc vay vốn Trung Quốc kéo theo nhiều ràng buộc, trong đó chủ đầu tư “tạo điều kiện” cho nhà thầu Trung Quốc chỉ định thực hiện khối lượng công việc chiếm tới 77% tổng vốn đầu tư dự án (13.751 tỷ đồng).
Theo KTNN, nhiều “lỗ hổng” trong quá trình đầu tư khiến tổng cộng Bộ GTVT đã điều chỉnh vốn đầu tư từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205%.
Tại buổi họp báo thường kỳ, ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông xác nhận KTNN đã kết luận đúng các sai sót của dự án từ tháng 9/2009 đến tháng 11/2018.
Về kết luận của KTNN “biết lỗ vẫn làm”, ông Đông cho biết thực tế dự án đã được xác định bù lỗ ngay từ khi thành lập. Do chức năng của đường sắt đô thị là để nhằm phát triển vận tải công cộng, nên “mục tiêu thu hồi vốn không phải là ưu tiên hàng đầu khi triển khai dự án”, ông Đông cho hay.
Về việc dự án chậm kế hoạch 5 năm, chưa biết ngày vận hành, Bộ GTVT xác định nguyên nhân chủ yếu là do tổng thầu Trung Quốc. Trong khi đó, tổng thầu Trung Quốc cho hay bao giờ vận hành khai thác chính thức không phải do nhà thầu quyết định mà do chủ đầu tư quyết định.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức đấu thầu và phê duyệt trúng thầu.
Dự án được thực hiện theo Hiệp định được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008, từ nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc. Tổng thầu EPC do phía Trung Quốc chỉ định (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc).
Tính tới tháng 9/2019, sau 8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, dự án vẫn chưa xác định cụ thể thời gian khai thác thương mại.
Ngày 1/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết do dự kiến khai thác thương mại vào 9/2017 nên toàn bộ việc bàn giao quản lý vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã giao cho Hà Nội. Hiện Hà Nội trả lãi vay từ năm 2018, bình quân gần 300 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm.
Tri Thức
3-10-2019