sophienguyen
08-31-2019, 01:36 AM
Sự thật về người đàn ông bị gấu nâu giam giữ suốt 1 tháng làm thức ăn dự trữ
Ngày 26/6 nhiều tờ báo Nga như Siberian Times, Izvestia cùng hãng tin EADaily đã đăng tải một câu chuyện gây tranh cãi lớn. Đó là về một người đàn ông được cứu thoát từ hang gấu nâu thuộc khu vực hẻo lánh gần Cộng hòa Tuva – một chủ thể liên bang của Nga và giáp với Mông Cổ về phía nam.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/07/gau-tan-cong-1.jpg
Người đàn ông trông nhưu xác ướp. (Ảnh qua The Siberian Times)
Nhiều người cho rằng sở dĩ con gấu không ăn thịt anh ta ngay là vì muốn cất giữ miếng mồi ngon để dự trữ. Trong thời gian này anh Alexander thậm chí phải uống cả nước tiểu của mình để cầm cự qua ngày.
Câu chuyện về Alexander sau khi được lan truyền, đã mau chóng gây chú ý đến nhiều người, bởi sự sống sót kỳ diệu. Tuy nhiên đã có ý kiến cho rằng rất có thể đây chỉ là một câu chuyện bịa đặt.
Ngoài ra khi hỏi thăm tất cả các bệnh viện ở Tuva và vùng lân cận là Nga, đều khẳng định họ chưa từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nào tương tự như Alexander.
Một người phát ngôn cho Bộ Y tế Tuva đã lên tiếng: “Hiện giờ chúng tôi chưa thể xác nhận trường hợp này. Bộ Y tế, Lực lượng khẩn cấp và các cơ quan chức năng khác đều chưa tiếp nhận thông tin chính thức. Rất có thể sự việc đã xảy ra ở đâu đó bên ngoài Tuva”, người phát ngôn cho Bộ Y Tế khẳng định.
Đồng thời theo một nhóm được gọi là Zello.poisk đã nghiên cứu video và xác nhận, ngôn ngữ được nói trong đoạn video không phải là tiếng Tuva. Còn người đàn ông thực ra đã được đưa vào một bệnh viện ở thành phố Aktobe, ở Kazakh, cách Tuva hơn 2570km, và tình trạng ngoài da tồi tệ của Alexander chỉ là do anh ta bị mắc căn bệnh vẩy nến mãn tính chứ không hề liên quan đến việc bị gấu tấn công hay bắt nhốt.
Theo lời bác sĩ Rustam Isaev, Alexander chính xác gọi là Alexander P nhập viện vào tháng 6 nhưng đội ngũ y khoa tại đây chưa thể tìm ra cách chữa trị hiệu quả khiến vết thương trên người bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng. Bác sĩ Rustam nghi ngờ ai đó đã quay lén Alexander P rồi dựng nên câu chuyện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người. Vào tuần trước, gia đình đã hoàn tất thủ tục xuất viện cho Alexander P và chuyển sang điều trị ngoại trú. Trước những tin đồn thất thiệt về Alexander P, người nhà của anh không khỏi bức xúc và đau buồn.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/07/gau-tan-cong.jpg
Alexander P lúc chưa phát bệnh. (Ảnh qua Afamily)
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/07/gau-tan-cong-6.jpg
Gương mặt của anh lúc ấy cũng khá ưa nhìn. (Ảnh qua Afamily)
Chúc Di (t/h)
Ngày 26/6 nhiều tờ báo Nga như Siberian Times, Izvestia cùng hãng tin EADaily đã đăng tải một câu chuyện gây tranh cãi lớn. Đó là về một người đàn ông được cứu thoát từ hang gấu nâu thuộc khu vực hẻo lánh gần Cộng hòa Tuva – một chủ thể liên bang của Nga và giáp với Mông Cổ về phía nam.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/07/gau-tan-cong-1.jpg
Người đàn ông trông nhưu xác ướp. (Ảnh qua The Siberian Times)
Nhiều người cho rằng sở dĩ con gấu không ăn thịt anh ta ngay là vì muốn cất giữ miếng mồi ngon để dự trữ. Trong thời gian này anh Alexander thậm chí phải uống cả nước tiểu của mình để cầm cự qua ngày.
Câu chuyện về Alexander sau khi được lan truyền, đã mau chóng gây chú ý đến nhiều người, bởi sự sống sót kỳ diệu. Tuy nhiên đã có ý kiến cho rằng rất có thể đây chỉ là một câu chuyện bịa đặt.
Ngoài ra khi hỏi thăm tất cả các bệnh viện ở Tuva và vùng lân cận là Nga, đều khẳng định họ chưa từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nào tương tự như Alexander.
Một người phát ngôn cho Bộ Y tế Tuva đã lên tiếng: “Hiện giờ chúng tôi chưa thể xác nhận trường hợp này. Bộ Y tế, Lực lượng khẩn cấp và các cơ quan chức năng khác đều chưa tiếp nhận thông tin chính thức. Rất có thể sự việc đã xảy ra ở đâu đó bên ngoài Tuva”, người phát ngôn cho Bộ Y Tế khẳng định.
Đồng thời theo một nhóm được gọi là Zello.poisk đã nghiên cứu video và xác nhận, ngôn ngữ được nói trong đoạn video không phải là tiếng Tuva. Còn người đàn ông thực ra đã được đưa vào một bệnh viện ở thành phố Aktobe, ở Kazakh, cách Tuva hơn 2570km, và tình trạng ngoài da tồi tệ của Alexander chỉ là do anh ta bị mắc căn bệnh vẩy nến mãn tính chứ không hề liên quan đến việc bị gấu tấn công hay bắt nhốt.
Theo lời bác sĩ Rustam Isaev, Alexander chính xác gọi là Alexander P nhập viện vào tháng 6 nhưng đội ngũ y khoa tại đây chưa thể tìm ra cách chữa trị hiệu quả khiến vết thương trên người bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng. Bác sĩ Rustam nghi ngờ ai đó đã quay lén Alexander P rồi dựng nên câu chuyện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người. Vào tuần trước, gia đình đã hoàn tất thủ tục xuất viện cho Alexander P và chuyển sang điều trị ngoại trú. Trước những tin đồn thất thiệt về Alexander P, người nhà của anh không khỏi bức xúc và đau buồn.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/07/gau-tan-cong.jpg
Alexander P lúc chưa phát bệnh. (Ảnh qua Afamily)
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/07/gau-tan-cong-6.jpg
Gương mặt của anh lúc ấy cũng khá ưa nhìn. (Ảnh qua Afamily)
Chúc Di (t/h)