PDA

View Full Version : Dự án của TQ tại Angola bị đội vốn gấp 30 lần vẫn dang dở



duyanh
09-11-2019, 12:39 PM
Dự án của TQ tại Angola bị đội vốn gấp 30 lần vẫn dang dở



Dự án Sân bay Thủ đô Angola do một công ty Trung Quốc xây dựng đã kéo dài 15 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành, cũng chưa chắc chắn khi nào hoàn thành. Chi phí ngân sách cho dự án cũng đội lên khoảng 30 lần, từ con số 300 triệu USD (đô la Mỹ) lên 9 tỷ USD. Nhiều nhận định cho rằng có khả năng đây là một trong những dự án tệ hại nhất ở châu Phi.


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/09/angola.jpg

Một cảnh tại thủ đô Luanda của Angola (Nguồn: Wikipedia)

Dự án xây dựng sân bay thủ đô Angola được khởi động từ năm 2004, khi đó Tổng thống Angola là ông Jose Eduardo dos Santos trao quyền cho Quỹ quốc tế Trung Quốc (CIF) và công ty xây dựng Odebrarou của Brazil cùng triển khai. Sân bay có tổng cộng 31 cổng lên máy bay, dự kiến mỗi năm ​​sẽ thu hút 13 triệu hành khách. Theo kế hoạch ban đầu thì sân bay sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2015/2016, nhưng sau đó đã bị hoãn đến năm 2017.

Tuy nhiên, do vấn đề lỗi thiết kế và chất lượng, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã giành lại gói thầu của nhà thầu ban đầu là Quỹ Quốc tế Trung Quốc (CIF). Năm 2009, do những khó khăn tài chính khiến hoạt động xây dựng tạm ngưng. Ngoài ra trong quá trình làm dự án, giới công nhân xây dựng Angola cũng phản đối việc dự án chủ yếu sử dụng công nhân Trung Quốc.

Tính đến nay, sân bay này đã được xây dựng trong 15 năm nhưng vẫn chưa xong. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là thiết kế của sân bay đã lỗi thời, các chức năng và thiết bị kỹ thuật không thể đáp ứng được nhu cầu thời đại. Vì vậy sân bay đã tạm thời bị hoãn đến năm 2023 mới đưa vào sử dụng, ngoài ra phải cập nhật mới bản vẽ thiết kế.

Liên quan đến dự án này, phóng viên Rafael Marques của Angola chia sẻ trên hãng truyền thông quốc tế Deutsche Welle (DW) của Đức cho biết, dự án ban đầu dự kiến ​​sẽ có giá 300 triệu USD, nhưng hiện đã đội lên đến 9 tỷ USD, cũng chưa biết khi nào hoàn thành nên chi phí sẽ còn tăng lên. Do đó có thể xem đây là một trong những dự án tai tiếng nhất ở châu Phi.

Ông Marques nhận định, có thể đây sẽ là dự án hoàn thành trong vô vọng và mang giá trị rất thấp, thậm chí còn tạo gánh nặng nợ nần lớn cho Angola. Nhìn kỹ vào các dự án đã hoàn thành, công chúng sẽ thấy rằng về cơ bản đó là những khoản cho vay để Trung Quốc giành được vai trò tái thiết ở Angola.



Thúc đẩy nạn tham nhũng nghiêm trọng ở châu Phi
Trong những năm gần đây Bắc Kinh đã dốc sức đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Nhà khoa học chính trị Sven Grimm, thuộc Viện Chính sách phát triển của Đức ở Bon đã nhận định Trung Quốc rất quan tâm đến đầu tư vào châu Phi. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng góp phẩn thúc đẩy nạn tham nhũng ở châu Phi trở nên nghiêm trọng hơn.

Phóng viên Marques cũng đã tố cáo việc xây dựng sân bay quốc tế ở thủ đô Luanda của Angola hoàn toàn là một dự án nhằm đánh cắp tiền, vì có lỗ hổng tham nhũng rất lớn trong việc xây dựng sân bay. Ông cảnh báo vì chỉ trong khoảng thời gian ngắn Bắc Kinh đã cung cấp hợp đồng và các khoản vay, cho nên phải xem xét cẩn thận. Sau này công chúng sẽ thấy sự thật, chính Bắc Kinh đóng vai trò chính thúc đẩy nạn tham nhũng nghiêm trọng tại quốc gia này.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng từng thẳng thắn tuyên bố, chính tư bản đỏ hủ bại của chế độ cầm quyền Trung Quốc là nguyên nhân khiến nạn tham nhũng trầm trọng. Ông lấy dẫn chứng từ dự án xây dựng đập lớn của “Trạm thủy điện Coca Codo Sinclair” ở Ecuador là minh chứng rõ ràng.

Trong một trả lời phỏng vấn vào cuối tháng 10/2018, ông Pompeo đã đề cập đến vấn đề ngoại giao hối lộ của Bắc Kinh. Ông chỉ ra, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc hối lộ giới lãnh đạo cấp cao để có được các dự án cơ sở hạ tầng sẽ gây tổn hại đến lợi ích của người dân các nước, ý tưởng “sử dụng ngân khố quốc gia để xây dựng đế chế” khiến mọi nước trên thế giới đều chịu phần thiệt hại.

Trong chuyến thăm Chile ngày 12/4 năm nay, ông Pompeo đã đề cập lại vấn đề này. Ông nhận định khi Bắc Kinh đang kinh doanh ở một nơi như Mỹ Latin, họ có xu hướng bơm tiền bẩn vào huyết mạch kinh tế của khu vực, hệ quả dẫn đến tham nhũng và làm thoái hóa bộ máy quản trị của khu vực.

Tri Thức