duyanh
09-01-2019, 01:42 PM
Người dân Nga vẫn biểu tình bất chấp rủi ro bị đánh, giết, bỏ tù
Hàng nghìn người dân Nga hôm thứ Bảy (31/8) vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình yêu cầu bầu cử tự do cơ quan lập pháp thành phố Moscow vào ngày 8/9. Người dân vẫn bước ra phản kháng chính quyền bất chấp lệnh cấm biểu tình khiến họ gặp rủi ro bị đánh, bị giết và bị bỏ tù.
https://media.gettyimages.com/photos/people-take-part-in-an-opposition-unauthorized-rally-in-central-on-picture-id1165039230?s=2048x2048
Hàng nghìn người Nga hôm 31/8 vẫn biểu tình bất chấp không được chính quyền cấp phép.
Các cuộc biểu tình ban đầu để phản đối bầu cử gian lận, hiện đã biến thành phong trào biểu tình kéo dài nhất tại Nga kể từ 2011-2013.
Theo Reuters, người biểu tình hôm 31/8 đã tuần hành qua nhiều tuyến đường trung tâm Moscow. Họ hô lớn các khẩu hiệu như “Nước Nga sẽ tự do!” và “Đây là thành phố của chúng tôi”.
Các nhân chứng của Reuters ghi nhận cuộc tuần hành hôm 31/8 thu hút vài nghìn người tham gia, nhưng cảnh sát Moscow nói rằng chỉ có khoảng 750 tham dự sự kiện này. Giới chức không cấp phép cho cuộc biểu tình này và theo luật hiện hành của Nga đó là cuộc tuần hành bất hợp pháp. Giới chức dựa trên cơ sở này để trấn áp biểu tình và bắt giữ tùy tiện những người tham gia.
Người biểu tình yêu cầu Ủy ban Bầu cử Moscow phải cho phép các ứng viên đối lập tham gia tranh cử vào Hội đồng thành phố trong cuộc bầu cử ngày 8/9 tới. Khoảng 30 ứng viên đối lập, chủ yếu ra tranh cử độc lập, đã bị Ủy ban Bầu cử loại khỏi danh sách ứng viên với lý do những ứng viên này ngụy tạo nhiều chữ ký ủng hộ.
Theo Reuters, Hội đồng thành phố được chỉ định bởi các đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin.
Người biểu tình hôm 31/8 cũng kêu gọi chính quyền thả tự do cho các nhà hoạt động bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình trước đó. Nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Lyubov Sobol hôm 31/8 đã gọi các vụ bắt giữ này là “bạo loạn”, đổ lỗi cho chính quyền thành phố Moscow và văn phòng của Tổng thống Putin.
Bà Lyubov Sobol cũng kêu gọi thị trưởng Sergei Sobyanin – đồng minh của Tổng thống Putin, phải từ chức.
Điện Kremlin đánh giá các cuộc biểu tình là không đáng kể, nhưng ủng hộ phản ứng cứng rắn của cảnh sát. Cơ quan giám sát truyền thông nhà nước Nga trong tháng này cũng đã phát đi tuyên bố yêu cầu Google phải dừng quảng cáo “các sự kiện quần chúng bất hợp pháp” trên nền tảng video trực tuyến YouTube.
Mặc dù các cuộc biểu tình không đạt được mục đích chính đề ra, nhưng những người tham gia hôm 31/8 nói rằng các cuộc tuần hành là quan trọng để cho thấy biểu hiện phản kháng dân sự vẫn đang tiếp diễn.
“Nếu chúng ta dừng bước ra (và biểu tình), sẽ chẳng còn chút hy vọng nào cả,” Reuters dẫn lời một người biểu tình xưng tên Alexandra Rossius, 23 tuổi.
“Chúng ta phải cho chính quyền thấy chúng ta sẽ không từ bỏ và không chấp nhận thực tế rằng người vô tội bị bỏ tù và các cuộc bầu cử đã đang bị đánh cắp,” Alexandra Rossius nói.
Học sinh Artyom, 16 tuổi, cho biết chính sự “phẫn nộ và sợ hãi” đã đưa cậu tới cuộc tập trung này.
“Tôi không muốn… bị gãy chân, bị giết, bị tống vào tù,” Artyom nói. “Các nhà chức trách đang từ chối nhượng bộ, họ đã bắt đầu giải tán mọi người, tống họ vào tù. Tôi cho rằng điều này là không thể chấp nhận được.”
Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy (31/8) có thể là buổi tập trung cuối cùng trước ngày bầu cử 8/9. Cuộc biểu tình này có quy mô nhỏ hơn một số buổi tập trung trong các tuần trước với số lượng khoảng hàng chục nghìn người tham gia. Cảnh sát đã phát loa yêu cầu người biểu tình giải tán, nhưng họ cũng không bắt giữ người biểu tình, theo Reuters ghi nhận.
Tri Thức
1-9-2019
Hàng nghìn người dân Nga hôm thứ Bảy (31/8) vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình yêu cầu bầu cử tự do cơ quan lập pháp thành phố Moscow vào ngày 8/9. Người dân vẫn bước ra phản kháng chính quyền bất chấp lệnh cấm biểu tình khiến họ gặp rủi ro bị đánh, bị giết và bị bỏ tù.
https://media.gettyimages.com/photos/people-take-part-in-an-opposition-unauthorized-rally-in-central-on-picture-id1165039230?s=2048x2048
Hàng nghìn người Nga hôm 31/8 vẫn biểu tình bất chấp không được chính quyền cấp phép.
Các cuộc biểu tình ban đầu để phản đối bầu cử gian lận, hiện đã biến thành phong trào biểu tình kéo dài nhất tại Nga kể từ 2011-2013.
Theo Reuters, người biểu tình hôm 31/8 đã tuần hành qua nhiều tuyến đường trung tâm Moscow. Họ hô lớn các khẩu hiệu như “Nước Nga sẽ tự do!” và “Đây là thành phố của chúng tôi”.
Các nhân chứng của Reuters ghi nhận cuộc tuần hành hôm 31/8 thu hút vài nghìn người tham gia, nhưng cảnh sát Moscow nói rằng chỉ có khoảng 750 tham dự sự kiện này. Giới chức không cấp phép cho cuộc biểu tình này và theo luật hiện hành của Nga đó là cuộc tuần hành bất hợp pháp. Giới chức dựa trên cơ sở này để trấn áp biểu tình và bắt giữ tùy tiện những người tham gia.
Người biểu tình yêu cầu Ủy ban Bầu cử Moscow phải cho phép các ứng viên đối lập tham gia tranh cử vào Hội đồng thành phố trong cuộc bầu cử ngày 8/9 tới. Khoảng 30 ứng viên đối lập, chủ yếu ra tranh cử độc lập, đã bị Ủy ban Bầu cử loại khỏi danh sách ứng viên với lý do những ứng viên này ngụy tạo nhiều chữ ký ủng hộ.
Theo Reuters, Hội đồng thành phố được chỉ định bởi các đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin.
Người biểu tình hôm 31/8 cũng kêu gọi chính quyền thả tự do cho các nhà hoạt động bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình trước đó. Nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Lyubov Sobol hôm 31/8 đã gọi các vụ bắt giữ này là “bạo loạn”, đổ lỗi cho chính quyền thành phố Moscow và văn phòng của Tổng thống Putin.
Bà Lyubov Sobol cũng kêu gọi thị trưởng Sergei Sobyanin – đồng minh của Tổng thống Putin, phải từ chức.
Điện Kremlin đánh giá các cuộc biểu tình là không đáng kể, nhưng ủng hộ phản ứng cứng rắn của cảnh sát. Cơ quan giám sát truyền thông nhà nước Nga trong tháng này cũng đã phát đi tuyên bố yêu cầu Google phải dừng quảng cáo “các sự kiện quần chúng bất hợp pháp” trên nền tảng video trực tuyến YouTube.
Mặc dù các cuộc biểu tình không đạt được mục đích chính đề ra, nhưng những người tham gia hôm 31/8 nói rằng các cuộc tuần hành là quan trọng để cho thấy biểu hiện phản kháng dân sự vẫn đang tiếp diễn.
“Nếu chúng ta dừng bước ra (và biểu tình), sẽ chẳng còn chút hy vọng nào cả,” Reuters dẫn lời một người biểu tình xưng tên Alexandra Rossius, 23 tuổi.
“Chúng ta phải cho chính quyền thấy chúng ta sẽ không từ bỏ và không chấp nhận thực tế rằng người vô tội bị bỏ tù và các cuộc bầu cử đã đang bị đánh cắp,” Alexandra Rossius nói.
Học sinh Artyom, 16 tuổi, cho biết chính sự “phẫn nộ và sợ hãi” đã đưa cậu tới cuộc tập trung này.
“Tôi không muốn… bị gãy chân, bị giết, bị tống vào tù,” Artyom nói. “Các nhà chức trách đang từ chối nhượng bộ, họ đã bắt đầu giải tán mọi người, tống họ vào tù. Tôi cho rằng điều này là không thể chấp nhận được.”
Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy (31/8) có thể là buổi tập trung cuối cùng trước ngày bầu cử 8/9. Cuộc biểu tình này có quy mô nhỏ hơn một số buổi tập trung trong các tuần trước với số lượng khoảng hàng chục nghìn người tham gia. Cảnh sát đã phát loa yêu cầu người biểu tình giải tán, nhưng họ cũng không bắt giữ người biểu tình, theo Reuters ghi nhận.
Tri Thức
1-9-2019