duyanh
08-30-2019, 04:14 PM
Biển Đông: TQ đòi loại bỏ 'can thiệp nước ngoài', châu Âu lên tiếng
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/5C67/production/_108555632_gettyimages-1139190168.jpg
Ông Tập Cận Bình nói với ông Duterte rằng Trung Quốc "giữ quan điểm bất di bất dịch" về chủ quyền của mình đối với Biển Đông
Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là điều không thể đàm phán, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố hôm 29/8.
Trung Quốc "cũng sẽ giữ quan điểm bất di bất dịch" về chủ quyền của mình đối với Biển Đông, ông Tập nói với Tổng thống Rodrigo Duterte tại Bắc Kinh, AFP tường thuật.
Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và phán quyết Tòa Trọng tài
Cùng ngày, Anh, Pháp và Đức ra thông cáo chung, lên tiếng quan ngại rằng tình hình Biển Đông "có thể gây bất an và bất ổn trong khu vực."
Ba cường quốc châu Âu kêu gọi các bên có liên quan hãy tôn trọng các nguyên tắc căn bản được nêu trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và nội dung phán quyết trọng tài quốc tế về vùng biển có tranh chấp này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/AA87/production/_108555634_2f0f135d-f160-4212-90c3-2029905b0b2d.jpg
Tuy nhiên, ông Tập trong cuộc họp tối hôm thứ Năm nói với vị khách đến từ Manila rằng chính phủ ông không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về Đường Lưỡi bò.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi các nước khác trong khu vực gồm Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền từng phần.
Hồi 7/2016, PCA ra phán quyết có lợi cho Philippines, theo đó nói rằng các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.
Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn bác bỏ cả thẩm quyền xét xử lẫn nội dung phán quyết của PCA.
Nay, nhân chuyến thăm của ông Durtete từ 28/8 đến 1/9/2019, Bắc Kinh tái khẳng định quan điểm của mình đối với phán quyết trên.
TQ muốn 'loại bỏ can thiệp của nước ngoài' và 'hợp tác khai thác dầu khí chung'
Trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhân chuyến thăm của ông Duterte, ông Tập nói rằng Bắc Kinh và Manila cần "để sang bên cạnh các tranh chấp, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài" trong vấn đề Biển Đông.
Ông Tập cũng đề nghị Philippines hãy cùng Trung Quốc "thực hiện những bước tiến lớn trong việc hoạt động khai thác chung dầu khí ở ngoài khơi".
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/A623/production/_108513524_gettyimages-1034855328.jpg
Khu trục hạm Wayne E. Meyer trong cảng Los Angeles hồi 2012
Cũng trong ngày 29/8, trong một diễn biến riêng rẽ, Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ "xâm phạm vùng lãnh hải Trung Quốc" với việc cho một tàu khu trục áp sát hai đảo nhân tạo do Bắc Kinh nắm giữ thuộc Quần đảo Trường Sa.
Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập là hai trong số một loạt các thực thể trên biển được Bắc Kinh cơi nới, bồi đắp thành đảo nhân tạo, xây cất các cơ sở quân sự trong những năm qua, khiến Washington nhiều lần lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh có hành vi đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông.
Hành trình của khu trục hạm Wayne E. Meyer hôm 28/8 đã bị tàu thuyền cùng phi cơ quân sự của Trung Quốc theo dõi sát và "cảnh cáo", quân đội Trung Quốc nói.
VN và Malaysia 'quan ngại sâu sắc' nhưng đề cao 'tự kiềm chế'
Hai quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền trên biển mới đây cũng lên tiếng về tình hình Biển Đông, nhưng với thái độ mềm mỏng hơn nhiều so với Trung Quốc.
Việt Nam và Malaysia hôm 28/8 ra tuyên bố chung "chia sẻ quan ngại sâu sắc đối với những diễn biến gần đây ở Biển Đông".
Tuy nhiên, bản tuyên bố được đưa ra trong dịp Thủ tướng Mahathir Mohamad tới thăm Hà Nội cũng xác định quan điểm của hai nước là "nhất trí giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực".
Hà Nội và Kuala Lumpur cũng đề cao việc "tự kiềm chế", "phi quân sự hóa", "có thiện chí" và tránh "làm gia tăng căng thẳng", theo nội dung bản tuyên bố chung.
Trong số năm quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tuyên bố chủ quyền từng phần ở Biển Đông, Malaysia và Đài Loan ít khi có các cuộc đối chọi gay gắt với Trung Quốc hơn so với Philippines và Việt Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/12A75/production/_108550467__108485187_cc841607-636e-40af-9aaa-e0d40ac58125-1.jpg
Chuyên gia Ryan Martinson đăng bản đồ vị trí tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong buổi sáng ngày 24/8 (giờ Việt Nam)
Biển Đông tuần qua
Đã có những diễn biến dồn dập liên quan tới tình hình căng thẳng ở Biển Đông chỉ trong một tuần qua, với sự lên tiếng của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thứ Sáu 23/8: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên lên tiếng "quan ngại sâu sắc"kể từ khi Trung Quốc cho nhóm tàu Hải Dương Địa Chính 8 vào khu vực Bãi Tư Chính, ngoài khơi Vũng Tàu. Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng cần duy trì luật pháp quốc tế trong khu vực.
Thứ Bảy 24/8: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 sau khi quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính hôm 13/3, tiến vào sát bờ biển Việt Nam hơn
Thứ Hai 26/8: Ngũ Giác Đài cáo buộc Bắc Kinh tiến hành 'can thiệp cưỡng bức' các hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền
Thứ Ba 27/8: Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ đang "kích động ác ý", chỉ trích vô căn cứ đối với Trung Quốc
Thứ Tư 28/8: Tàu khu trục Mỹ Wayne E. Meyer vào sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn; tàu thuyền và phi cơ quân sự Trung Quốc ra giám sát, "cảnh cáo". Hà Nội và Kuala Lumpur ra tuyên bố chung về Biển Đông
Thứ Năm 29/9: Trung Quốc cáo buộc Mỹ vi phạm lãnh hải, tái tuyên bố với Philippines về việc không công nhận phán quyết PCA. Anh, Pháp và Đức ra thông cáo chung, quan ngại về tình hình Biển Đông.
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/5C67/production/_108555632_gettyimages-1139190168.jpg
Ông Tập Cận Bình nói với ông Duterte rằng Trung Quốc "giữ quan điểm bất di bất dịch" về chủ quyền của mình đối với Biển Đông
Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là điều không thể đàm phán, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố hôm 29/8.
Trung Quốc "cũng sẽ giữ quan điểm bất di bất dịch" về chủ quyền của mình đối với Biển Đông, ông Tập nói với Tổng thống Rodrigo Duterte tại Bắc Kinh, AFP tường thuật.
Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và phán quyết Tòa Trọng tài
Cùng ngày, Anh, Pháp và Đức ra thông cáo chung, lên tiếng quan ngại rằng tình hình Biển Đông "có thể gây bất an và bất ổn trong khu vực."
Ba cường quốc châu Âu kêu gọi các bên có liên quan hãy tôn trọng các nguyên tắc căn bản được nêu trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và nội dung phán quyết trọng tài quốc tế về vùng biển có tranh chấp này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/AA87/production/_108555634_2f0f135d-f160-4212-90c3-2029905b0b2d.jpg
Tuy nhiên, ông Tập trong cuộc họp tối hôm thứ Năm nói với vị khách đến từ Manila rằng chính phủ ông không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về Đường Lưỡi bò.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi các nước khác trong khu vực gồm Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền từng phần.
Hồi 7/2016, PCA ra phán quyết có lợi cho Philippines, theo đó nói rằng các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.
Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn bác bỏ cả thẩm quyền xét xử lẫn nội dung phán quyết của PCA.
Nay, nhân chuyến thăm của ông Durtete từ 28/8 đến 1/9/2019, Bắc Kinh tái khẳng định quan điểm của mình đối với phán quyết trên.
TQ muốn 'loại bỏ can thiệp của nước ngoài' và 'hợp tác khai thác dầu khí chung'
Trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhân chuyến thăm của ông Duterte, ông Tập nói rằng Bắc Kinh và Manila cần "để sang bên cạnh các tranh chấp, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài" trong vấn đề Biển Đông.
Ông Tập cũng đề nghị Philippines hãy cùng Trung Quốc "thực hiện những bước tiến lớn trong việc hoạt động khai thác chung dầu khí ở ngoài khơi".
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/A623/production/_108513524_gettyimages-1034855328.jpg
Khu trục hạm Wayne E. Meyer trong cảng Los Angeles hồi 2012
Cũng trong ngày 29/8, trong một diễn biến riêng rẽ, Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ "xâm phạm vùng lãnh hải Trung Quốc" với việc cho một tàu khu trục áp sát hai đảo nhân tạo do Bắc Kinh nắm giữ thuộc Quần đảo Trường Sa.
Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập là hai trong số một loạt các thực thể trên biển được Bắc Kinh cơi nới, bồi đắp thành đảo nhân tạo, xây cất các cơ sở quân sự trong những năm qua, khiến Washington nhiều lần lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh có hành vi đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông.
Hành trình của khu trục hạm Wayne E. Meyer hôm 28/8 đã bị tàu thuyền cùng phi cơ quân sự của Trung Quốc theo dõi sát và "cảnh cáo", quân đội Trung Quốc nói.
VN và Malaysia 'quan ngại sâu sắc' nhưng đề cao 'tự kiềm chế'
Hai quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền trên biển mới đây cũng lên tiếng về tình hình Biển Đông, nhưng với thái độ mềm mỏng hơn nhiều so với Trung Quốc.
Việt Nam và Malaysia hôm 28/8 ra tuyên bố chung "chia sẻ quan ngại sâu sắc đối với những diễn biến gần đây ở Biển Đông".
Tuy nhiên, bản tuyên bố được đưa ra trong dịp Thủ tướng Mahathir Mohamad tới thăm Hà Nội cũng xác định quan điểm của hai nước là "nhất trí giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực".
Hà Nội và Kuala Lumpur cũng đề cao việc "tự kiềm chế", "phi quân sự hóa", "có thiện chí" và tránh "làm gia tăng căng thẳng", theo nội dung bản tuyên bố chung.
Trong số năm quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tuyên bố chủ quyền từng phần ở Biển Đông, Malaysia và Đài Loan ít khi có các cuộc đối chọi gay gắt với Trung Quốc hơn so với Philippines và Việt Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/12A75/production/_108550467__108485187_cc841607-636e-40af-9aaa-e0d40ac58125-1.jpg
Chuyên gia Ryan Martinson đăng bản đồ vị trí tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong buổi sáng ngày 24/8 (giờ Việt Nam)
Biển Đông tuần qua
Đã có những diễn biến dồn dập liên quan tới tình hình căng thẳng ở Biển Đông chỉ trong một tuần qua, với sự lên tiếng của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thứ Sáu 23/8: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên lên tiếng "quan ngại sâu sắc"kể từ khi Trung Quốc cho nhóm tàu Hải Dương Địa Chính 8 vào khu vực Bãi Tư Chính, ngoài khơi Vũng Tàu. Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng cần duy trì luật pháp quốc tế trong khu vực.
Thứ Bảy 24/8: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 sau khi quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính hôm 13/3, tiến vào sát bờ biển Việt Nam hơn
Thứ Hai 26/8: Ngũ Giác Đài cáo buộc Bắc Kinh tiến hành 'can thiệp cưỡng bức' các hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền
Thứ Ba 27/8: Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ đang "kích động ác ý", chỉ trích vô căn cứ đối với Trung Quốc
Thứ Tư 28/8: Tàu khu trục Mỹ Wayne E. Meyer vào sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn; tàu thuyền và phi cơ quân sự Trung Quốc ra giám sát, "cảnh cáo". Hà Nội và Kuala Lumpur ra tuyên bố chung về Biển Đông
Thứ Năm 29/9: Trung Quốc cáo buộc Mỹ vi phạm lãnh hải, tái tuyên bố với Philippines về việc không công nhận phán quyết PCA. Anh, Pháp và Đức ra thông cáo chung, quan ngại về tình hình Biển Đông.
BBC