duyanh
09-19-2019, 12:12 PM
Trung Quốc giành mất đồng minh ngoại giao của Đài Loan
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/solomon-island.jpg
Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc năm 2017, (ảnh: AFP).
Thứ hai ngày 16/9, Quần đảo Solomon đã quyết định chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc. Ký giả Chris Horton bình luận trên Nikkei rằng đây là một là sự mất mát đáng tiếc của Đài Bắc.
Amy Searight, cố vấn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á nói rằng: “Động thái của Quần đảo Solomon là một cú đánh tới Washington và Canberra”.
“Đối với Chính quyền Tổng thống Trump, quyết định của Quần đảo Solomon là một ngã rẽ của nhiều vấn đề”, Searight nói, “Nó làm giảm giá trị những nỗ lực tăng cường quan hệ với các đảo Thái Bình Dương trong thế tạo cân bằng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, nó khiến Đài Bắc bị cô lập hơn về ngoại giao vào thời điểm chính quyền Trump đang tìm cách củng cố vị thế quốc tế của Đài Loan”.
Chính phủ của Thủ tướng Úc Scott Morrison giờ đây sẽ thực sự thấy họ cận kề một chính phủ Solomon thân Trung Quốc nằm ở vùng biển chiến lược giữa Papua New Guinea và Fiji. Tham vọng tiềm ẩn của Bắc Kinh với sự hiện diện hải quân ở Solomon một ngày nào đó, có thể sẽ cản trở tầm nhìn ra Thái Bình Dương của nước Úc.
Ngày 1/10 đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bắc Kinh đang không có chút lý do nào để ăn mừng, khi nền kinh tế tiếp tục chậm lại, dịch tả lợn châu Phi đẩy giá lương thực tăng cao và hình ảnh quốc tế của Trung Quốc bị xấu đi vì tình trạng bất ổn ở Hồng Kông và các vụ đàn áp ở Tân Cương.
Phá hoại nỗ lực của Hoa Kỳ và Úc trong việc thuyết phục Quần đảo Solomon tiếp tục mối quan hệ 36 năm với Đài Loan là một nước cờ ngoại giao không có gì mới của Bắc Kinh.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/moi-quan-he-ngoai-giao-cua-dai-loan-1.png
16 quốc gia chính thức có mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Chuyên gia Searight lưu ý, các quan chức Mỹ gần đây đã tới thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon nhằm can ngăn các nghị sĩ chuyển đổi lòng trung thành, kêu gọi họ thận trọng và khuyên họ nên chất vấn về các quỹ tài trợ từ Trung Quốc dù đó là khoản vay hay trợ cấp. Trong khi đó, Úc đã đưa ra chính sách “Step Up” ở Thái Bình Dương, bao gồm một cam kết xây dựng một tuyến cáp thông tin liên lạc dưới biển tới Quần đảo Solomon và Papua New Guinea thay thế cho Huawei Trung Quốc vốn đang đấu thầu dự án này.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/moi-quan-he-ngoai-giao-cua-dai-loan-2.png
Các quốc gia đã chuyển hướng công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh kể từ năm 2000.
Nội các của Thủ tướng Manasseh Sogavare, dường như đã phớt lờ cảnh báo từ ngân hàng trung ương của đất nước. Trước khi tin tức bùng nổ vào hôm thứ hai, Ngân hàng Trung ương Quần đảo Solomon đã công bố một báo cáo, xác định nước này không nên vay tiếp từ Trung Quốc. Báo cáo của ngân hàng nhấn mạnh các vấn đề về nợ, doanh thu tài chính và phản ứng bất lợi từ phía Washington. Báo cáo nói, những rủi ro của việc chuyển đổi công nhận cần phải được xem xét vì tiếp tục dấn sâu vào vay mượn vốn Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến nợ xấu hoặc vỡ nợ.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/dong-minh-ngoai-giao-dai-loan-trung-quoc.png
Đồng minh ngoại giao của Trung Quốc và Đài Loan ở Nam Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã phát triển cảng Hambantota ở Sri Lanka và cuối cùng Columbo đã rơi vào bẫy nợ và phải bàn giao cảng cho Bắc Kinh trong 99 năm. Solomon có lẽ rồi sẽ vỡ mộng khi thấy họ trao cho Trung Quốc nhiều hơn so với hình dung ban đầu.
DKN
19-9-2019
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/solomon-island.jpg
Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc năm 2017, (ảnh: AFP).
Thứ hai ngày 16/9, Quần đảo Solomon đã quyết định chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc. Ký giả Chris Horton bình luận trên Nikkei rằng đây là một là sự mất mát đáng tiếc của Đài Bắc.
Amy Searight, cố vấn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á nói rằng: “Động thái của Quần đảo Solomon là một cú đánh tới Washington và Canberra”.
“Đối với Chính quyền Tổng thống Trump, quyết định của Quần đảo Solomon là một ngã rẽ của nhiều vấn đề”, Searight nói, “Nó làm giảm giá trị những nỗ lực tăng cường quan hệ với các đảo Thái Bình Dương trong thế tạo cân bằng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, nó khiến Đài Bắc bị cô lập hơn về ngoại giao vào thời điểm chính quyền Trump đang tìm cách củng cố vị thế quốc tế của Đài Loan”.
Chính phủ của Thủ tướng Úc Scott Morrison giờ đây sẽ thực sự thấy họ cận kề một chính phủ Solomon thân Trung Quốc nằm ở vùng biển chiến lược giữa Papua New Guinea và Fiji. Tham vọng tiềm ẩn của Bắc Kinh với sự hiện diện hải quân ở Solomon một ngày nào đó, có thể sẽ cản trở tầm nhìn ra Thái Bình Dương của nước Úc.
Ngày 1/10 đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bắc Kinh đang không có chút lý do nào để ăn mừng, khi nền kinh tế tiếp tục chậm lại, dịch tả lợn châu Phi đẩy giá lương thực tăng cao và hình ảnh quốc tế của Trung Quốc bị xấu đi vì tình trạng bất ổn ở Hồng Kông và các vụ đàn áp ở Tân Cương.
Phá hoại nỗ lực của Hoa Kỳ và Úc trong việc thuyết phục Quần đảo Solomon tiếp tục mối quan hệ 36 năm với Đài Loan là một nước cờ ngoại giao không có gì mới của Bắc Kinh.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/moi-quan-he-ngoai-giao-cua-dai-loan-1.png
16 quốc gia chính thức có mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Chuyên gia Searight lưu ý, các quan chức Mỹ gần đây đã tới thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon nhằm can ngăn các nghị sĩ chuyển đổi lòng trung thành, kêu gọi họ thận trọng và khuyên họ nên chất vấn về các quỹ tài trợ từ Trung Quốc dù đó là khoản vay hay trợ cấp. Trong khi đó, Úc đã đưa ra chính sách “Step Up” ở Thái Bình Dương, bao gồm một cam kết xây dựng một tuyến cáp thông tin liên lạc dưới biển tới Quần đảo Solomon và Papua New Guinea thay thế cho Huawei Trung Quốc vốn đang đấu thầu dự án này.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/moi-quan-he-ngoai-giao-cua-dai-loan-2.png
Các quốc gia đã chuyển hướng công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh kể từ năm 2000.
Nội các của Thủ tướng Manasseh Sogavare, dường như đã phớt lờ cảnh báo từ ngân hàng trung ương của đất nước. Trước khi tin tức bùng nổ vào hôm thứ hai, Ngân hàng Trung ương Quần đảo Solomon đã công bố một báo cáo, xác định nước này không nên vay tiếp từ Trung Quốc. Báo cáo của ngân hàng nhấn mạnh các vấn đề về nợ, doanh thu tài chính và phản ứng bất lợi từ phía Washington. Báo cáo nói, những rủi ro của việc chuyển đổi công nhận cần phải được xem xét vì tiếp tục dấn sâu vào vay mượn vốn Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến nợ xấu hoặc vỡ nợ.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/dong-minh-ngoai-giao-dai-loan-trung-quoc.png
Đồng minh ngoại giao của Trung Quốc và Đài Loan ở Nam Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã phát triển cảng Hambantota ở Sri Lanka và cuối cùng Columbo đã rơi vào bẫy nợ và phải bàn giao cảng cho Bắc Kinh trong 99 năm. Solomon có lẽ rồi sẽ vỡ mộng khi thấy họ trao cho Trung Quốc nhiều hơn so với hình dung ban đầu.
DKN
19-9-2019