sophienguyen
09-08-2019, 01:03 AM
16 lý do khiến Ấn Độ giống như một hành tinh khác
Ấn Độ là nhà của gần 1/6 dân số thế giới với hơn 1.600 ngôn ngữ khác nhau. Sự đa dạng trong cảnh sắc, ẩm thực và khí hậu làm cho các vùng miền của đất nước này trông hoàn toàn khác với các quốc gia khác.
Dưới đây là 16 sự thật khiến Ấn Độ trở nên vô cùng đặc biệt.
Thế giới có 4 mùa, Ấn Độ có tới 6 mùa
Theo lịch truyền thống, Ấn Độ có 6 mùa trong các khoảng thời gian như sau:
Mùa xuân: Từ giữa tháng Hai đến giữa tháng Tư
Mùa hè: Từ giữa tháng Tư đến giữa tháng Sáu
Mùa mưa: Từ giữa tháng Sáu đến giữa tháng Tám
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/6-mua.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/6-mua.jpg)
Thế giới có 4 mùa, Ấn Độ có tới 6 mùa.
Mùa thu: Từ giữa tháng Tám đến giữa tháng Mười
Mùa chuyển đông: Từ giữa tháng Mười đến giữa tháng Mười Hai
Mùa đông: Giữa tháng Mười Hai đến giữa tháng Hai
Thế giới có khoảng 8.000 ngôn ngữ và riêng Ấn Độ có hẳn 1.600 ngôn ngữ
Trong khi hầu hết các quốc gia khác chỉ có một vài ngôn ngữ thì riêng Ấn Độ lại có đến hơn 1.600 thứ tiếng khác nhau. Trong số này có khoảng 122 loại là ngôn ngữ chính. 30 loại trong số này được hơn một triệu người bản ngữ sử dụng. Nếu bạn đang có ý định du lịch tại đất nước này thì cũng đừng vội lo lắng vì ở đây vẫn có một quần thể nói Tiếng Anh lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ mà thôi.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/1-600-ngon-ngu.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/1-600-ngon-ngu.jpg)
Thế giới có khoảng 8.000 ngôn ngữ và riêng Ấn Độ có hẳn 1.600 ngôn ngữ. (Ảnh: Jure Snoj / Wikimedia Commons)
Một sự thật thú vị khác là mặc dù có rất nhiều ngôn ngữ nhưng Ấn Độ lại không có quốc ngữ.
Một trường học thu gom rác thải nhựa làm học phí thay vì tiền
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/gom-rac.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/gom-rac.jpg)
Một trường học thu gom rác thải nhựa làm học phí thay vì tiền. (Ảnh: Akshar Foundation / facebook)
Trong khi việc tăng học phí là xu hướng của toàn thế giới thì một trường học tại Ấn Độ đã nảy ra ý tưởng vô cùng độc đáo. Ngôi trường này thu gom rác thải nhựa từ học sinh thay vì tiền. Phương thức này không chỉ giúp học sinh nghèo có cơ hội được đi học mà còn giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa bị vứt đi thay vì được tái chế.
Tiếng còi xe được khuyến khích
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/ok.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/ok.jpg)
Tiếng còi xe được khuyến khích.
Hầu hết các xe tải Ấn Độ đều có dòng chữ “Xin hãy bấm còi” hay “Hãy bấm còi” được sơn phía sau xe. Đây là tín hiệu cho người lái xe phía sau bấm còi trước khi vượt lên. Bấm còi là một hiện tượng phổ biến ở Ấn Độ và bạn sẽ nghe thấy tiếng còi xe ở bất kỳ thành phố nào mà bạn đến.
Trong khi mức độ phủ xanh trên thế giới có dấu hiệu suy giảm thì ở Ấn Độ lại tăng lên
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/phu-xanh.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/phu-xanh.jpg)
Trong khi mức độ phủ xanh trên thế giới có dấu hiệu suy giảm thì ở Ấn Độ lại tăng lên. (Ảnh: NASA)
Theo một phát hiện gần đây của NASA thì vấn nạn phá rừng ồ ạt trong 20 năm qua đã khiến lớp phủ xanh trên toàn thế giới bị suy giảm. Nhưng ở Ấn Độ mật độ rừng lại tăng lên, thậm chí đã góp phần làm tăng độ phủ xanh trên toàn thế giới. Trên thực tế, năm 2017 tại Ấn Độ có một chiến dịch trồng cây trên diện rộng đã lập kỷ lục thế giới. Trong chiến dịch này đã có 66 triệu cây con được trồng trong vòng 12 giờ.
Đàn ông thường ôm và nắm tay nhau
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/nam-tay.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/nam-tay.jpg)
Đàn ông thường ôm và nắm tay nhau. (Ảnh: vincentdolman / instagram)
Ở Ấn Độ, đàn ông sẽ ôm nhau khi họ gặp gỡ lần đầu tiên, và bạn bè nam giới nắm tay nhau đi bộ là một cảnh tượng phổ biến.
Số người di chuyển bằng tàu lửa mỗi ngày ở Ấn Độ bằng với dân số Úc
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/xe-lua.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/xe-lua.jpg)
Số người di chuyển bằng tàu lửa mỗi ngày ở Ấn Độ bằng với dân số Úc.
Chúng ta đều biết Ấn Độ là một quốc gia đông dân với dân số đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc. Thật khó để tưởng tượng quy mô dân số ở đây. Để dễ hình dung hơn, ta có thể làm một phép so sánh là số lượng người di chuyển bằng tàu lửa mỗi ngày ở Ấn Độ tương đương với cả dân số nước Úc.
Nếu bạn ở Ấn Độ thì thật quá may mắn vì nơi đây cái gì cũng rẻ
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/bill.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/bill.jpg)
Nếu bạn ở Ấn Độ thì thật quá may mắn vì nơi đây cái gì cũng rẻ.
Ở Ấn Độ thứ gì cũng rẻ, trừ phi bạn muốn phô trương. Bạn chỉ cần chi khoảng 5 đô la cho một bữa ăn xa xỉ và một tách cà phê chỉ tốn 20 xu. Giá phòng khách sạn hay nhà trọ cũng đều rất phải chăng. Bạn có thể dành một đêm trong khách sạn với giá không quá 15 đô la. Du lịch trong một thành phố hoặc từ thành phố này sang thành phố khác sẽ chỉ khiến bạn mất một số tiền ít hơn rất nhiều so với hầu hết các nơi khác trên thế giới.
Bạn có thể ăn chay tại McDonald và đừng bỏ lỡ McAloo Tikki
Trong khi thế giới đang dần bắt kịp xu hướng ăn chay thì tại Ấn Độ nó đã là một lối sống của người dân trong thời gian dài. Trên thực tế, Ấn Độ có mức tiêu thụ thịt trên đầu người thấp nhất thế giới. Điều này là do khoảng 80% dân số theo đạo Hindu và đạo này khuyến khích mọi người ăn chay. Vì vậy nếu bạn là người ăn chay, bạn sẽ dễ dàng tìm được nhà hàng và quán cà phê chay.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/an-chay.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/an-chay.jpg)
Ấn Độ có mức tiêu thụ thịt trên đầu người thấp nhất thế giới. (Ảnh: Avinash Bhat / flickr)
Nhưng nếu bạn muốn ăn thịt hay cá thì đừng lo, cũng có rất nhiều nơi bán đồ ăn mặn như vậy.
Đố bạn có thể giải mã được cái lắc đầu bí ẩn của người Ấn Độ
https://files.brightside.me/files/news/part_77/771560/raOlf7r-1561813281.gif (https://files.brightside.me/files/news/part_77/771560/raOlf7r-1561813281.gif)
Hành động lắc lư đầu của người Ấn Độ có nghĩa là “Có” hoặc “Không”. (Ảnh: unknown / imgur)
Hành động lắc lư đầu của người Ấn Độ có nghĩa là “Có” hoặc “Không”. Nhưng cách lắc đầu ở mỗi vùng khác nhau là khác nhau. Bạn phải là người địa phương nếu muốn hiểu được ý nghĩa bí ẩn của những cái lắc đầu này. Vì vậy trong chuyến du lịch bạn có thể nghĩ cái gật đầu ấy là “Có” nhưng trên thực tế nó lại có nghĩa là “Không”. Lời khuyên ở đây là hãy xác nhận lại câu trả lời của họ bằng lời nói chứ đừng chỉ dựa vào ngôn ngữ cơ thể.
Cricket được xem như môn thể thao vua tại Ấn Độ
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/cricket.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/cricket.jpg)
Cricket được xem như môn thể thao vua tại Ấn Độ. (Ảnh: lensbug.chandru / Wikimedia Commons)
Ở Ấn Độ và một số nước trong khu vực Nam Á, môn cricket (đánh bóng bằng gậy) rất phổ biến. Mọi người sẽ ăn mừng nhiệt liệt khi đội của họ giành chiến thắng và buồn tiếc khi bị thua. Nếu bạn muốn trải nghiệm đất nước Ấn Độ, bạn nên thử với bộ môn thể thao này . Bạn có thể tham gia một nhóm trẻ em khi chúng đang chơi hoặc mua vé đến sân vận động để xem các đội thi đấu.
Bạn sẽ không thể tìm thấy giấy trong nhà vệ sinh
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/wc.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/wc.jpg)
Bạn sẽ không thể tìm thấy giấy trong nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh ở Ấn Độ thường không sử dụng giấy. Người Ấn Độ thích rửa bằng nước sau khi đi vệ sinh, do đó thay vì có giấy vệ sinh thì bạn sẽ chỉ thấy một cái xô nhỏ và một cái ca nhỏ.
Có một thị trấn nơi các ngân hàng không khóa cửa trước
Tại Shani Shingnapur, một thị trấn đền thờ nổi tiếng ở Ấn Độ, dân cư không cần cổng hay khóa cửa nhà. Đó là bởi người dân nơi đây tin rằng họ luôn được Chúa che chở. Thị trấn này có ngân hàng đầu tiên vào năm 2011 và cửa ra vào tại đây cũng không có bất cứ ổ khóa nào.
Trò chơi nổi tiếng ‘Cờ vua’ và ‘Rắn và Thang’ có nguồn gốc từ Ấn Độ
Ấn Độ là nơi phát minh ra 2 trò chơi cờ nổi tiếng: ‘Cờ vua’, ‘Rắn và thang’. Tên gọi bản xứ của cờ vua là Chaturanga, nghĩa là “4 bộ phận của quân đội” (cụ thể là tượng, mã, kỵ binh và bộ binh). Cờ vua được cho là được phát minh vào thế kỷ thứ 6 SCN.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/co-vua.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/co-vua.jpg)
Trò chơi nổi tiếng ‘Cờ vua’ và ‘Rắn và Thang’ có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Trò chơi ‘Rắn và thang’ có nguồn gốc từ thời Ấn Độ cổ đại, được gọi là “Moksha Patam”. Nó cũng có liên quan đến quan niệm truyền thống của đạo Hindu về nghiệp và quả báo, hoặc định mệnh và dục vọng.
Đất nước của lễ hội
Ấn Độ là một quốc gia của tôn giáo nên điều tự nhiên là nó có nhiều lễ hội dành riêng cho các vị thần. Mỗi lễ hội là độc nhất vô nhị trong cách tổ chức nhưng cũng có những điểm chung: tất cả đều rất rực rỡ và đầy màu sắc.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi.jpg)
Đất nước của lễ hội.
Lấy ví dụ về một lễ hội màu sắc hay với tên gọi phổ biến ở Ấn Độ là Holi. Lễ hội này tôn vinh tình yêu, sự khởi đầu của mùa xuân và chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Vào ngày này, mọi người xuống đường ngâm mình trong nước màu và bột màu. Cả đất nước trở nên rực rỡ sắc màu vào ngày hôm đó.
Đất nước của người đẹp
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/hoa-hau.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/hoa-hau.jpg)
Đất nước của người đẹp.
Ấn Độ chắc chắn có thể được gọi là vùng đất của những người đẹp. Nếu bạn đã xem phim Bollywood hoặc đến Ấn Độ thì hẳn là bạn sẽ đồng ý với ý kiến đó. Ngoài ra, Ấn Độ là một trong những đất nước sản sinh ra nhiều hoa hậu nhất thế giới với tổng số là 6 hoa hậu. Vì vậy, cùng với các món ăn ngon và lễ hội đầy màu sắc, bạn cũng sẽ được thấy những người có vẻ đẹp xuất chúng tại đây.
Bích Hải biên dịch
Ấn Độ là nhà của gần 1/6 dân số thế giới với hơn 1.600 ngôn ngữ khác nhau. Sự đa dạng trong cảnh sắc, ẩm thực và khí hậu làm cho các vùng miền của đất nước này trông hoàn toàn khác với các quốc gia khác.
Dưới đây là 16 sự thật khiến Ấn Độ trở nên vô cùng đặc biệt.
Thế giới có 4 mùa, Ấn Độ có tới 6 mùa
Theo lịch truyền thống, Ấn Độ có 6 mùa trong các khoảng thời gian như sau:
Mùa xuân: Từ giữa tháng Hai đến giữa tháng Tư
Mùa hè: Từ giữa tháng Tư đến giữa tháng Sáu
Mùa mưa: Từ giữa tháng Sáu đến giữa tháng Tám
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/6-mua.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/6-mua.jpg)
Thế giới có 4 mùa, Ấn Độ có tới 6 mùa.
Mùa thu: Từ giữa tháng Tám đến giữa tháng Mười
Mùa chuyển đông: Từ giữa tháng Mười đến giữa tháng Mười Hai
Mùa đông: Giữa tháng Mười Hai đến giữa tháng Hai
Thế giới có khoảng 8.000 ngôn ngữ và riêng Ấn Độ có hẳn 1.600 ngôn ngữ
Trong khi hầu hết các quốc gia khác chỉ có một vài ngôn ngữ thì riêng Ấn Độ lại có đến hơn 1.600 thứ tiếng khác nhau. Trong số này có khoảng 122 loại là ngôn ngữ chính. 30 loại trong số này được hơn một triệu người bản ngữ sử dụng. Nếu bạn đang có ý định du lịch tại đất nước này thì cũng đừng vội lo lắng vì ở đây vẫn có một quần thể nói Tiếng Anh lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ mà thôi.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/1-600-ngon-ngu.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/1-600-ngon-ngu.jpg)
Thế giới có khoảng 8.000 ngôn ngữ và riêng Ấn Độ có hẳn 1.600 ngôn ngữ. (Ảnh: Jure Snoj / Wikimedia Commons)
Một sự thật thú vị khác là mặc dù có rất nhiều ngôn ngữ nhưng Ấn Độ lại không có quốc ngữ.
Một trường học thu gom rác thải nhựa làm học phí thay vì tiền
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/gom-rac.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/gom-rac.jpg)
Một trường học thu gom rác thải nhựa làm học phí thay vì tiền. (Ảnh: Akshar Foundation / facebook)
Trong khi việc tăng học phí là xu hướng của toàn thế giới thì một trường học tại Ấn Độ đã nảy ra ý tưởng vô cùng độc đáo. Ngôi trường này thu gom rác thải nhựa từ học sinh thay vì tiền. Phương thức này không chỉ giúp học sinh nghèo có cơ hội được đi học mà còn giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa bị vứt đi thay vì được tái chế.
Tiếng còi xe được khuyến khích
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/ok.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/ok.jpg)
Tiếng còi xe được khuyến khích.
Hầu hết các xe tải Ấn Độ đều có dòng chữ “Xin hãy bấm còi” hay “Hãy bấm còi” được sơn phía sau xe. Đây là tín hiệu cho người lái xe phía sau bấm còi trước khi vượt lên. Bấm còi là một hiện tượng phổ biến ở Ấn Độ và bạn sẽ nghe thấy tiếng còi xe ở bất kỳ thành phố nào mà bạn đến.
Trong khi mức độ phủ xanh trên thế giới có dấu hiệu suy giảm thì ở Ấn Độ lại tăng lên
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/phu-xanh.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/phu-xanh.jpg)
Trong khi mức độ phủ xanh trên thế giới có dấu hiệu suy giảm thì ở Ấn Độ lại tăng lên. (Ảnh: NASA)
Theo một phát hiện gần đây của NASA thì vấn nạn phá rừng ồ ạt trong 20 năm qua đã khiến lớp phủ xanh trên toàn thế giới bị suy giảm. Nhưng ở Ấn Độ mật độ rừng lại tăng lên, thậm chí đã góp phần làm tăng độ phủ xanh trên toàn thế giới. Trên thực tế, năm 2017 tại Ấn Độ có một chiến dịch trồng cây trên diện rộng đã lập kỷ lục thế giới. Trong chiến dịch này đã có 66 triệu cây con được trồng trong vòng 12 giờ.
Đàn ông thường ôm và nắm tay nhau
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/nam-tay.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/nam-tay.jpg)
Đàn ông thường ôm và nắm tay nhau. (Ảnh: vincentdolman / instagram)
Ở Ấn Độ, đàn ông sẽ ôm nhau khi họ gặp gỡ lần đầu tiên, và bạn bè nam giới nắm tay nhau đi bộ là một cảnh tượng phổ biến.
Số người di chuyển bằng tàu lửa mỗi ngày ở Ấn Độ bằng với dân số Úc
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/xe-lua.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/xe-lua.jpg)
Số người di chuyển bằng tàu lửa mỗi ngày ở Ấn Độ bằng với dân số Úc.
Chúng ta đều biết Ấn Độ là một quốc gia đông dân với dân số đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc. Thật khó để tưởng tượng quy mô dân số ở đây. Để dễ hình dung hơn, ta có thể làm một phép so sánh là số lượng người di chuyển bằng tàu lửa mỗi ngày ở Ấn Độ tương đương với cả dân số nước Úc.
Nếu bạn ở Ấn Độ thì thật quá may mắn vì nơi đây cái gì cũng rẻ
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/bill.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/bill.jpg)
Nếu bạn ở Ấn Độ thì thật quá may mắn vì nơi đây cái gì cũng rẻ.
Ở Ấn Độ thứ gì cũng rẻ, trừ phi bạn muốn phô trương. Bạn chỉ cần chi khoảng 5 đô la cho một bữa ăn xa xỉ và một tách cà phê chỉ tốn 20 xu. Giá phòng khách sạn hay nhà trọ cũng đều rất phải chăng. Bạn có thể dành một đêm trong khách sạn với giá không quá 15 đô la. Du lịch trong một thành phố hoặc từ thành phố này sang thành phố khác sẽ chỉ khiến bạn mất một số tiền ít hơn rất nhiều so với hầu hết các nơi khác trên thế giới.
Bạn có thể ăn chay tại McDonald và đừng bỏ lỡ McAloo Tikki
Trong khi thế giới đang dần bắt kịp xu hướng ăn chay thì tại Ấn Độ nó đã là một lối sống của người dân trong thời gian dài. Trên thực tế, Ấn Độ có mức tiêu thụ thịt trên đầu người thấp nhất thế giới. Điều này là do khoảng 80% dân số theo đạo Hindu và đạo này khuyến khích mọi người ăn chay. Vì vậy nếu bạn là người ăn chay, bạn sẽ dễ dàng tìm được nhà hàng và quán cà phê chay.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/an-chay.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/an-chay.jpg)
Ấn Độ có mức tiêu thụ thịt trên đầu người thấp nhất thế giới. (Ảnh: Avinash Bhat / flickr)
Nhưng nếu bạn muốn ăn thịt hay cá thì đừng lo, cũng có rất nhiều nơi bán đồ ăn mặn như vậy.
Đố bạn có thể giải mã được cái lắc đầu bí ẩn của người Ấn Độ
https://files.brightside.me/files/news/part_77/771560/raOlf7r-1561813281.gif (https://files.brightside.me/files/news/part_77/771560/raOlf7r-1561813281.gif)
Hành động lắc lư đầu của người Ấn Độ có nghĩa là “Có” hoặc “Không”. (Ảnh: unknown / imgur)
Hành động lắc lư đầu của người Ấn Độ có nghĩa là “Có” hoặc “Không”. Nhưng cách lắc đầu ở mỗi vùng khác nhau là khác nhau. Bạn phải là người địa phương nếu muốn hiểu được ý nghĩa bí ẩn của những cái lắc đầu này. Vì vậy trong chuyến du lịch bạn có thể nghĩ cái gật đầu ấy là “Có” nhưng trên thực tế nó lại có nghĩa là “Không”. Lời khuyên ở đây là hãy xác nhận lại câu trả lời của họ bằng lời nói chứ đừng chỉ dựa vào ngôn ngữ cơ thể.
Cricket được xem như môn thể thao vua tại Ấn Độ
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/cricket.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/cricket.jpg)
Cricket được xem như môn thể thao vua tại Ấn Độ. (Ảnh: lensbug.chandru / Wikimedia Commons)
Ở Ấn Độ và một số nước trong khu vực Nam Á, môn cricket (đánh bóng bằng gậy) rất phổ biến. Mọi người sẽ ăn mừng nhiệt liệt khi đội của họ giành chiến thắng và buồn tiếc khi bị thua. Nếu bạn muốn trải nghiệm đất nước Ấn Độ, bạn nên thử với bộ môn thể thao này . Bạn có thể tham gia một nhóm trẻ em khi chúng đang chơi hoặc mua vé đến sân vận động để xem các đội thi đấu.
Bạn sẽ không thể tìm thấy giấy trong nhà vệ sinh
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/wc.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/wc.jpg)
Bạn sẽ không thể tìm thấy giấy trong nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh ở Ấn Độ thường không sử dụng giấy. Người Ấn Độ thích rửa bằng nước sau khi đi vệ sinh, do đó thay vì có giấy vệ sinh thì bạn sẽ chỉ thấy một cái xô nhỏ và một cái ca nhỏ.
Có một thị trấn nơi các ngân hàng không khóa cửa trước
Tại Shani Shingnapur, một thị trấn đền thờ nổi tiếng ở Ấn Độ, dân cư không cần cổng hay khóa cửa nhà. Đó là bởi người dân nơi đây tin rằng họ luôn được Chúa che chở. Thị trấn này có ngân hàng đầu tiên vào năm 2011 và cửa ra vào tại đây cũng không có bất cứ ổ khóa nào.
Trò chơi nổi tiếng ‘Cờ vua’ và ‘Rắn và Thang’ có nguồn gốc từ Ấn Độ
Ấn Độ là nơi phát minh ra 2 trò chơi cờ nổi tiếng: ‘Cờ vua’, ‘Rắn và thang’. Tên gọi bản xứ của cờ vua là Chaturanga, nghĩa là “4 bộ phận của quân đội” (cụ thể là tượng, mã, kỵ binh và bộ binh). Cờ vua được cho là được phát minh vào thế kỷ thứ 6 SCN.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/co-vua.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/co-vua.jpg)
Trò chơi nổi tiếng ‘Cờ vua’ và ‘Rắn và Thang’ có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Trò chơi ‘Rắn và thang’ có nguồn gốc từ thời Ấn Độ cổ đại, được gọi là “Moksha Patam”. Nó cũng có liên quan đến quan niệm truyền thống của đạo Hindu về nghiệp và quả báo, hoặc định mệnh và dục vọng.
Đất nước của lễ hội
Ấn Độ là một quốc gia của tôn giáo nên điều tự nhiên là nó có nhiều lễ hội dành riêng cho các vị thần. Mỗi lễ hội là độc nhất vô nhị trong cách tổ chức nhưng cũng có những điểm chung: tất cả đều rất rực rỡ và đầy màu sắc.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi.jpg)
Đất nước của lễ hội.
Lấy ví dụ về một lễ hội màu sắc hay với tên gọi phổ biến ở Ấn Độ là Holi. Lễ hội này tôn vinh tình yêu, sự khởi đầu của mùa xuân và chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Vào ngày này, mọi người xuống đường ngâm mình trong nước màu và bột màu. Cả đất nước trở nên rực rỡ sắc màu vào ngày hôm đó.
Đất nước của người đẹp
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/hoa-hau.jpg (https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/hoa-hau.jpg)
Đất nước của người đẹp.
Ấn Độ chắc chắn có thể được gọi là vùng đất của những người đẹp. Nếu bạn đã xem phim Bollywood hoặc đến Ấn Độ thì hẳn là bạn sẽ đồng ý với ý kiến đó. Ngoài ra, Ấn Độ là một trong những đất nước sản sinh ra nhiều hoa hậu nhất thế giới với tổng số là 6 hoa hậu. Vì vậy, cùng với các món ăn ngon và lễ hội đầy màu sắc, bạn cũng sẽ được thấy những người có vẻ đẹp xuất chúng tại đây.
Bích Hải biên dịch