duyanh
09-24-2019, 11:40 AM
Báo động nạn nạo, phá thai ở Việt Nam
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-society-organizations-establish-fund-for-pregnant-students-ha-11172017134303.html/AP_080228057180.jpg/@@images/cc1f3430-b764-4e45-a593-fe56adcd3a01.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-society-organizations-establish-fund-for-pregnant-students-ha-11172017134303.html/AP_080228057180.jpg/@@images/cc1f3430-b764-4e45-a593-fe56adcd3a01.jpeg)
Các ngôi mộ chôn xác thai nhi tại một nghĩa trang ở Nha Trang. Hình chụp ngày 28/02/2008.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/0923-f-09232019145358.html/F092319.mp3
Báo động nạn nạo, phá thai ở Việt Nam
Kết quả biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra trong hội thảo Hưởng ứng ngày tránh thai thế giới diễn ra sáng ngày 23/9 ở Hà Nội, cho thấy tại Việt Nam mỗi năm có đến 300.000-350.000 trường hợp phá thai. Từ cuối năm 2017, Việt Nam từng bị Tổ chức Y Tế Thế giới WHO xếp hạng là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới và đứng đầu Châu Á.
Thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) được đăng tải trên trang web Dân Sinh của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vào ngày 4/9 vừa qua cũng nêu rõ trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000-400.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.
Giáo dục sinh sản ở Việt Nam ra sao?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, cô Đỗ Thị Trang, Giám sát và Đào tạo nâng cao năng lực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam miền Bắc, cho biết thực trạng việc giáo dục sinh sản cho học sinh hiện được Bộ Giáo dục lồng ghép trong các bài học giáo dục giới tính được giảng dạy rộng rãi tại các trường:
Bằng kinh nghiệm một số giáo viên truyền đạt, nội dung cũng khá cấm kỵ, mọi người cũng ngại, không đi sâu nhưng cũng có giảng cho học sinh. Cũng có một số giáo viên chủ nhiệm là nam giới ngại không đề cập vấn đề này với (học sinh) nữ. - Đỗ Việt Khoa
“Đại đa phần các trường ở Hà Nội, trường công hay trường tư thì các con được giáo dục giới tính từ cấp 1 hay cấp 2. Cấp 1 con sẽ học về cơ thể, chú trọng các phần, vùng cơ thể. Còn cấp 2 sẽ là sức khỏe sinh sản vị thành niên…, cấp 3 là học về giải phẫu, đó là chương trình chính thống. Tuy nhiên có những trường như các khu vực nông thôn do thiếu thời lượng hoặc thiếu giáo viên thì họ không đưa cái đấy là một môn học.”
Giải thích chi tiết hơn về lớp học giáo dục giới tính tại trường mình, Thầy Đỗ Việt Khoa, hiện đang dạy tại trường Trung học Phổ thông Thường Tín ở Hà Nội cho biết:
“Thật ra chương trình trung học phổ thông mấy năm gần đây người ta yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải có 4 tiết dạy về giới tính để cập nhật cho học sinh vấn đề giới tính. Giáo dục sinh sản là vấn đề chủ yếu mà giáo viên chủ nhiệm phải lên lớp nói cho học sinh, nói theo giáo trình. Một số giáo viên bộ môn khác cũng đề cập đến chuyện đó, hướng dẫn học sinh một định hướng hợp lý. Cơ bản tùy từng trường, các trường vùng sâu tôi không biết, trường tôi có cái này để các em phòng tránh bảo vệ sức khỏe của mình.”
Vẫn theo thầy Khoa, tuy việc giảng dạy là điều tất yếu, tuy nhiên vẫn có một số khó khăn nhất định cho các giáo viên:
“Bằng kinh nghiệm một số giáo viên truyền đạt, nội dung cũng khá cấm kỵ, mọi người cũng ngại, không đi sâu nhưng cũng có giảng cho học sinh. Cũng có một số giáo viên chủ nhiệm là nam giới ngại không đề cập vấn đề này với (học sinh) nữ.”
Về vấn đề này, cô Đỗ Thị Trang cũng cho rằng phía gia đình cũng phải có trách nhiệm trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, không thể đổ hết trách nhiệm cho ngành giáo dục:
“Chị thấy sự thiếu hụt ở Việt Nam không phải thiếu về chương trình mà cha mẹ chưa có kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho con nên kỳ vọng nhà trường. Nếu cha mẹ có kiến thức thì họ sẽ dạy trẻ, mỗi cha mẹ sẽ xem vấn đề đấy và chia sẻ, trai thì chia sẻ vấn đề của trai, gái thì chia sẻ vấn đề của gái. Ở Việt Nam cha mẹ giao phó cho nhà trường và xã hội nên tạo ra lỗ hổng.”
Phương pháp hạn chế nạo phá thai
Phát biểu trong buổi hội thảo ngày 23/9, ông Nguyễn Doãn Tú – Tổng Cục trưởng Tổng Cục dân số kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế cho biết cứ 100 ca phá thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) có chồng thì hết 62 trường hợp là mang thai ngoài ý muốn.
Nhận xét về tình trạng phá thai trong nước hiện nay, cô Đỗ Thị Trang nhận định rằng ở Việt Nam nếu không may có thai đi ra các cơ sở y tế tư nhân rất dễ dàng mua được thuốc, thậm chí được sử dụng các biện pháp nạo, phá thai nên họ nghĩ điều đấy rất đơn giản nên họ càng dễ dàng.
Bộ Y tế có Quy định 4620 nêu rõ là phá thai chủ động sử dụng nwhnxg phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến 22 tuần tuổi. - LS. Nguyễn Văn Hậu
Do đó, cô Trang cho rằng quy định pháp luật cần có thêm một số biện pháp cấm việc phá thai một cách tự do như bây giờ.
Chúng tôi có trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam để hỏi rõ hơn về các điều khoản luật định và được ông nói rõ:
“Bộ Y tế có Quy định 4620 nêu rõ là phá thai chủ động sử dụng nhưng phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến 22 tuần tuổi. Trong luật Bảo vệ sức khỏe của Việt Nam có quy định quyền phụ nữ khám, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai ở điều 44 như sau: thứ nhất phụ nữ có quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng và được khám, chữa bệnh ohuj khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén và được phục vụ đến khi sinh con tại các cơ sở đã ban hành. Quy định này đã ban hành rất lâu, 29 năm. Nhiều điều khoản đó có thể không còn phù hợp.”
Mặc dù vây, vẫn theo luật sư Hậu tuy điều luật này có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn đang còn hiệu lực pháp lý. Chính vì vậy đây vẫn là cơ sở thừa nhận quyền nạo, phá thai. Ông tiếp lời:
“Như vậy pháp luật Việt Nam vẫn cho phép người phụ nữ nạo phá thai tuy nhiên vẫn có những trường hợp nhất định mà pháp luật nghiêm cấm không được phá thai, đó là theo pháp lệnh về dân số: tức là loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng biện pháp phá thai hoặc cung cấp thuốc, sử dụng các biện pháp khác.”
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng nạo, phá thai bằng các phương pháp khác, như lời cô Đỗ Thị Trang:
“Một trong những cách giảm thiểu vấn nạn này là đang cố gắng vận động để cấm việc phá thai một cách tự nhiên, thoải mái. Kiểm soát hoạt động các cơ sở tư nhân vì các ca nạo, phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra một số cách nữa thì trong các chương trình giáo dục ở Việt Nam đang đưa chương trình sức khỏe sinh sản và giới tính là một chương trình bắt buộc của trẻ. Các bạn trẻ nam cũng như nữ được học sẽ có ý thức giá trị bản thân mình, không lạm dụng vấn đề. Một số phương pháp nữa trong việc giảm thiểu tình trạng nạo phá thai là giáo dục định hướng cho chính những gia đình đã kết hôn về hậu quả nạo phá thai đối với phụ nữ. Sử dụng các biện pháp ở Việt Nam giảm thiểu vấn nạn có thai do quan hệ tình dụng như chip, tiêm.”
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai.
Vẫn theo phát biểu của ông Nguyễn Doãn Tú trong buổi hội thảo, theo kinh nghiệm từ quốc tế, nếu chi 1 đô la Mỹ cho kế hoạch hóa gia đình sẽ tiết kiệm được 31 đô la Mỹ chi cho xã hội.
Do đó, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn là một nội dung quan trọng của công tác dân số, trong đó, chú tâm nâng cao chất lượng kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng đa dạng và đầy đủ các phương tiện tránh thai…
RFA
24-9-2019
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-society-organizations-establish-fund-for-pregnant-students-ha-11172017134303.html/AP_080228057180.jpg/@@images/cc1f3430-b764-4e45-a593-fe56adcd3a01.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/civil-society-organizations-establish-fund-for-pregnant-students-ha-11172017134303.html/AP_080228057180.jpg/@@images/cc1f3430-b764-4e45-a593-fe56adcd3a01.jpeg)
Các ngôi mộ chôn xác thai nhi tại một nghĩa trang ở Nha Trang. Hình chụp ngày 28/02/2008.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/0923-f-09232019145358.html/F092319.mp3
Báo động nạn nạo, phá thai ở Việt Nam
Kết quả biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra trong hội thảo Hưởng ứng ngày tránh thai thế giới diễn ra sáng ngày 23/9 ở Hà Nội, cho thấy tại Việt Nam mỗi năm có đến 300.000-350.000 trường hợp phá thai. Từ cuối năm 2017, Việt Nam từng bị Tổ chức Y Tế Thế giới WHO xếp hạng là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới và đứng đầu Châu Á.
Thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) được đăng tải trên trang web Dân Sinh của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vào ngày 4/9 vừa qua cũng nêu rõ trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000-400.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.
Giáo dục sinh sản ở Việt Nam ra sao?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, cô Đỗ Thị Trang, Giám sát và Đào tạo nâng cao năng lực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam miền Bắc, cho biết thực trạng việc giáo dục sinh sản cho học sinh hiện được Bộ Giáo dục lồng ghép trong các bài học giáo dục giới tính được giảng dạy rộng rãi tại các trường:
Bằng kinh nghiệm một số giáo viên truyền đạt, nội dung cũng khá cấm kỵ, mọi người cũng ngại, không đi sâu nhưng cũng có giảng cho học sinh. Cũng có một số giáo viên chủ nhiệm là nam giới ngại không đề cập vấn đề này với (học sinh) nữ. - Đỗ Việt Khoa
“Đại đa phần các trường ở Hà Nội, trường công hay trường tư thì các con được giáo dục giới tính từ cấp 1 hay cấp 2. Cấp 1 con sẽ học về cơ thể, chú trọng các phần, vùng cơ thể. Còn cấp 2 sẽ là sức khỏe sinh sản vị thành niên…, cấp 3 là học về giải phẫu, đó là chương trình chính thống. Tuy nhiên có những trường như các khu vực nông thôn do thiếu thời lượng hoặc thiếu giáo viên thì họ không đưa cái đấy là một môn học.”
Giải thích chi tiết hơn về lớp học giáo dục giới tính tại trường mình, Thầy Đỗ Việt Khoa, hiện đang dạy tại trường Trung học Phổ thông Thường Tín ở Hà Nội cho biết:
“Thật ra chương trình trung học phổ thông mấy năm gần đây người ta yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải có 4 tiết dạy về giới tính để cập nhật cho học sinh vấn đề giới tính. Giáo dục sinh sản là vấn đề chủ yếu mà giáo viên chủ nhiệm phải lên lớp nói cho học sinh, nói theo giáo trình. Một số giáo viên bộ môn khác cũng đề cập đến chuyện đó, hướng dẫn học sinh một định hướng hợp lý. Cơ bản tùy từng trường, các trường vùng sâu tôi không biết, trường tôi có cái này để các em phòng tránh bảo vệ sức khỏe của mình.”
Vẫn theo thầy Khoa, tuy việc giảng dạy là điều tất yếu, tuy nhiên vẫn có một số khó khăn nhất định cho các giáo viên:
“Bằng kinh nghiệm một số giáo viên truyền đạt, nội dung cũng khá cấm kỵ, mọi người cũng ngại, không đi sâu nhưng cũng có giảng cho học sinh. Cũng có một số giáo viên chủ nhiệm là nam giới ngại không đề cập vấn đề này với (học sinh) nữ.”
Về vấn đề này, cô Đỗ Thị Trang cũng cho rằng phía gia đình cũng phải có trách nhiệm trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, không thể đổ hết trách nhiệm cho ngành giáo dục:
“Chị thấy sự thiếu hụt ở Việt Nam không phải thiếu về chương trình mà cha mẹ chưa có kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho con nên kỳ vọng nhà trường. Nếu cha mẹ có kiến thức thì họ sẽ dạy trẻ, mỗi cha mẹ sẽ xem vấn đề đấy và chia sẻ, trai thì chia sẻ vấn đề của trai, gái thì chia sẻ vấn đề của gái. Ở Việt Nam cha mẹ giao phó cho nhà trường và xã hội nên tạo ra lỗ hổng.”
Phương pháp hạn chế nạo phá thai
Phát biểu trong buổi hội thảo ngày 23/9, ông Nguyễn Doãn Tú – Tổng Cục trưởng Tổng Cục dân số kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế cho biết cứ 100 ca phá thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) có chồng thì hết 62 trường hợp là mang thai ngoài ý muốn.
Nhận xét về tình trạng phá thai trong nước hiện nay, cô Đỗ Thị Trang nhận định rằng ở Việt Nam nếu không may có thai đi ra các cơ sở y tế tư nhân rất dễ dàng mua được thuốc, thậm chí được sử dụng các biện pháp nạo, phá thai nên họ nghĩ điều đấy rất đơn giản nên họ càng dễ dàng.
Bộ Y tế có Quy định 4620 nêu rõ là phá thai chủ động sử dụng nwhnxg phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến 22 tuần tuổi. - LS. Nguyễn Văn Hậu
Do đó, cô Trang cho rằng quy định pháp luật cần có thêm một số biện pháp cấm việc phá thai một cách tự do như bây giờ.
Chúng tôi có trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam để hỏi rõ hơn về các điều khoản luật định và được ông nói rõ:
“Bộ Y tế có Quy định 4620 nêu rõ là phá thai chủ động sử dụng nhưng phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến 22 tuần tuổi. Trong luật Bảo vệ sức khỏe của Việt Nam có quy định quyền phụ nữ khám, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai ở điều 44 như sau: thứ nhất phụ nữ có quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng và được khám, chữa bệnh ohuj khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén và được phục vụ đến khi sinh con tại các cơ sở đã ban hành. Quy định này đã ban hành rất lâu, 29 năm. Nhiều điều khoản đó có thể không còn phù hợp.”
Mặc dù vây, vẫn theo luật sư Hậu tuy điều luật này có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn đang còn hiệu lực pháp lý. Chính vì vậy đây vẫn là cơ sở thừa nhận quyền nạo, phá thai. Ông tiếp lời:
“Như vậy pháp luật Việt Nam vẫn cho phép người phụ nữ nạo phá thai tuy nhiên vẫn có những trường hợp nhất định mà pháp luật nghiêm cấm không được phá thai, đó là theo pháp lệnh về dân số: tức là loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng biện pháp phá thai hoặc cung cấp thuốc, sử dụng các biện pháp khác.”
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng nạo, phá thai bằng các phương pháp khác, như lời cô Đỗ Thị Trang:
“Một trong những cách giảm thiểu vấn nạn này là đang cố gắng vận động để cấm việc phá thai một cách tự nhiên, thoải mái. Kiểm soát hoạt động các cơ sở tư nhân vì các ca nạo, phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra một số cách nữa thì trong các chương trình giáo dục ở Việt Nam đang đưa chương trình sức khỏe sinh sản và giới tính là một chương trình bắt buộc của trẻ. Các bạn trẻ nam cũng như nữ được học sẽ có ý thức giá trị bản thân mình, không lạm dụng vấn đề. Một số phương pháp nữa trong việc giảm thiểu tình trạng nạo phá thai là giáo dục định hướng cho chính những gia đình đã kết hôn về hậu quả nạo phá thai đối với phụ nữ. Sử dụng các biện pháp ở Việt Nam giảm thiểu vấn nạn có thai do quan hệ tình dụng như chip, tiêm.”
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai.
Vẫn theo phát biểu của ông Nguyễn Doãn Tú trong buổi hội thảo, theo kinh nghiệm từ quốc tế, nếu chi 1 đô la Mỹ cho kế hoạch hóa gia đình sẽ tiết kiệm được 31 đô la Mỹ chi cho xã hội.
Do đó, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn là một nội dung quan trọng của công tác dân số, trong đó, chú tâm nâng cao chất lượng kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng đa dạng và đầy đủ các phương tiện tránh thai…
RFA
24-9-2019