sophienguyen
09-06-2019, 01:29 AM
Kỳ bí: Con đường tách đôi biển chỉ xuất hiện 2 lần mỗi năm ở Hàn Quốc
Con đường huyền thoại này đã có mặt trong gần cả trăm năm nay tại Hàn Quốc. Cứ đến thời điểm vào dịp tháng 2 và tháng 6, vùng biển lại từ từ tách đôi, để lộ ra con đường dài 2.8 km, rộng khoảng 40m.
Đặc biệt, con đường chỉ hiện rõ nhất là trong khoảng 1 giờ đầu nối liền hai đảo Jindo và Modo, được diễn ra trong khoảng vài ngày, rồi biển sẽ từ từ che lấp lại.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/cfl7qx1ukaak5be.jpg
Con đường huyền thoại này đã có mặt trong gần cả trăm năm nay tại Hàn Quốc. (Ảnh qua tourkorealove)
Trong vài ngày tồn tại ấy, người Hàn Quốc có truyền thống tổ chức Lễ hội biển Jindo tách đôi, thu hút hàng triệu du khách đến để tận mắt chiêm ngưỡng như một kỳ quan, họ có thể dạo mát trên con đường từ hòn đảo này đến hòn đảo kia, cùng nhau chụp ảnh, ngắm cảnh, còn người dân địa phương thi nhau đào bới trên cát để nhặt trai, sò, tảo…
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/giai-ma-bi-an-bong-dung-bien-tach-lam-doi-o-han-quoc-2.jpg
Họ có thể dạo mát trên con đường từ hòn đảo này đến hòn đảo kia, cùng nhau chụp ảnh, ngắm cảnh, còn người dân địa phương thi nhau đào bới trên cát để nhặt trai, sò, tảo… (Ảnh qua Kênh14)
Đến với lễ hội đi bộ qua biển Jindo, du khách còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị được tổ chức như lễ diễu hành rất hoành tráng, múa hát dân tộc, biểu diễn chó Jindogae – một loài chó đi săn có nguồn gốc từ Hàn Quốc.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi-di-qua-bien-jindo-3.jpg
Nhiều lễ hội được tổ chức vô cùng thú vị. (Ảnh qua VNE)
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi-di-qua-bien-jindo-1.jpg
Du khách nước ngoài cũng hào hứng tham gia. (Ảnh qua Tourchaua)
Ngoài ra, du khách sẽ được dịp nếm thử loại rượu Jindo Hongju đặc trưng nổi tiếng nơi đây, hay trải nghiệm các quy trình từ việc đào nhân sâm đến cách chế biến thành các món ăn, vị thuốc bắc… Tại lễ hội, du khách cũng có thể mua được các sản phẩm từ nhân sâm “chính hiệu” nhưng với giá rẻ.
Truyền thuyết về “Phép màu của Moses”
Điều đặc biệt hòn đảo này mặc dù đã có mặt từ hàng trăm năm về trước, nhưng nó chỉ nổi tiếng kể từ năm 1970, khi vị sứ giả của nước Pháp Pierre Landy đã tận mắt chứng kiến sự thần kỳ của con đường.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/moses-parting-red-sea-barrett-301889-wallpaper-15214450935012042783356.jpg
Truyền thuyết về “Phép màu của Moses”. (Ảnh qua Kênh 14)
Ông đã ví đó như một “Phép màu của Moses”, cách gọi của Pierre gợi cho mọi người liên tưởng tới hiện tượng biển Đỏ bị chia tách trong Kinh thánh.
Kinh Cựu Ước có kể lại rằng, người Do Thái khi xưa phải làm nô lệ ở Ai Cập, cuộc sống vô cùng khổ sở. Thánh Moses vì muốn giải thoát cho dân tộc khỏi kiếp lầm than, đã dẫn 600.000 người mang theo hành lý tháo chạy theo lời dẫn của Chúa. Trên đường đi, đội quân của Moses phải vượt qua bán đảo Sinai.
Vị Pharaoh Ai Cập lúc bấy giờ đã không giữ lời hứa, ông cho quân đuổi theo những nô lệ bỏ trốn. Người Do Thái sau đó đã chạy đến biển Đỏ thì bị đội quân theo kịp. Trong lúc nguy cấp, thánh Moses liền sử dụng thần thông, giơ tay về phía biển, bỗng mặt biển liền tách làm đôi để người Do Thái có thể tiếp tục chạy trốn. Khi họ đã sang hết bờ bên kia, thánh Moses lại làm phép để mặt biển trở lại như cũ, vùi lấp chiến xa và kỵ binh của quân lính Ai Cập.
Câu chuyện của Pierre thời đó đã gây ra nhiều tranh cãi nảy lửa trong giới khoa học cũng như người dân ở châu Âu.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/giai-ma-bi-an-bong-dung-bien-tach-lam-doi-o-han-quoc-3.jpg
Con đường này từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. (Ảnh qua Kênh 14)
Nhiều người lúc đó coi Pierre là kẻ nói dối. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi các nhà khoa học Pháp tới Hàn Quốc nhằm chứng minh những gì Pierre nói. Cuối cùng, chính họ tận mắt chứng kiến hiện tượng độc nhất vô nhị này và phải thừa nhận sự tồn tại của con đường giữa biển.
Đối với người Hàn Quốc, còn có một truyền thuyết kì bí khác nữa…
Khác với truyền thuyết về thánh Moses được vị sứ giả người Pháp nhắc tới. Người Hàn Quốc cũng lưu truyền nhau một sự tích kỳ bí. Tương truyền rằng, thời xưa ở đảo Jindo thường xuyên bị hổ dữ quấy phá. Loài vật này vào làng, ăn thịt những người dân địa phương. Vậy là tất cả quyết định bỏ chạy, di cư sang đảo Modo sinh sống. Tuy nhiên, chuyến đi ấy còn sót lại gia đình bà lão già cả Bbyong.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/giai-ma-bi-an-bong-dung-bien-tach-lam-doi-o-han-quoc.jpg
Truyền thuyết về người phụ nữ và hổ. (Ảnh qua Kênh 14)
Bà Bbyong và người thân hàng ngày phải sống trong nỗi lo sợ những con hổ dữ. Bà luôn cầu nguyện Thần Biển đến cứu giúp đến nỗi nhiều lúc lâm vào tuyệt vọng.
Cảm động vì hoàn cảnh của bà, Thần Biển Yongwang đã báo mộng cho bà Bbyong rằng sẽ có cầu vồng trên biển giúp gia đình bà thoát nạn. Ngoài ra, cũng có dị bản cho rằng, trước lời cầu khẩn tha thiết của bà Bbyong, thần Biển đã hiện lên và giúp đỡ Bbyong ngay lập tức.
Sáng hôm sau, bà Bbyong cùng người thân ra biển thì thấy nước biển chia làm đôi, lộ ra một con đường đất. Gia đình bà đi qua đâu, nước biển trở lại tới đó, ngăn không cho lũ hổ dữ vượt đại dương. Vậy là bà Bbyong thoát được kiếp nạn sinh tử.
Câu chuyện này cho đến nay, vẫn được người Hàn Quốc lưu truyền từ đời này sang đời khác như một cách lý giải của họ về con đường kỳ lạ giữa biển.
Tuy một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng hiện tượng này là ra do tác động của lực hấp dẫn, nhưng với người dân địa phương, họ vẫn tin vào truyền thuyết dân gian do tổ tiên để lại hơn. Chính vì thế họ xem đây như một hiện tượng rất bình thường của thiên thượng dành cho họ trong mấy trăm năm qua, cho đến khi vị sứ giả Pierre Landy phát hiện, con đường này mới thật sự trở nên nổi tiếng.
Chúc Di (t/h)
Con đường huyền thoại này đã có mặt trong gần cả trăm năm nay tại Hàn Quốc. Cứ đến thời điểm vào dịp tháng 2 và tháng 6, vùng biển lại từ từ tách đôi, để lộ ra con đường dài 2.8 km, rộng khoảng 40m.
Đặc biệt, con đường chỉ hiện rõ nhất là trong khoảng 1 giờ đầu nối liền hai đảo Jindo và Modo, được diễn ra trong khoảng vài ngày, rồi biển sẽ từ từ che lấp lại.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/cfl7qx1ukaak5be.jpg
Con đường huyền thoại này đã có mặt trong gần cả trăm năm nay tại Hàn Quốc. (Ảnh qua tourkorealove)
Trong vài ngày tồn tại ấy, người Hàn Quốc có truyền thống tổ chức Lễ hội biển Jindo tách đôi, thu hút hàng triệu du khách đến để tận mắt chiêm ngưỡng như một kỳ quan, họ có thể dạo mát trên con đường từ hòn đảo này đến hòn đảo kia, cùng nhau chụp ảnh, ngắm cảnh, còn người dân địa phương thi nhau đào bới trên cát để nhặt trai, sò, tảo…
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/giai-ma-bi-an-bong-dung-bien-tach-lam-doi-o-han-quoc-2.jpg
Họ có thể dạo mát trên con đường từ hòn đảo này đến hòn đảo kia, cùng nhau chụp ảnh, ngắm cảnh, còn người dân địa phương thi nhau đào bới trên cát để nhặt trai, sò, tảo… (Ảnh qua Kênh14)
Đến với lễ hội đi bộ qua biển Jindo, du khách còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị được tổ chức như lễ diễu hành rất hoành tráng, múa hát dân tộc, biểu diễn chó Jindogae – một loài chó đi săn có nguồn gốc từ Hàn Quốc.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi-di-qua-bien-jindo-3.jpg
Nhiều lễ hội được tổ chức vô cùng thú vị. (Ảnh qua VNE)
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/le-hoi-di-qua-bien-jindo-1.jpg
Du khách nước ngoài cũng hào hứng tham gia. (Ảnh qua Tourchaua)
Ngoài ra, du khách sẽ được dịp nếm thử loại rượu Jindo Hongju đặc trưng nổi tiếng nơi đây, hay trải nghiệm các quy trình từ việc đào nhân sâm đến cách chế biến thành các món ăn, vị thuốc bắc… Tại lễ hội, du khách cũng có thể mua được các sản phẩm từ nhân sâm “chính hiệu” nhưng với giá rẻ.
Truyền thuyết về “Phép màu của Moses”
Điều đặc biệt hòn đảo này mặc dù đã có mặt từ hàng trăm năm về trước, nhưng nó chỉ nổi tiếng kể từ năm 1970, khi vị sứ giả của nước Pháp Pierre Landy đã tận mắt chứng kiến sự thần kỳ của con đường.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/moses-parting-red-sea-barrett-301889-wallpaper-15214450935012042783356.jpg
Truyền thuyết về “Phép màu của Moses”. (Ảnh qua Kênh 14)
Ông đã ví đó như một “Phép màu của Moses”, cách gọi của Pierre gợi cho mọi người liên tưởng tới hiện tượng biển Đỏ bị chia tách trong Kinh thánh.
Kinh Cựu Ước có kể lại rằng, người Do Thái khi xưa phải làm nô lệ ở Ai Cập, cuộc sống vô cùng khổ sở. Thánh Moses vì muốn giải thoát cho dân tộc khỏi kiếp lầm than, đã dẫn 600.000 người mang theo hành lý tháo chạy theo lời dẫn của Chúa. Trên đường đi, đội quân của Moses phải vượt qua bán đảo Sinai.
Vị Pharaoh Ai Cập lúc bấy giờ đã không giữ lời hứa, ông cho quân đuổi theo những nô lệ bỏ trốn. Người Do Thái sau đó đã chạy đến biển Đỏ thì bị đội quân theo kịp. Trong lúc nguy cấp, thánh Moses liền sử dụng thần thông, giơ tay về phía biển, bỗng mặt biển liền tách làm đôi để người Do Thái có thể tiếp tục chạy trốn. Khi họ đã sang hết bờ bên kia, thánh Moses lại làm phép để mặt biển trở lại như cũ, vùi lấp chiến xa và kỵ binh của quân lính Ai Cập.
Câu chuyện của Pierre thời đó đã gây ra nhiều tranh cãi nảy lửa trong giới khoa học cũng như người dân ở châu Âu.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/giai-ma-bi-an-bong-dung-bien-tach-lam-doi-o-han-quoc-3.jpg
Con đường này từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. (Ảnh qua Kênh 14)
Nhiều người lúc đó coi Pierre là kẻ nói dối. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi các nhà khoa học Pháp tới Hàn Quốc nhằm chứng minh những gì Pierre nói. Cuối cùng, chính họ tận mắt chứng kiến hiện tượng độc nhất vô nhị này và phải thừa nhận sự tồn tại của con đường giữa biển.
Đối với người Hàn Quốc, còn có một truyền thuyết kì bí khác nữa…
Khác với truyền thuyết về thánh Moses được vị sứ giả người Pháp nhắc tới. Người Hàn Quốc cũng lưu truyền nhau một sự tích kỳ bí. Tương truyền rằng, thời xưa ở đảo Jindo thường xuyên bị hổ dữ quấy phá. Loài vật này vào làng, ăn thịt những người dân địa phương. Vậy là tất cả quyết định bỏ chạy, di cư sang đảo Modo sinh sống. Tuy nhiên, chuyến đi ấy còn sót lại gia đình bà lão già cả Bbyong.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/09/giai-ma-bi-an-bong-dung-bien-tach-lam-doi-o-han-quoc.jpg
Truyền thuyết về người phụ nữ và hổ. (Ảnh qua Kênh 14)
Bà Bbyong và người thân hàng ngày phải sống trong nỗi lo sợ những con hổ dữ. Bà luôn cầu nguyện Thần Biển đến cứu giúp đến nỗi nhiều lúc lâm vào tuyệt vọng.
Cảm động vì hoàn cảnh của bà, Thần Biển Yongwang đã báo mộng cho bà Bbyong rằng sẽ có cầu vồng trên biển giúp gia đình bà thoát nạn. Ngoài ra, cũng có dị bản cho rằng, trước lời cầu khẩn tha thiết của bà Bbyong, thần Biển đã hiện lên và giúp đỡ Bbyong ngay lập tức.
Sáng hôm sau, bà Bbyong cùng người thân ra biển thì thấy nước biển chia làm đôi, lộ ra một con đường đất. Gia đình bà đi qua đâu, nước biển trở lại tới đó, ngăn không cho lũ hổ dữ vượt đại dương. Vậy là bà Bbyong thoát được kiếp nạn sinh tử.
Câu chuyện này cho đến nay, vẫn được người Hàn Quốc lưu truyền từ đời này sang đời khác như một cách lý giải của họ về con đường kỳ lạ giữa biển.
Tuy một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng hiện tượng này là ra do tác động của lực hấp dẫn, nhưng với người dân địa phương, họ vẫn tin vào truyền thuyết dân gian do tổ tiên để lại hơn. Chính vì thế họ xem đây như một hiện tượng rất bình thường của thiên thượng dành cho họ trong mấy trăm năm qua, cho đến khi vị sứ giả Pierre Landy phát hiện, con đường này mới thật sự trở nên nổi tiếng.
Chúc Di (t/h)