duyanh
09-15-2019, 12:31 PM
Hong Kong: người biểu tình tập trung trước cửa Lãnh sự quán Anh
https://www.voatiengviet.com/embed/player/0/5081192.html?type=video" frameborder="0" scrolling="no" width="640" height="360" allowfullscreen
Người biểu tình Hong Kong hát quốc ca Anh
Hàng trăm người biểu tình Hong Kong tập trung trước cửa Lãnh sự quán Anh hôm 15/9 nhằm yêu cầu Anh Quốc gây sức ép với Trung Quốc để duy trì các quyền tự do đã được thỏa thuận khi thành phố được trao trả năm 1997.
Họ hát bài quốc ca Anh God Save the Queen (Thượng đế hãy phù hộ cho Nữ Hoàng) và vẫy cờ Anh.
Bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng ngàn người xuống đường tuần hành qua thành phố. Nền dân chủ toàn bộ là một trong những yêu cầu của họ.
Trung Quốc cảnh báo các quốc gia khác không được can thiệp, và tuyên bố tình hình ở Hong Kong hoàn toàn là vấn đề nội bộ của nước này,
Anh Quốc nói họ có trách nhiệm pháp lý để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" được hai bên nhất trí trước khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc.
Người biểu tình giành một thắng lợi lớn hồi đầu tháng khi dự luật dẫn độ, điều châm ngòi cho các cuộc biểu tình, được xóa bỏ.
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/720x405/p07nbjzc.png
Vinh quang cho Hong Kong: người biểu tình cùng cất tiếng hát
Nhưng việc xóa bỏ luật dẫn độ chưa đủ để chấm dứt tình trạng bất ổn khi những người biểu tình tiếp tục kêu gọi dân chủ và yêu cầu mở cuộc điều tra cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực.
Vì sao lại có biểu tình tại Lãnh sự quán Anh?
Mặc dù Hong Kong là một phần của Trung Quốc, cam kết "một quốc gia hai chế độ" cho Hong Kong có mức độ tự trị cao và bảo vệ các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận.
Nhưng người biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Anh hộ to "Một quốc gia, hai chế độ đã chết" và "Trả tự do cho Hong Kong".
"Chúng tôi được hứa hẹn là người Hong Kong sẽ được hưởng những quyền con người cơ bản và được bảo vệ," một người biểu tình nói với BBC.
"Chúng tôi tin rằng chính phủ Anh có quyền pháp lý và bổn phận đạo lý để bảo vệ người dân Hong Kong," anh nói thêm.
Trung Quốc vẫn khăng khăng nói rằng họ thực hiện cam kết này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/6E01/production/_108816182_mediaitem108816181.jpg
Người biểu tình giơ biểu ngữ với câu nói của Winston Churchill (Tạm dịch: "Chúng ta sẽ vượt qua cơn bão chiến tranh và vượt qua sự đe dọa của độc tài cai trị")
Một số người biểu tình cũng muốn Anh thay đổi trạng thái cho những người giữ hộ chiếu Công dân Anh (ở nước ngoài), được cấp cho dân cư Hong Kong trước ngày trao trả 1997.
Loại hộ chiếu này cho phép người giữ hộ chiếu được thăm Anh sáu tháng nhưng không bao gồm quyền tự động được sống hay làm việc ở Anh.
Năm 2017, có khoảng 60.000 người giữ hộ chiếu Công dân Anh (ở nước ngoài) tại Hong Kong, theo tờ Bưu điện Hoa Nam. Nhưng bất kỳ ai có hộ chiếu đã hết hạn có thể xin ra hạn, theo tờ báo này.
Còn chuyện gì đang xảy ra nữa?
Hàng ngàn người xuống đường tuần hành bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
https://ichef.bbci.co.uk/news/485/socialembed/https://twitter.com/Beaking_News/status/1173126490428338177~/vietnamese/world-49707170
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/17B75/production/_105914179_blank_white_space-nc.png
https://ichef.bbci.co.uk/news/485/socialembed/https://twitter.com/Beaking_News/status/1173134096018460672~/vietnamese/world-49707170
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/17B75/production/_105914179_blank_white_space-nc.png
Đây là tuần thứ hai liên tiếp, một số người mang cờ Mỹ và kêu gọi Tổng thống Donald Trump "giải phóng" Hong Kong.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/10A41/production/_108816186_mediaitem108816185.jpg
Người tuần hành vẫy cờ Mỹ
Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói Trung Quốc nay nên thể hiện "sự kiềm chế." Ông kêu gọi chính quyền Trung Quốc thay vì đàn áp, hãy "ngồi xuống và đàm phán với những người biểu tình và giải quyết những bất đồng."
BBC
https://www.voatiengviet.com/embed/player/0/5081192.html?type=video" frameborder="0" scrolling="no" width="640" height="360" allowfullscreen
Người biểu tình Hong Kong hát quốc ca Anh
Hàng trăm người biểu tình Hong Kong tập trung trước cửa Lãnh sự quán Anh hôm 15/9 nhằm yêu cầu Anh Quốc gây sức ép với Trung Quốc để duy trì các quyền tự do đã được thỏa thuận khi thành phố được trao trả năm 1997.
Họ hát bài quốc ca Anh God Save the Queen (Thượng đế hãy phù hộ cho Nữ Hoàng) và vẫy cờ Anh.
Bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng ngàn người xuống đường tuần hành qua thành phố. Nền dân chủ toàn bộ là một trong những yêu cầu của họ.
Trung Quốc cảnh báo các quốc gia khác không được can thiệp, và tuyên bố tình hình ở Hong Kong hoàn toàn là vấn đề nội bộ của nước này,
Anh Quốc nói họ có trách nhiệm pháp lý để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" được hai bên nhất trí trước khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc.
Người biểu tình giành một thắng lợi lớn hồi đầu tháng khi dự luật dẫn độ, điều châm ngòi cho các cuộc biểu tình, được xóa bỏ.
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/720x405/p07nbjzc.png
Vinh quang cho Hong Kong: người biểu tình cùng cất tiếng hát
Nhưng việc xóa bỏ luật dẫn độ chưa đủ để chấm dứt tình trạng bất ổn khi những người biểu tình tiếp tục kêu gọi dân chủ và yêu cầu mở cuộc điều tra cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực.
Vì sao lại có biểu tình tại Lãnh sự quán Anh?
Mặc dù Hong Kong là một phần của Trung Quốc, cam kết "một quốc gia hai chế độ" cho Hong Kong có mức độ tự trị cao và bảo vệ các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận.
Nhưng người biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Anh hộ to "Một quốc gia, hai chế độ đã chết" và "Trả tự do cho Hong Kong".
"Chúng tôi được hứa hẹn là người Hong Kong sẽ được hưởng những quyền con người cơ bản và được bảo vệ," một người biểu tình nói với BBC.
"Chúng tôi tin rằng chính phủ Anh có quyền pháp lý và bổn phận đạo lý để bảo vệ người dân Hong Kong," anh nói thêm.
Trung Quốc vẫn khăng khăng nói rằng họ thực hiện cam kết này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/6E01/production/_108816182_mediaitem108816181.jpg
Người biểu tình giơ biểu ngữ với câu nói của Winston Churchill (Tạm dịch: "Chúng ta sẽ vượt qua cơn bão chiến tranh và vượt qua sự đe dọa của độc tài cai trị")
Một số người biểu tình cũng muốn Anh thay đổi trạng thái cho những người giữ hộ chiếu Công dân Anh (ở nước ngoài), được cấp cho dân cư Hong Kong trước ngày trao trả 1997.
Loại hộ chiếu này cho phép người giữ hộ chiếu được thăm Anh sáu tháng nhưng không bao gồm quyền tự động được sống hay làm việc ở Anh.
Năm 2017, có khoảng 60.000 người giữ hộ chiếu Công dân Anh (ở nước ngoài) tại Hong Kong, theo tờ Bưu điện Hoa Nam. Nhưng bất kỳ ai có hộ chiếu đã hết hạn có thể xin ra hạn, theo tờ báo này.
Còn chuyện gì đang xảy ra nữa?
Hàng ngàn người xuống đường tuần hành bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
https://ichef.bbci.co.uk/news/485/socialembed/https://twitter.com/Beaking_News/status/1173126490428338177~/vietnamese/world-49707170
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/17B75/production/_105914179_blank_white_space-nc.png
https://ichef.bbci.co.uk/news/485/socialembed/https://twitter.com/Beaking_News/status/1173134096018460672~/vietnamese/world-49707170
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/17B75/production/_105914179_blank_white_space-nc.png
Đây là tuần thứ hai liên tiếp, một số người mang cờ Mỹ và kêu gọi Tổng thống Donald Trump "giải phóng" Hong Kong.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/10A41/production/_108816186_mediaitem108816185.jpg
Người tuần hành vẫy cờ Mỹ
Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói Trung Quốc nay nên thể hiện "sự kiềm chế." Ông kêu gọi chính quyền Trung Quốc thay vì đàn áp, hãy "ngồi xuống và đàm phán với những người biểu tình và giải quyết những bất đồng."
BBC