duyanh
09-26-2019, 01:20 PM
9 tên tội phạm là ai và trách nhiệm của Nguyễn Thị Kim Ngân trong vụ "vượt biên bán chính thức" bằng chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội
https://1.bp.blogspot.com/-N8QNonfelko/XYxOY3ovWCI/AAAAAAACfLg/-aAzwDe8iMcCvgbTJ8FEyNo7chqabdtygCLcBGAsYHQ/s1600/nguye%25CC%2582%25CC%2583n%2Bthi%25CC%25A3%2Bkim%2 Bnga%25CC%2582n-vu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%25A3t%2Bbie%25CC%2582 n%2Bba%25CC%2586%25CC%2580ng%2Bchuye%25CC%2582n%2B co%25CC%259B-danlambao.jpg
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Để được ngồi trên chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội, 9 người bỏ trốn bất hợp pháp tại Hàn Quốc vào tháng 12, 2018 chắc chắn không thể là những tên ra đi tìm đường cứu đói, tìm cách ở lại Hàn để... hợp tác lao động. Cũng không thể là thành phần "bất đồng chính kiến" vì họ đã không chạy vào cơ quan công quyền để xin tị nạn chính trị. Do đó, đây phải là những quan chức: nằm trong tầm ngắm của cơ quan điều tra an ninh vì đã phạm tội "làm sai", "thất thoát tài sản nhà nước"; hoặc nằm trong tầm ngắm của chủ lò Nguyễn Phú Trọng. Tóm lại, đây là một cuộc đào thoát chính trị (bỏ cả hộ chiếu) trong bối cảnh đốt lò của Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Kế hoạch Đầu tư là thủ phạm tổ chức vượt biên bằng chuyên cơ Quốc hội?
Dựa vào "truyền thống" đi nhờ chuyên cơ của lãnh đạo đảng và nhà nước thì: Những kẻ nào được bước lên chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội phải là những tai to mặt lớn, phải đóng một số tiền khổng lồ. Số tiền này không phải chỉ để đi nhờ máy bay, đó là chuyện nhỏ. Chuyện lớn và chuyện chính là "quá giang " cái bóng bà Chủ tịch để nâng cao uy tín và vị thế làm ăn. Do đó, cả đám ngồi trên chuyên cơ là "một lũ bầy đàn" hợp tác, trả tiền cho nhau để 2 bên đều có lợi.
Trong trường hợp của "sự cố" tháng 12, 2018, ẩn nấp trong một lũ bầy đàn tai to mặt lớn này là 9 tên tìm đường "vượt biên bán chính thức bằng chuyên cơ Quốc hội".
Nếu dựa vào tuyên bố của Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc: "Theo Bộ trưởng KH-ĐT, đơn vị khi được giao nhiệm vụ tổ chức đã chọn lọc, thẩm định danh sách đoàn hết sức cẩn thận, xem xét từng đối tượng rồi gửi các cơ quan hữu quan có trách nhiệm để tiến hành thẩm tra, cho ý kiến..." thì:
- Không thể nào Bộ Kế hoạch Đầu tư có thể để lọt một "phó thường dân" phạm tội đang bị an ninh săn lùng lọt vào danh sách của phái đoàn;
- Không thể không biết những người được "duyệt" không là những quan chức đang bị điều tra về tội "làm sai", "thất thoát tài sản nhà nước";
- Không thể không biết có những đối tượng cán bộ nằm trong tầm ngắm của chủ lò Nguyễn Phú Trọng.
Trong cuộc đấu đá nội bộ, tất cả các phe nhóm đều biết rõ ai là ai, mỗi "đồng chí" - từ phe địch đến phe ta - đang ở trong tình huống nào.
Do đó, càng nói "chọn lọc, thẩm định danh sách đoàn hết sức cẩn thận" thì càng lộ ra rằng: Bộ Kế hoạch Đầu tư biết rõ những người này là ai, có nhu cầu gì và chính Bộ KHĐT hay "những ai đó" trong bộ này đã đứng ra tổ chức cuộc "vượt biên bán chính thức" cho 9 tên tội phạm.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nguyễn Thị Kim Ngân có dự phần và làm... chủ bãi vượt biên - không bằng thuyền như xưa mà bằng chuyên cơ?
Trách nhiệm của Nguyễn Thị Kim Ngân?
Chưa nói đến việc có dự phần trong phi vụ bỏ trốn hay không, Nguyễn Thị Kim Ngân là người đứng đầu phái đoàn Quốc hội sang Hàn Quốc. Bà ta phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hành vi của tất cả thành viên trên chuyến chuyên cơ dành cho Chủ tịch Quốc hội.
Theo nguyên tắc ngoại giao và thủ tục hải quan của Hàn Quốc, bất cứ ai ngồi trên chuyên cơ này đương nhiên là thành viên của phái đoàn Quốc hội Việt Nam. Do đó, không cần biết đến "quy trình đi nhờ" nào như Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc ngây ngô tuyên bố, những kẻ bỏ trốn là thành viên của phái đoàn Quốc hội Việt Nam sang công tác ngoại giao tại Hàn. Đối với người Hàn, việc thành viên của phái đoàn Quốc hội VN bỏ trốn là một mối nhục quốc thể cho thể chế Ba Đình.
Do đó, Nguyễn Thị Kim Ngân phải chịu trách nhiệm đối với thể diện của một Chủ tịch Quốc hội và danh dự của Quốc gia khi 9 người trong phái đoàn bỏ trốn.
Khi sự việc xảy ra, Nguyễn Thị Kim Ngân phải có trách nhiệm công bố. Thái độ im lặng, cố tình che giấu việc 9 thành viên của phái đoàn bỏ trốn bất hợp pháp vào thời điểm đó của bà Ngân là hành vi vô trách nhiệm, xem thường luật pháp. Cách hành xử như thế của một Chủ tịch Quốc hội cũng là một sỉ nhục quốc thể Việt Nam dưới mắt nhìn của chính giới Hàn Quốc.
Vụ việc xảy ra vào tháng 12 năm 2018 và bị báo chí Hàn Quốc phanh phui vào tháng 9 năm 2019. Bây giờ, gần một năm trôi qua, Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tiếp tục im lặng, xem như chuyện bỏ trốn của những thành viên trong phái đoàn Quốc hội không liên quan gì đến mình. Đây lại thêm một hành vi vô trách nhiệm.
Bất luận 9 kẻ này là ai, thuộc thành phần nào trong phái đoàn Việt Nam, đây là những phạm nhân đối với luật pháp Hàn Quốc lẫn Việt Nam. Từ đó, giấu diếm vụ việc từ ban đầu phải được xem như là một hành vi tiếp tay với tội phạm. Và cho đến lúc này, cả 10 tháng sau, vẫn không công bố danh sách tội phạm là sai trái chồng lên sai trái. Khi không rõ tội phạm là ai, người dân có quyền đồn đoán và đặt câu hỏi 9 người này có thực sự không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam, theo lời của Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc hay không?
Nguyễn Thị Kim Ngân có phải là tòng phạm?
Nếu không dự phần đi nữa thì khi phát hiện 9 người bỏ trốn bà Ngân biết rõ họ là ai và nguyên do bỏ trốn. Chính vậy mà bà ta phải im lặng và tìm cách cho vụ việc chìm xuồng. Vì đây là một cuộc đào thoát chính trị do đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền. Đó cũng là lý do mà đến bây giờ không ai biết 7 người còn lẫn trốn và ngay cả 2 người bị Hàn Quốc trục xuất về lại Việt Nam là ai. Dù không dự phần thì Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn là tòng phạm. Im lặng là đồng loã. Cho chìm xuồng là tiếp tay.
Bây giờ, để tìm cách chứng tỏ có tinh thần thượng tôn pháp luật, qua Nguyễn Hạnh Phúc, bà chủ tịch bắn ra thông điệp: "Văn phòng Quốc hội đã đề nghị Bộ Công an phối hợp với các bên liên quan, cơ quan chức năng Hàn Quốc tìm, trục xuất những người đang bỏ trốn về Việt Nam; điều tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật."
Đây là tuyên bố cố tình mập mờ về thời điểm. Nó cố tình không xác nhận khi nào thì VPQH đề nghị Bộ Công an. Lúc vụ việc vừa mới xảy ra vào tháng 12 năm 2018 hay sau khi chuyện đã bị... vỡ đê? Nội dung tuyên bố lù mù trên cho thấy xác suất cao là đến bây giờ khi không còn giấu diếm được nữa thì mới có chuyện đề nghị công an vào cuộc.
Công an vào cuộc lúc nào và kết quả sẽ ra sao thì hành vi che giấu, không công bố việc 9 thành viên bỏ trốn khi vừa mới xảy ra, im lặng gần một năm cho đến khi đổ bể, và tiếp tục không công bố danh sách những tên tội phạm này... của Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội, trưởng phái đoàn công du Hàn Quốc phải được xem như là một tòng phạm, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong cuộc "tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được quy định tại Điều 349 của Bộ Luật hình sự 2015."
26.09.2019
Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
https://1.bp.blogspot.com/-N8QNonfelko/XYxOY3ovWCI/AAAAAAACfLg/-aAzwDe8iMcCvgbTJ8FEyNo7chqabdtygCLcBGAsYHQ/s1600/nguye%25CC%2582%25CC%2583n%2Bthi%25CC%25A3%2Bkim%2 Bnga%25CC%2582n-vu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%25A3t%2Bbie%25CC%2582 n%2Bba%25CC%2586%25CC%2580ng%2Bchuye%25CC%2582n%2B co%25CC%259B-danlambao.jpg
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Để được ngồi trên chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội, 9 người bỏ trốn bất hợp pháp tại Hàn Quốc vào tháng 12, 2018 chắc chắn không thể là những tên ra đi tìm đường cứu đói, tìm cách ở lại Hàn để... hợp tác lao động. Cũng không thể là thành phần "bất đồng chính kiến" vì họ đã không chạy vào cơ quan công quyền để xin tị nạn chính trị. Do đó, đây phải là những quan chức: nằm trong tầm ngắm của cơ quan điều tra an ninh vì đã phạm tội "làm sai", "thất thoát tài sản nhà nước"; hoặc nằm trong tầm ngắm của chủ lò Nguyễn Phú Trọng. Tóm lại, đây là một cuộc đào thoát chính trị (bỏ cả hộ chiếu) trong bối cảnh đốt lò của Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Kế hoạch Đầu tư là thủ phạm tổ chức vượt biên bằng chuyên cơ Quốc hội?
Dựa vào "truyền thống" đi nhờ chuyên cơ của lãnh đạo đảng và nhà nước thì: Những kẻ nào được bước lên chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội phải là những tai to mặt lớn, phải đóng một số tiền khổng lồ. Số tiền này không phải chỉ để đi nhờ máy bay, đó là chuyện nhỏ. Chuyện lớn và chuyện chính là "quá giang " cái bóng bà Chủ tịch để nâng cao uy tín và vị thế làm ăn. Do đó, cả đám ngồi trên chuyên cơ là "một lũ bầy đàn" hợp tác, trả tiền cho nhau để 2 bên đều có lợi.
Trong trường hợp của "sự cố" tháng 12, 2018, ẩn nấp trong một lũ bầy đàn tai to mặt lớn này là 9 tên tìm đường "vượt biên bán chính thức bằng chuyên cơ Quốc hội".
Nếu dựa vào tuyên bố của Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc: "Theo Bộ trưởng KH-ĐT, đơn vị khi được giao nhiệm vụ tổ chức đã chọn lọc, thẩm định danh sách đoàn hết sức cẩn thận, xem xét từng đối tượng rồi gửi các cơ quan hữu quan có trách nhiệm để tiến hành thẩm tra, cho ý kiến..." thì:
- Không thể nào Bộ Kế hoạch Đầu tư có thể để lọt một "phó thường dân" phạm tội đang bị an ninh săn lùng lọt vào danh sách của phái đoàn;
- Không thể không biết những người được "duyệt" không là những quan chức đang bị điều tra về tội "làm sai", "thất thoát tài sản nhà nước";
- Không thể không biết có những đối tượng cán bộ nằm trong tầm ngắm của chủ lò Nguyễn Phú Trọng.
Trong cuộc đấu đá nội bộ, tất cả các phe nhóm đều biết rõ ai là ai, mỗi "đồng chí" - từ phe địch đến phe ta - đang ở trong tình huống nào.
Do đó, càng nói "chọn lọc, thẩm định danh sách đoàn hết sức cẩn thận" thì càng lộ ra rằng: Bộ Kế hoạch Đầu tư biết rõ những người này là ai, có nhu cầu gì và chính Bộ KHĐT hay "những ai đó" trong bộ này đã đứng ra tổ chức cuộc "vượt biên bán chính thức" cho 9 tên tội phạm.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nguyễn Thị Kim Ngân có dự phần và làm... chủ bãi vượt biên - không bằng thuyền như xưa mà bằng chuyên cơ?
Trách nhiệm của Nguyễn Thị Kim Ngân?
Chưa nói đến việc có dự phần trong phi vụ bỏ trốn hay không, Nguyễn Thị Kim Ngân là người đứng đầu phái đoàn Quốc hội sang Hàn Quốc. Bà ta phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hành vi của tất cả thành viên trên chuyến chuyên cơ dành cho Chủ tịch Quốc hội.
Theo nguyên tắc ngoại giao và thủ tục hải quan của Hàn Quốc, bất cứ ai ngồi trên chuyên cơ này đương nhiên là thành viên của phái đoàn Quốc hội Việt Nam. Do đó, không cần biết đến "quy trình đi nhờ" nào như Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc ngây ngô tuyên bố, những kẻ bỏ trốn là thành viên của phái đoàn Quốc hội Việt Nam sang công tác ngoại giao tại Hàn. Đối với người Hàn, việc thành viên của phái đoàn Quốc hội VN bỏ trốn là một mối nhục quốc thể cho thể chế Ba Đình.
Do đó, Nguyễn Thị Kim Ngân phải chịu trách nhiệm đối với thể diện của một Chủ tịch Quốc hội và danh dự của Quốc gia khi 9 người trong phái đoàn bỏ trốn.
Khi sự việc xảy ra, Nguyễn Thị Kim Ngân phải có trách nhiệm công bố. Thái độ im lặng, cố tình che giấu việc 9 thành viên của phái đoàn bỏ trốn bất hợp pháp vào thời điểm đó của bà Ngân là hành vi vô trách nhiệm, xem thường luật pháp. Cách hành xử như thế của một Chủ tịch Quốc hội cũng là một sỉ nhục quốc thể Việt Nam dưới mắt nhìn của chính giới Hàn Quốc.
Vụ việc xảy ra vào tháng 12 năm 2018 và bị báo chí Hàn Quốc phanh phui vào tháng 9 năm 2019. Bây giờ, gần một năm trôi qua, Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tiếp tục im lặng, xem như chuyện bỏ trốn của những thành viên trong phái đoàn Quốc hội không liên quan gì đến mình. Đây lại thêm một hành vi vô trách nhiệm.
Bất luận 9 kẻ này là ai, thuộc thành phần nào trong phái đoàn Việt Nam, đây là những phạm nhân đối với luật pháp Hàn Quốc lẫn Việt Nam. Từ đó, giấu diếm vụ việc từ ban đầu phải được xem như là một hành vi tiếp tay với tội phạm. Và cho đến lúc này, cả 10 tháng sau, vẫn không công bố danh sách tội phạm là sai trái chồng lên sai trái. Khi không rõ tội phạm là ai, người dân có quyền đồn đoán và đặt câu hỏi 9 người này có thực sự không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam, theo lời của Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc hay không?
Nguyễn Thị Kim Ngân có phải là tòng phạm?
Nếu không dự phần đi nữa thì khi phát hiện 9 người bỏ trốn bà Ngân biết rõ họ là ai và nguyên do bỏ trốn. Chính vậy mà bà ta phải im lặng và tìm cách cho vụ việc chìm xuồng. Vì đây là một cuộc đào thoát chính trị do đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền. Đó cũng là lý do mà đến bây giờ không ai biết 7 người còn lẫn trốn và ngay cả 2 người bị Hàn Quốc trục xuất về lại Việt Nam là ai. Dù không dự phần thì Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn là tòng phạm. Im lặng là đồng loã. Cho chìm xuồng là tiếp tay.
Bây giờ, để tìm cách chứng tỏ có tinh thần thượng tôn pháp luật, qua Nguyễn Hạnh Phúc, bà chủ tịch bắn ra thông điệp: "Văn phòng Quốc hội đã đề nghị Bộ Công an phối hợp với các bên liên quan, cơ quan chức năng Hàn Quốc tìm, trục xuất những người đang bỏ trốn về Việt Nam; điều tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật."
Đây là tuyên bố cố tình mập mờ về thời điểm. Nó cố tình không xác nhận khi nào thì VPQH đề nghị Bộ Công an. Lúc vụ việc vừa mới xảy ra vào tháng 12 năm 2018 hay sau khi chuyện đã bị... vỡ đê? Nội dung tuyên bố lù mù trên cho thấy xác suất cao là đến bây giờ khi không còn giấu diếm được nữa thì mới có chuyện đề nghị công an vào cuộc.
Công an vào cuộc lúc nào và kết quả sẽ ra sao thì hành vi che giấu, không công bố việc 9 thành viên bỏ trốn khi vừa mới xảy ra, im lặng gần một năm cho đến khi đổ bể, và tiếp tục không công bố danh sách những tên tội phạm này... của Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội, trưởng phái đoàn công du Hàn Quốc phải được xem như là một tòng phạm, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong cuộc "tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được quy định tại Điều 349 của Bộ Luật hình sự 2015."
26.09.2019
Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com