duyanh
09-27-2019, 12:40 PM
TQ: Trẻ con 7 tuổi, người già sắp chết cũng bị liệt vào danh sách đen
Phong trào đấu tranh phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn, hiện nay, người biểu tình không chỉ đối mặt với bạo lực của cảnh sát, mà còn rơi vào hoàn cảnh bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “ghi nợ để về sau tính sổ”. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy, ĐCSTQ đang thu thập dữ liệu người biểu tình Hồng Kông trên quy mô lớn. ĐCSTQ nhắm vào nhiều đối tượng, từ những người mới 7 tuổi cho đến người già gần 90 tuổi đều có thể bị đưa vào danh sách đen.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/09/nguoi-bieu-tinh-hong-kong.jpg
Hôm 18/9, truyền thông của chính quyền Trung Quốc là tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài bình luận, nói rằng chính phủ Hồng Kông đang thúc đẩy cái gọi là “Luật cấm che mặt”, và nói người biểu tình cần “không sợ hãi công khai khuôn mặt”. (Ảnh: Shutterstock)
Thông tin cá nhân của người biểu tình bị công khai
Theo Đài Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) đưa tin, một trang web có tên “Giải mật Hồng Kông” đã công bố thông tin cá nhân của gần 100 người biểu tình, phóng viên và chính trị gia Hồng Kông. “Trang web chia các lý lịch thành 3 nhóm chính, cho thấy ảnh chân dung, ngày sinh, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, địa chỉ nhà riêng và cái gọi là ‘hành vi xấu'”, Deutsche Welle cho biết.
Theo thống kê, trong sự kiện phản đối Dự luật dẫn độ, tư liệu cá nhân của ít nhất 19 nhân viên của tờ Apple Daily bị trang web này tiết lộ, trong đó bao gồm cả người sáng lập tờ báo này là ông Lê Trí Anh (Lai Chee-Ying).
Sau khi trang web đáng ngờ này xuất hiện, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh lan truyền các thông tin này qua các tài khoản Weibo. “Họ khuyến khích cư dân mạng Trung Quốc lan truyền thông tin này, và kêu gọi người dùng internet Trung Quốc buộc những người trong danh sách ‘bỏ mặt nạ và lộ mặt thật’.”
Trong khi không thể chứng minh người đứng sau trang HK Leaks, ông Sunny Chiu, một thành viên hội đồng quận Sa Điền có tên trong danh sách đã viết trên tài khoản Facebook, cho rằng cảnh sát Trung Quốc đã tiết lộ thông tin của mình.
Ngày 18/9/2019, tờ Nhân dân nhật báo xuất bản một bài bình luận, nói rằng chính quyền Hồng Kông đang khuyến khích cái gọi là luật chống đeo mặt nạ, cho rằng người biểu tình “không nên sợ lộ mặt”. Các nhà lập pháp thân Bắc Kinh tại Hồng Kông cũng rao giảng về việc cấm đeo mặt nạ sẽ khiến tình trạng đình trệ của Hồng Kông kết thúc.
Tuy nhiên, mọi người đều biết rằng nếu để lộ danh tính, và bị chính quyền cho vào danh sách đen, thì tại Trung Quốc đại lục, người đó sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại: không thể di chuyển xa, không có cơ hội việc làm, bị giám sát và kiểm soát. Trong các dịp quan trọng như họp quốc hội hay các ngày kỷ niệm sự kiện nhạy cảm như thảm sát Thiên An Môn, những người trong danh sách đen sẽ bị kiểm soát chặt chẽ dưới chiêu bài “ổn định xã hội”. Người thân và cả con trẻ của họ cũng bị “quan tâm đặc biệt”, không được làm viên chức nhà nước, và không được tham gia quân ngũ.
Nhiều dấu hiệu cho thấy, dưới sự thúc đẩy của ĐCSTQ, hệ thống “Danh sách đen” phiên bản Hồng Kông sắp được hình thành.
Ở Trung Quốc Đại lục, hệ thống “Danh sách đen” này vận hành ra sao, từ những ví dụ dưới đây cũng có thể hiểu được phần nào.
Trẻ con 7 tuổi, người già sắp chết cũng bị liệt vào danh sách đen
Khi các cảnh sát bố ráp một cuộc họp của các tín đồ Kitô giáo ngầm (bị ĐCSTQ gán nhãn thành giáo phái Gào Thét) tại một địa phương ở Đông Nam Phúc Kiến vào năm 1996, họ tìm thấy một danh sách những tín đồ được rửa tội, trong đó có một đứa trẻ 7 tuổi.
Danh sách này được lưu lại như một danh sách đen, và năm 2019, chính quyền yêu cầu điều tra bất cứ ai thuộc danh sách này, kể cả đứa trẻ 7 tuổi của 23 năm trước.
“Không dễ thoát khỏi danh sách đen của chính quyền. Nếu một người bị đưa vào danh sách này mà vẫn tiếp tục tới tham gia các buổi tụ họp tín ngưỡng, họ sẽ bị bắt và rất khó được thả”, một nguồn tin trong chính quyền cho tạp chí nhân quyền Bitter Winter biết.
Vào tháng 6/2019, một người đàn ông bị liệt gần 90 tuổi tại Hồ Bắc bị cảnh sát tra hỏi vì bị bắt trong một cuộc bố ráp các tín đồ Tin Lành. Do đã ở cuối tuổi 80 nên ông không bị bắt giam, nhưng ông đã bị liệt vào danh sách đen. 2 ngày sau, người đàn ông qua đời.
Một người hàng xóm của ông nói với phóng viên của Bitter Winter rằng ông đã không thể tự chăm sóc bản thân từ năm ngoái, bởi ông bị ốm liệt giường. “Dù vậy, ĐCSTQ vẫn quấy nhiễu”, người hàng xóm kể.
Bị gán nhãn là “nguy hiểm” vĩnh viễn
Bitter Winter cho biết không lâu sau Tết âm lịch 2019, bà Yu sống ở phía Bắc Trung Quốc, một tín đồ Kitô giáo ngầm thuộc phái Đông Phương Thiểm Điện đã bị đuổi việc vì tín ngưỡng của bà. Lý do là 13 năm trước, bà Yu đã tham gia vào một buổi cầu nguyện của phái này, và bị đưa vào danh sách đen sau khi có người báo cáo với cảnh sát về sự việc.
Mặc dù bà Yu không còn tham gia bất cứ hoạt động tín ngưỡng nào kể từ đó, bà vẫn liên tục bị điều tra. Cảnh sát thậm chí còn quay lại cảnh bà Yu đang làm việc rồi gửi đến các thành viên trong gia đình bà như một sự cảnh báo. Bất cứ khi nào bà sử dụng tàu cao tốc, cảnh sát đều lục soát túi bà và chụp ảnh vé tàu cùng thẻ căn cước của bà.
Bitter Winter cũng đưa tin về một trường hợp khác là một người phụ nữ sống tại Phủ Thuận, Liêu Ninh. Bà từng quyết định thử tập Pháp Luân Công vì lý do sức khỏe chỉ vài ngày trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra vào năm 1999. Kể từ đó, bà đã dừng tập Pháp Luân Công do sợ hãi cuộc đàn áp. Tuy nhiên sự việc bà từng tập Pháp Luân Công bị cảnh sát biết được, và bà đã liên tục bị tra hỏi, đồng thời cảnh sát còn bắt bà ký giấy cam kết không được tập Pháp Luân Công.
Sau tất cả những điều đó, trớ trêu thay, người phụ nữ vẫn bị liệt vào danh sách đen. Lần cuối cùng cảnh sát tới và lục soát nhà bà mà không có lý do là vào 5/2019.
Cùng với phong trào phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông liên tiếp bùng nổ, ĐCSTQ dường như cũng sử dụng thủ đoạn tương tự với người biểu tình Hồng Kông, thu thập thông tin cá nhân của họ, sau đó sẽ tiến hành trả thù.
Bitter Winter chỉ ra, ở Trung Quốc Đại lục, hầu như ngày nào cũng có người bất đồng chính kiến hoặc tín đồ tôn giáo bị bức hại, những minh chứng thực tế này chính là lý do người biểu tình Hồng Kông cần đeo khẩu trang và che giấu thân phận, kể cả là những đứa trẻ được cha mẹ mang tới để cùng tham gia biểu tình.
Theo tạp chí nhân quyền BitterWinter (BitterWinter.org)
Trí Đạt
Phong trào đấu tranh phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn, hiện nay, người biểu tình không chỉ đối mặt với bạo lực của cảnh sát, mà còn rơi vào hoàn cảnh bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “ghi nợ để về sau tính sổ”. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy, ĐCSTQ đang thu thập dữ liệu người biểu tình Hồng Kông trên quy mô lớn. ĐCSTQ nhắm vào nhiều đối tượng, từ những người mới 7 tuổi cho đến người già gần 90 tuổi đều có thể bị đưa vào danh sách đen.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/09/nguoi-bieu-tinh-hong-kong.jpg
Hôm 18/9, truyền thông của chính quyền Trung Quốc là tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài bình luận, nói rằng chính phủ Hồng Kông đang thúc đẩy cái gọi là “Luật cấm che mặt”, và nói người biểu tình cần “không sợ hãi công khai khuôn mặt”. (Ảnh: Shutterstock)
Thông tin cá nhân của người biểu tình bị công khai
Theo Đài Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) đưa tin, một trang web có tên “Giải mật Hồng Kông” đã công bố thông tin cá nhân của gần 100 người biểu tình, phóng viên và chính trị gia Hồng Kông. “Trang web chia các lý lịch thành 3 nhóm chính, cho thấy ảnh chân dung, ngày sinh, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, địa chỉ nhà riêng và cái gọi là ‘hành vi xấu'”, Deutsche Welle cho biết.
Theo thống kê, trong sự kiện phản đối Dự luật dẫn độ, tư liệu cá nhân của ít nhất 19 nhân viên của tờ Apple Daily bị trang web này tiết lộ, trong đó bao gồm cả người sáng lập tờ báo này là ông Lê Trí Anh (Lai Chee-Ying).
Sau khi trang web đáng ngờ này xuất hiện, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh lan truyền các thông tin này qua các tài khoản Weibo. “Họ khuyến khích cư dân mạng Trung Quốc lan truyền thông tin này, và kêu gọi người dùng internet Trung Quốc buộc những người trong danh sách ‘bỏ mặt nạ và lộ mặt thật’.”
Trong khi không thể chứng minh người đứng sau trang HK Leaks, ông Sunny Chiu, một thành viên hội đồng quận Sa Điền có tên trong danh sách đã viết trên tài khoản Facebook, cho rằng cảnh sát Trung Quốc đã tiết lộ thông tin của mình.
Ngày 18/9/2019, tờ Nhân dân nhật báo xuất bản một bài bình luận, nói rằng chính quyền Hồng Kông đang khuyến khích cái gọi là luật chống đeo mặt nạ, cho rằng người biểu tình “không nên sợ lộ mặt”. Các nhà lập pháp thân Bắc Kinh tại Hồng Kông cũng rao giảng về việc cấm đeo mặt nạ sẽ khiến tình trạng đình trệ của Hồng Kông kết thúc.
Tuy nhiên, mọi người đều biết rằng nếu để lộ danh tính, và bị chính quyền cho vào danh sách đen, thì tại Trung Quốc đại lục, người đó sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại: không thể di chuyển xa, không có cơ hội việc làm, bị giám sát và kiểm soát. Trong các dịp quan trọng như họp quốc hội hay các ngày kỷ niệm sự kiện nhạy cảm như thảm sát Thiên An Môn, những người trong danh sách đen sẽ bị kiểm soát chặt chẽ dưới chiêu bài “ổn định xã hội”. Người thân và cả con trẻ của họ cũng bị “quan tâm đặc biệt”, không được làm viên chức nhà nước, và không được tham gia quân ngũ.
Nhiều dấu hiệu cho thấy, dưới sự thúc đẩy của ĐCSTQ, hệ thống “Danh sách đen” phiên bản Hồng Kông sắp được hình thành.
Ở Trung Quốc Đại lục, hệ thống “Danh sách đen” này vận hành ra sao, từ những ví dụ dưới đây cũng có thể hiểu được phần nào.
Trẻ con 7 tuổi, người già sắp chết cũng bị liệt vào danh sách đen
Khi các cảnh sát bố ráp một cuộc họp của các tín đồ Kitô giáo ngầm (bị ĐCSTQ gán nhãn thành giáo phái Gào Thét) tại một địa phương ở Đông Nam Phúc Kiến vào năm 1996, họ tìm thấy một danh sách những tín đồ được rửa tội, trong đó có một đứa trẻ 7 tuổi.
Danh sách này được lưu lại như một danh sách đen, và năm 2019, chính quyền yêu cầu điều tra bất cứ ai thuộc danh sách này, kể cả đứa trẻ 7 tuổi của 23 năm trước.
“Không dễ thoát khỏi danh sách đen của chính quyền. Nếu một người bị đưa vào danh sách này mà vẫn tiếp tục tới tham gia các buổi tụ họp tín ngưỡng, họ sẽ bị bắt và rất khó được thả”, một nguồn tin trong chính quyền cho tạp chí nhân quyền Bitter Winter biết.
Vào tháng 6/2019, một người đàn ông bị liệt gần 90 tuổi tại Hồ Bắc bị cảnh sát tra hỏi vì bị bắt trong một cuộc bố ráp các tín đồ Tin Lành. Do đã ở cuối tuổi 80 nên ông không bị bắt giam, nhưng ông đã bị liệt vào danh sách đen. 2 ngày sau, người đàn ông qua đời.
Một người hàng xóm của ông nói với phóng viên của Bitter Winter rằng ông đã không thể tự chăm sóc bản thân từ năm ngoái, bởi ông bị ốm liệt giường. “Dù vậy, ĐCSTQ vẫn quấy nhiễu”, người hàng xóm kể.
Bị gán nhãn là “nguy hiểm” vĩnh viễn
Bitter Winter cho biết không lâu sau Tết âm lịch 2019, bà Yu sống ở phía Bắc Trung Quốc, một tín đồ Kitô giáo ngầm thuộc phái Đông Phương Thiểm Điện đã bị đuổi việc vì tín ngưỡng của bà. Lý do là 13 năm trước, bà Yu đã tham gia vào một buổi cầu nguyện của phái này, và bị đưa vào danh sách đen sau khi có người báo cáo với cảnh sát về sự việc.
Mặc dù bà Yu không còn tham gia bất cứ hoạt động tín ngưỡng nào kể từ đó, bà vẫn liên tục bị điều tra. Cảnh sát thậm chí còn quay lại cảnh bà Yu đang làm việc rồi gửi đến các thành viên trong gia đình bà như một sự cảnh báo. Bất cứ khi nào bà sử dụng tàu cao tốc, cảnh sát đều lục soát túi bà và chụp ảnh vé tàu cùng thẻ căn cước của bà.
Bitter Winter cũng đưa tin về một trường hợp khác là một người phụ nữ sống tại Phủ Thuận, Liêu Ninh. Bà từng quyết định thử tập Pháp Luân Công vì lý do sức khỏe chỉ vài ngày trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra vào năm 1999. Kể từ đó, bà đã dừng tập Pháp Luân Công do sợ hãi cuộc đàn áp. Tuy nhiên sự việc bà từng tập Pháp Luân Công bị cảnh sát biết được, và bà đã liên tục bị tra hỏi, đồng thời cảnh sát còn bắt bà ký giấy cam kết không được tập Pháp Luân Công.
Sau tất cả những điều đó, trớ trêu thay, người phụ nữ vẫn bị liệt vào danh sách đen. Lần cuối cùng cảnh sát tới và lục soát nhà bà mà không có lý do là vào 5/2019.
Cùng với phong trào phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông liên tiếp bùng nổ, ĐCSTQ dường như cũng sử dụng thủ đoạn tương tự với người biểu tình Hồng Kông, thu thập thông tin cá nhân của họ, sau đó sẽ tiến hành trả thù.
Bitter Winter chỉ ra, ở Trung Quốc Đại lục, hầu như ngày nào cũng có người bất đồng chính kiến hoặc tín đồ tôn giáo bị bức hại, những minh chứng thực tế này chính là lý do người biểu tình Hồng Kông cần đeo khẩu trang và che giấu thân phận, kể cả là những đứa trẻ được cha mẹ mang tới để cùng tham gia biểu tình.
Theo tạp chí nhân quyền BitterWinter (BitterWinter.org)
Trí Đạt