giavui
09-07-2019, 01:11 PM
Xã hội bạo lực: Đã đến lúc thế hệ này phải gánh trách nhiệm
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/311.jpg
Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và đã đến lúc chúng ta phải lãnh lấy trách nhiệm, không thể thoái thác. Bởi không phải bây giờ, thì bao giờ? Không phải chúng ta thì sẽ là con cháu chúng ta mà thôi.
Khi xã hội còn chưa nguôi ngoai vì một em nhỏ phải chết ngay trong ngày đầu tới trường, người ta lại phải đón nhận thông tin về một vụ án kinh hoàng mà hung thủ ra tay tàn ác không chút động lòng lên chính người thân của mình, trong đó có em nhỏ mới hơn 1 tuổi.
Khi người biến thành “con” thì pháp luật cũng chẳng đủ uy lực
Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai… Nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, những kẻ chân yếu tay mềm không có một chút năng lực phòng vệ.
Trong vụ án mới nhất đang làm xã hội phẫn uất dõi theo, vì mâu thuẫn với anh em trong nhà, mà kẻ hành ác cam tâm giết hại cả gia đình em trai, con dâu và cháu mình với thái độ máu lạnh và hành động tàn ác kinh hoàng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/aa-1567323209-width710height523.jpg
Đối tượng Nguyễn Văn Đông sau khi thảm sát cả nhà em trai mình, vẫn bình thản ngồi uống nước chè. (Ảnh do người dân cung cấp)
Điều gì đã khiến xã hội ngày càng bạo lực như vậy? Có thể nói một phần là do luật pháp không nghiêm, nhưng nếu nói chỉ là do luật pháp thì vẫn chưa đủ.
Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không có pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường. Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.
Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một lằn ranh đầy uy quyền và hiệu quả. Đó là duy trì đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy. Muốn thế, cái gốc vẫn là ở giáo dục.
“Một nền giáo dục giết chết nhân cách”: Lễ đã tàn, đạo đã suy
Nhà văn hóa Đào Duy Anh đã từng nói, cái nền giáo dục trọng đường “cử nghiệp hư văn” là một “nền giáo dục giết chết nhân cách”. “Với cách giáo dục ấy thì dù người thiên thư lỗi lạc cũng phải nhụt đi, huống gì người tư chất tầm thường” – (Việt Nam văn hóa sử cương, 1938).
Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của “Bậc thầy của muôn đời” – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.
Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.
Một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người.
Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.
Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là “giáo dục công dân”. Đi học là cuối cùng để có bảng điểm đẹp, tấm bằng sáng choang, rộng đường công danh sau này.
Đã gần 90 năm qua đi, nhưng lời người xưa vẫn đúng: “Bệnh căn của cõi học ta xưa, một là vì xã hội cẩu thả mà toàn mô phỏng, một nữa là vì kẻ học giả ham cái cận lợi khoa cử” (cận lợi: lợi trước mắt) – (Điều đình cái án quốc học, Nguyễn Trọng Thuật,1931).
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/hoc-sinh-bi-chui-ngu-phai-kiem-tra-tam-ly1.jpg
Giáo dục hiện nay dường như đang biến con người trở nên ngày càng giống máy móc hơn. (Ảnh minh họa: Nguoiduatin)
Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức con người
Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.
Con người sở dĩ khác động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác phát triển.
Hàng ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi. Khi bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.
Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Kẻ thích nghi được thì tồn tại” (Thích giả sinh tồn) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm mình. Trong quan niệm của thuyết tiến hóa, “sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần có thể sống sót trong đời sống tàn khốc, thì ta là kẻ thắng cuộc, không cần quan tâm dùng tới thủ đoạn gì.
Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, Trời tru Đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, Trời tru Đất diệt”) thể hiện rõ rằng sự ích kỷ đã thay thế những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/evolucion-del-ser-humano.jpg
Giới khoa học mấy thập kỷ gần đây đang từ bỏ học thuyết Darwin, vốn chỉ là học thuyết đầy sơ hở và vô căn cứ. (Ảnh: Documentalium)
Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.
Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có.
Đi đôi với đó là thuyết vô thần. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, có nghĩa là “học vấn”. Nhưng học vấn không phải luôn là chân lý.
Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng:
Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/louis-pasteur.jpg
Nhà khoa học Louis Pasteur – Ông được gọi là “cha đẻ của vi sinh vật học”. (Ảnh: Fee)
Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.
Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác và bạo lực.
Nếu như mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều đang tự quản bản thân mình, thì có khi cũng chẳng cần tới pháp luật răn đe. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.
Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy lệch lạc ngay từ khi còn nhỏ. Thế hệ chúng ta phải đứng ra lãnh lấy trách nhiệm phục hưng văn hóa và đạo đức để cứu lấy xã hội này. Không thể thoái thác và đổ những thứ xú uế cho đời sau tự giải quyết.
Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng chính mình làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/311.jpg
Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và đã đến lúc chúng ta phải lãnh lấy trách nhiệm, không thể thoái thác. Bởi không phải bây giờ, thì bao giờ? Không phải chúng ta thì sẽ là con cháu chúng ta mà thôi.
Khi xã hội còn chưa nguôi ngoai vì một em nhỏ phải chết ngay trong ngày đầu tới trường, người ta lại phải đón nhận thông tin về một vụ án kinh hoàng mà hung thủ ra tay tàn ác không chút động lòng lên chính người thân của mình, trong đó có em nhỏ mới hơn 1 tuổi.
Khi người biến thành “con” thì pháp luật cũng chẳng đủ uy lực
Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai… Nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, những kẻ chân yếu tay mềm không có một chút năng lực phòng vệ.
Trong vụ án mới nhất đang làm xã hội phẫn uất dõi theo, vì mâu thuẫn với anh em trong nhà, mà kẻ hành ác cam tâm giết hại cả gia đình em trai, con dâu và cháu mình với thái độ máu lạnh và hành động tàn ác kinh hoàng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/aa-1567323209-width710height523.jpg
Đối tượng Nguyễn Văn Đông sau khi thảm sát cả nhà em trai mình, vẫn bình thản ngồi uống nước chè. (Ảnh do người dân cung cấp)
Điều gì đã khiến xã hội ngày càng bạo lực như vậy? Có thể nói một phần là do luật pháp không nghiêm, nhưng nếu nói chỉ là do luật pháp thì vẫn chưa đủ.
Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không có pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường. Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.
Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một lằn ranh đầy uy quyền và hiệu quả. Đó là duy trì đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy. Muốn thế, cái gốc vẫn là ở giáo dục.
“Một nền giáo dục giết chết nhân cách”: Lễ đã tàn, đạo đã suy
Nhà văn hóa Đào Duy Anh đã từng nói, cái nền giáo dục trọng đường “cử nghiệp hư văn” là một “nền giáo dục giết chết nhân cách”. “Với cách giáo dục ấy thì dù người thiên thư lỗi lạc cũng phải nhụt đi, huống gì người tư chất tầm thường” – (Việt Nam văn hóa sử cương, 1938).
Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của “Bậc thầy của muôn đời” – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.
Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.
Một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người.
Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.
Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là “giáo dục công dân”. Đi học là cuối cùng để có bảng điểm đẹp, tấm bằng sáng choang, rộng đường công danh sau này.
Đã gần 90 năm qua đi, nhưng lời người xưa vẫn đúng: “Bệnh căn của cõi học ta xưa, một là vì xã hội cẩu thả mà toàn mô phỏng, một nữa là vì kẻ học giả ham cái cận lợi khoa cử” (cận lợi: lợi trước mắt) – (Điều đình cái án quốc học, Nguyễn Trọng Thuật,1931).
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/hoc-sinh-bi-chui-ngu-phai-kiem-tra-tam-ly1.jpg
Giáo dục hiện nay dường như đang biến con người trở nên ngày càng giống máy móc hơn. (Ảnh minh họa: Nguoiduatin)
Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức con người
Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.
Con người sở dĩ khác động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác phát triển.
Hàng ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi. Khi bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.
Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Kẻ thích nghi được thì tồn tại” (Thích giả sinh tồn) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm mình. Trong quan niệm của thuyết tiến hóa, “sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần có thể sống sót trong đời sống tàn khốc, thì ta là kẻ thắng cuộc, không cần quan tâm dùng tới thủ đoạn gì.
Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, Trời tru Đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, Trời tru Đất diệt”) thể hiện rõ rằng sự ích kỷ đã thay thế những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/evolucion-del-ser-humano.jpg
Giới khoa học mấy thập kỷ gần đây đang từ bỏ học thuyết Darwin, vốn chỉ là học thuyết đầy sơ hở và vô căn cứ. (Ảnh: Documentalium)
Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.
Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có.
Đi đôi với đó là thuyết vô thần. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, có nghĩa là “học vấn”. Nhưng học vấn không phải luôn là chân lý.
Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng:
Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/09/louis-pasteur.jpg
Nhà khoa học Louis Pasteur – Ông được gọi là “cha đẻ của vi sinh vật học”. (Ảnh: Fee)
Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.
Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, chà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác và bạo lực.
Nếu như mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa. Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều đang tự quản bản thân mình, thì có khi cũng chẳng cần tới pháp luật răn đe. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.
Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy lệch lạc ngay từ khi còn nhỏ. Thế hệ chúng ta phải đứng ra lãnh lấy trách nhiệm phục hưng văn hóa và đạo đức để cứu lấy xã hội này. Không thể thoái thác và đổ những thứ xú uế cho đời sau tự giải quyết.
Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng chính mình làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.
DKN