duyanh
08-16-2019, 04:52 PM
Biểu tình Hồng Kông: Ba lựa chọn cho Tập Cận Bình đều vướng trở ngại lớn
Tính đến nay, phong trào biểu tình phản đối luật dẫn độ của người Hồng Kông đã bước vào tuần thứ mười. Xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát cũng đang leo thang. Có phân tích cho rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã gặp phải thách thức lớn nhất kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, hiện vẫn đang bế tắc về lựa chọn giải pháp đối với vấn đề Hồng Kông.
https://media.gettyimages.com/photos/chinas-president-xi-jinping-front-left-walks-to-meet-djiboutis-omar-picture-id1139830065?s=2048x2048
Tình hình vẫn giằng co và có thể leo thang bất cứ lúc nào
Phong trào biểu tình ở Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ ngày càng căng thẳng, không ngừng xảy ra xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình. Người biểu tình ban đầu chỉ phản đối dự luật dẫn độ, nhưng đến nay đã phát triển thêm một bước mới khi đưa ra 5 yêu cầu cho chính quyền: (1) hủy bỏ Điều lệ Tội phạm bỏ trốn (cho phép chính quyền Đại lục bắt giữ công dân Hồng Kông); (2) hủy bỏ Định nghĩa về bạo loạn hiện hành (để kết tội người biểu tình); (3) hủy bỏ các tội danh vu khống cho người phản kháng dự luật dẫn độ; (4) truy cứu kỹ lưỡng tình trạng lạm quyền của cảnh sát; (5) lập tức thực hiện quyền bầu cử phổ thông kép (bầu cử trực tiếp Đặc khu Trưởng và Hội đồng Lập pháp).
Tình trạng giằng co giữa người biểu tình với chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh vẫn tiếp diễn, không bên nào cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp. Đồng thời, việc định tính và diễn đạt của Bắc Kinh về tình hình Hồng Kông cũng gay gắt hơn. Ngày 12/8, phát ngôn viên Dương Quang thuộc Văn phòng Sự vụ Hồng Kông – Ma Cao của ĐCSTQ đã lên án gay gắt người biểu tình Hồng Kông rằng “Nhiều lần dùng công cụ nguy hiểm tấn công cảnh sát, đã đủ cấu thành tội bạo loạn nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của khủng bố.”
Liên quan sự kiện này, Đài VOA (Mỹ) đã phỏng vấn nhà quan sát Tằng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Châu Á – Châu Phi tại Đại học London. Ông nói: “Vấn đề thực sự bây giờ là cần xem xét tất cả các bên liên quan, Chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh thuộc về một bên, còn bên kia là người biểu tình. Hiện không bên nào thực sự muốn đối thoại với bên kia, muốn hiểu quan điểm của nhau. Kết quả là chúng ta đã thấy, tình hình tiếp tục leo thang, và có thể phát triển thành ‘cuộc đấu sống còn’.”
Lựa chọn thứ nhất: Nhượng bộ, đáp ứng yêu cầu của người biểu tình
Ông Tằng Nhuệ Sinh cho rằng phong trào biểu tình hiện tại ở Hồng Kông không phải “cách mạng màu”. Nếu chính phủ Trung Quốc ủng hộ chính phủ Hồng Kông, thực sự lắng nghe tiếng nói của người biểu tình và đáp ứng yêu cầu của người biểu tình thì tình hình sẽ được giải quyết. Ông cho rằng việc chính phủ Trung Quốc định nghĩa về tình hình Hồng Kông có khuynh hướng “cách mạng màu” là thay đổi quá lớn về thái độ. Ông nói: “Người biểu tình ở Hồng Kông đến nay vẫn tập trung vào vài yêu cầu cụ thể. Họ không đòi hỏi chấm dứt quyền cai quản của chính phủ Trung Quốc đối với Hồng Kông, cũng không phản đối chính quyền đảng Cộng sản kiểm soát Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Về phía Trung Quốc, chính quyền ĐCSTQ lo ngại rằng nếu họ dùng “thái độ mềm mỏng”, đáp ứng nhu cầu của người biểu tình, thì những người trong nước sẽ học theo phong trào này. Nhà quan sát chính trị Trung Quốc kỳ cựu Willy Lam (Lâm Hòa Lập) thuộc Đại học Hồng Kông đã trả lời hãng tin AP (Pháp) rằng: “Bắc Kinh lo lắng hoạt động tương tự sẽ diễn ra tại các đô thị ở Trung Quốc.”
Lưa chọn thứ hai: Can thiệp quân sự
Cho đến nay, không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền ĐCSTQ sẽ đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, ngược lại thái độ của họ ngày càng cứng rắn hơn, đã nhiều lần ám chỉ kiên nhẫn của họ đang cạn kiệt, dù chưa chính thức xuất binh can thiệp.
Ngày 12/8, phía Trung Quốc lên án rằng tình hình Hồng Kông “đã bắt đầu có dấu hiệu chủ nghĩa khủng bố”.
Ngày 7/8, Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, đã mượn miệng người khác để tuyên bố sự kiện sửa đổi luật Hồng Kông đã biến chất, mang đặc trưng của “cách mạng màu”.
Ngày 6/8, hơn 10.000 cảnh sát của ĐCSTQ đã diễn tập chống cháy nổ ở Thâm Quyến, đẩy lùi những người biểu tình đóng giả, những “diễn viên biểu tình” mang trang phục giống người biểu tình Hồng Kông.
Trước đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đóng tại Hồng Kông cũng đã có động thái hâm nóng bằng việc tập trận tuần tra để chuẩn bị cho “tình hình khẩn cấp”. Ngày 1/8 cũng xuất hiện video tập luyện chống bạo loạn trên mạng xã hội Weibo với cảnh lính Trung Quốc dùng súng nước áp lực cao bắn vào người biểu tình, cảnh bắt giữ người biểu tình, họ hét lớn bằng tiếng Quảng Đông “tự chuốc hậu quả”.
Trả lời phỏng vấn VOA, ông Tằng Nhuệ Sinh cho biết: “Khả năng can thiệp quân sự trong tình hình Hồng Kông luôn sẵn sàng. Điều này cũng được đề cập trong ‘Luật cơ bản Hồng Kông’. Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh, gặp hoàn cảnh nào đó, trong trường hợp không còn cách nào thì họ sẽ sử dụng vũ lực. Trước tình hình hiện nay, chính quyền Trung Quốc có xu hướng không sử dụng vũ lực, nhưng họ chưa bao giờ loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.”
Trong ‘Luật cơ bản Hồng Kông’ có điều khoản quy định rằng quân đội đồn trú tại Hồng Kông có thể can thiệp để duy trì trật tự theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Theo một điều khoản khác, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc có thể xác định liệu tình hình có ở mức “biến loạn” không để thi triển pháp luật và tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Nhưng hậu quả của viễn cảnh này là gì?
Thứ nhất: Hủy hoại vị thế trung tâm tài chính châu Á của Hồng Kông. Có lẽ vì cân nhắc hậu quả của can thiệp quân sự mà chính quyền ĐCSTQ vẫn e ngại. Ông Tằng Nhuệ Sinh nói: “Nếu chính quyền Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Hồng Kông, điều này sẽ phá hủy nền tảng Hồng Kông như một trung tâm tài chính trong nhận thức của chúng ta, do nền tảng văn hóa pháp trị tại Hồng Kông nên mọi vấn đề có thể dự tính được, trong khi Thượng Hải không thể có được như vậy. Nếu điều này bị phá hủy, các công ty đa quốc gia sẽ tự hỏi liệu họ có nên tiếp tục trụ lại Hồng Kông hay chuyển đến nơi khác.” Đã có thông tin chỉ ra, nếu ĐCSTQ can thiệp quân sự vào Hồng Kông khiến Hồng Kông mất quyền tự trị, nhiều tập đoàn quốc tế sẽ lựa chọn chuyển trụ sở chính về Singapore.
Thứ hai: Ảnh hưởng đến quan hệ với Đài Loan và Mỹ. Ngoài việc ảnh hưởng đến Hồng Kông, việc can thiệp quân sự cũng sẽ ảnh hưởng đến hy vọng thống nhất của ông Tập Cận Bình với Đài Loan và làm suy yếu mối quan hệ với nhiều nước khác bao gồm Mỹ và phương Tây, đặc biệt là một số nước láng giềng mà Tập Cận Bình đang cố gắng xây dựng quan hệ tốt đẹp.
Một bài báo vào đầu tháng Tám trên tờ Washington Post dẫn lời ông Hoàng Khuê Bác (Huang Kuibo), Phó Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Chính trị Đài Loan, nhận định rằng trong vấn đề Hồng Kông, ông Tập Cận Bình rất không muốn dùng vũ lực, vì sẽ phá hỏng hòa giải giữa Đại Lục và Đài Loan, khiến Đài Loan càng nỗ lực bảo vệ quyền tự chủ. Đài Loan sẽ bầu cử tổng thống vào tháng 1/2020. Bắc Kinh không muốn thấy tổng thống có khuynh hướng độc lập Thái Anh Văn chiến thắng, nhưng phong trào biểu tình ở Hồng Kông dường như đang có lợi cho tranh cử của bà Thái Anh Văn. Ông Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng việc thống nhất với Đài Loan sẽ theo mô hình “một nước hai chế độ” của Hồng Kông, nhưng phong trào biểu tình tại Hồng Kông sẽ khiến người Đài Loan ý thức mạnh mẽ hơn trong việc phản đối mô hình này.
Hôm thứ Hai (12/8), ông McConnell cũng cảnh báo chính phủ Trung Quốc: “Bất kỳ động thái đàn áp nào đối với Hồng Kông là hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Ông đã đăng một dòng tweet trên Twitter: “Bắc Kinh đang nỗ lực xâm phạm quyền tự trị và tự do của người Hồng Kông, người dân Hồng Kông đã dũng cảm chống lại ĐCSTQ. Mọi hành vi đàn áp bạo lực đều hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Lựa chọn thứ ba: Cò cưa, chờ đợi phong trào biểu tình tự tan rã
Trả lời phỏng vấn của Bloomberg và CNBC, chuyên gia Ben Bland, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy ở Úc cho biết, lựa chọn hiện nay của chính phủ Trung Quốc là không can thiệp quân sự cũng không nhượng bộ, mà là chờ đợi phong trào biểu tình của người Hồng Kông tự tan rã. Ông nói: “Lựa chọn duy nhất bây giờ là ‘chờ mọi thứ qua đi’, chờ phong trào biểu tình tự tan rã, nhưng đến nay đã không xảy ra. Điều này đã khiến Bắc Kinh, chính phủ Hồng Kông và thế giới lo lắng về tương lai của Hồng Kông.”
Ông Ben Bland chỉ ra rằng Bắc Kinh thực sự đang chờ đợi, họ có thể hy vọng biểu tình sẽ gây ra nhiều bất tiện: chiếm sân bay, giao thông tắc nghẽn, và cuối cùng khiến đông đảo người dân tức giận người biểu tình, không còn thiện cảm với người biểu tình. Nhưng lần này không giống như phong trào “Chiếm trung” năm 2014, những người ôn hòa ở Hồng Kông ngày càng ủng hộ mạnh mẽ hơn những người biểu tình kiên quyết, vì họ cảm thấy các lối thoát của người biểu tình ngày càng hẹp hơn.
Ông Tằng Nhuệ Sinh thuộc Đại học London cũng trả lời Đài VOA rằng, nếu cảnh sát không sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình thì phong trào biểu tình sẽ dần dần tự tan rã. “Nếu bạn ra ngoài để phản đối, bạn ném đá nhưng không có bất cứ phản hồi gì. Bạn không thể đạt được điều gì, cảnh sát không phản ứng bằng vũ lực, rồi cuối cùng bạn cũng phải về nhà. Tuy nhiên, điều này sẽ khó xảy ra trước ngày 1/10/2019.”
Lý do là ngày 1/10/2019 là một ngày quan trọng đối với ông Tập Cận Bình và chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Ngày 1/10 năm nay là ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. ĐCSTQ có kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm quy mô lớn. Giới lãnh đạo ĐCSTQ chỉ hy vọng rằng đến khi đó phong trào biểu tình sẽ lắng xuống, và hy vọng sẽ không phải chịu cảnh thất bại trầm trọng trong hoạt động tuyên truyền trước sự kiện.
Tri Thức
Tính đến nay, phong trào biểu tình phản đối luật dẫn độ của người Hồng Kông đã bước vào tuần thứ mười. Xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát cũng đang leo thang. Có phân tích cho rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã gặp phải thách thức lớn nhất kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, hiện vẫn đang bế tắc về lựa chọn giải pháp đối với vấn đề Hồng Kông.
https://media.gettyimages.com/photos/chinas-president-xi-jinping-front-left-walks-to-meet-djiboutis-omar-picture-id1139830065?s=2048x2048
Tình hình vẫn giằng co và có thể leo thang bất cứ lúc nào
Phong trào biểu tình ở Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ ngày càng căng thẳng, không ngừng xảy ra xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình. Người biểu tình ban đầu chỉ phản đối dự luật dẫn độ, nhưng đến nay đã phát triển thêm một bước mới khi đưa ra 5 yêu cầu cho chính quyền: (1) hủy bỏ Điều lệ Tội phạm bỏ trốn (cho phép chính quyền Đại lục bắt giữ công dân Hồng Kông); (2) hủy bỏ Định nghĩa về bạo loạn hiện hành (để kết tội người biểu tình); (3) hủy bỏ các tội danh vu khống cho người phản kháng dự luật dẫn độ; (4) truy cứu kỹ lưỡng tình trạng lạm quyền của cảnh sát; (5) lập tức thực hiện quyền bầu cử phổ thông kép (bầu cử trực tiếp Đặc khu Trưởng và Hội đồng Lập pháp).
Tình trạng giằng co giữa người biểu tình với chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh vẫn tiếp diễn, không bên nào cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp. Đồng thời, việc định tính và diễn đạt của Bắc Kinh về tình hình Hồng Kông cũng gay gắt hơn. Ngày 12/8, phát ngôn viên Dương Quang thuộc Văn phòng Sự vụ Hồng Kông – Ma Cao của ĐCSTQ đã lên án gay gắt người biểu tình Hồng Kông rằng “Nhiều lần dùng công cụ nguy hiểm tấn công cảnh sát, đã đủ cấu thành tội bạo loạn nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của khủng bố.”
Liên quan sự kiện này, Đài VOA (Mỹ) đã phỏng vấn nhà quan sát Tằng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Châu Á – Châu Phi tại Đại học London. Ông nói: “Vấn đề thực sự bây giờ là cần xem xét tất cả các bên liên quan, Chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh thuộc về một bên, còn bên kia là người biểu tình. Hiện không bên nào thực sự muốn đối thoại với bên kia, muốn hiểu quan điểm của nhau. Kết quả là chúng ta đã thấy, tình hình tiếp tục leo thang, và có thể phát triển thành ‘cuộc đấu sống còn’.”
Lựa chọn thứ nhất: Nhượng bộ, đáp ứng yêu cầu của người biểu tình
Ông Tằng Nhuệ Sinh cho rằng phong trào biểu tình hiện tại ở Hồng Kông không phải “cách mạng màu”. Nếu chính phủ Trung Quốc ủng hộ chính phủ Hồng Kông, thực sự lắng nghe tiếng nói của người biểu tình và đáp ứng yêu cầu của người biểu tình thì tình hình sẽ được giải quyết. Ông cho rằng việc chính phủ Trung Quốc định nghĩa về tình hình Hồng Kông có khuynh hướng “cách mạng màu” là thay đổi quá lớn về thái độ. Ông nói: “Người biểu tình ở Hồng Kông đến nay vẫn tập trung vào vài yêu cầu cụ thể. Họ không đòi hỏi chấm dứt quyền cai quản của chính phủ Trung Quốc đối với Hồng Kông, cũng không phản đối chính quyền đảng Cộng sản kiểm soát Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Về phía Trung Quốc, chính quyền ĐCSTQ lo ngại rằng nếu họ dùng “thái độ mềm mỏng”, đáp ứng nhu cầu của người biểu tình, thì những người trong nước sẽ học theo phong trào này. Nhà quan sát chính trị Trung Quốc kỳ cựu Willy Lam (Lâm Hòa Lập) thuộc Đại học Hồng Kông đã trả lời hãng tin AP (Pháp) rằng: “Bắc Kinh lo lắng hoạt động tương tự sẽ diễn ra tại các đô thị ở Trung Quốc.”
Lưa chọn thứ hai: Can thiệp quân sự
Cho đến nay, không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền ĐCSTQ sẽ đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, ngược lại thái độ của họ ngày càng cứng rắn hơn, đã nhiều lần ám chỉ kiên nhẫn của họ đang cạn kiệt, dù chưa chính thức xuất binh can thiệp.
Ngày 12/8, phía Trung Quốc lên án rằng tình hình Hồng Kông “đã bắt đầu có dấu hiệu chủ nghĩa khủng bố”.
Ngày 7/8, Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, đã mượn miệng người khác để tuyên bố sự kiện sửa đổi luật Hồng Kông đã biến chất, mang đặc trưng của “cách mạng màu”.
Ngày 6/8, hơn 10.000 cảnh sát của ĐCSTQ đã diễn tập chống cháy nổ ở Thâm Quyến, đẩy lùi những người biểu tình đóng giả, những “diễn viên biểu tình” mang trang phục giống người biểu tình Hồng Kông.
Trước đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đóng tại Hồng Kông cũng đã có động thái hâm nóng bằng việc tập trận tuần tra để chuẩn bị cho “tình hình khẩn cấp”. Ngày 1/8 cũng xuất hiện video tập luyện chống bạo loạn trên mạng xã hội Weibo với cảnh lính Trung Quốc dùng súng nước áp lực cao bắn vào người biểu tình, cảnh bắt giữ người biểu tình, họ hét lớn bằng tiếng Quảng Đông “tự chuốc hậu quả”.
Trả lời phỏng vấn VOA, ông Tằng Nhuệ Sinh cho biết: “Khả năng can thiệp quân sự trong tình hình Hồng Kông luôn sẵn sàng. Điều này cũng được đề cập trong ‘Luật cơ bản Hồng Kông’. Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh, gặp hoàn cảnh nào đó, trong trường hợp không còn cách nào thì họ sẽ sử dụng vũ lực. Trước tình hình hiện nay, chính quyền Trung Quốc có xu hướng không sử dụng vũ lực, nhưng họ chưa bao giờ loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.”
Trong ‘Luật cơ bản Hồng Kông’ có điều khoản quy định rằng quân đội đồn trú tại Hồng Kông có thể can thiệp để duy trì trật tự theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Theo một điều khoản khác, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc có thể xác định liệu tình hình có ở mức “biến loạn” không để thi triển pháp luật và tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Nhưng hậu quả của viễn cảnh này là gì?
Thứ nhất: Hủy hoại vị thế trung tâm tài chính châu Á của Hồng Kông. Có lẽ vì cân nhắc hậu quả của can thiệp quân sự mà chính quyền ĐCSTQ vẫn e ngại. Ông Tằng Nhuệ Sinh nói: “Nếu chính quyền Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Hồng Kông, điều này sẽ phá hủy nền tảng Hồng Kông như một trung tâm tài chính trong nhận thức của chúng ta, do nền tảng văn hóa pháp trị tại Hồng Kông nên mọi vấn đề có thể dự tính được, trong khi Thượng Hải không thể có được như vậy. Nếu điều này bị phá hủy, các công ty đa quốc gia sẽ tự hỏi liệu họ có nên tiếp tục trụ lại Hồng Kông hay chuyển đến nơi khác.” Đã có thông tin chỉ ra, nếu ĐCSTQ can thiệp quân sự vào Hồng Kông khiến Hồng Kông mất quyền tự trị, nhiều tập đoàn quốc tế sẽ lựa chọn chuyển trụ sở chính về Singapore.
Thứ hai: Ảnh hưởng đến quan hệ với Đài Loan và Mỹ. Ngoài việc ảnh hưởng đến Hồng Kông, việc can thiệp quân sự cũng sẽ ảnh hưởng đến hy vọng thống nhất của ông Tập Cận Bình với Đài Loan và làm suy yếu mối quan hệ với nhiều nước khác bao gồm Mỹ và phương Tây, đặc biệt là một số nước láng giềng mà Tập Cận Bình đang cố gắng xây dựng quan hệ tốt đẹp.
Một bài báo vào đầu tháng Tám trên tờ Washington Post dẫn lời ông Hoàng Khuê Bác (Huang Kuibo), Phó Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Chính trị Đài Loan, nhận định rằng trong vấn đề Hồng Kông, ông Tập Cận Bình rất không muốn dùng vũ lực, vì sẽ phá hỏng hòa giải giữa Đại Lục và Đài Loan, khiến Đài Loan càng nỗ lực bảo vệ quyền tự chủ. Đài Loan sẽ bầu cử tổng thống vào tháng 1/2020. Bắc Kinh không muốn thấy tổng thống có khuynh hướng độc lập Thái Anh Văn chiến thắng, nhưng phong trào biểu tình ở Hồng Kông dường như đang có lợi cho tranh cử của bà Thái Anh Văn. Ông Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng việc thống nhất với Đài Loan sẽ theo mô hình “một nước hai chế độ” của Hồng Kông, nhưng phong trào biểu tình tại Hồng Kông sẽ khiến người Đài Loan ý thức mạnh mẽ hơn trong việc phản đối mô hình này.
Hôm thứ Hai (12/8), ông McConnell cũng cảnh báo chính phủ Trung Quốc: “Bất kỳ động thái đàn áp nào đối với Hồng Kông là hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Ông đã đăng một dòng tweet trên Twitter: “Bắc Kinh đang nỗ lực xâm phạm quyền tự trị và tự do của người Hồng Kông, người dân Hồng Kông đã dũng cảm chống lại ĐCSTQ. Mọi hành vi đàn áp bạo lực đều hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Lựa chọn thứ ba: Cò cưa, chờ đợi phong trào biểu tình tự tan rã
Trả lời phỏng vấn của Bloomberg và CNBC, chuyên gia Ben Bland, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy ở Úc cho biết, lựa chọn hiện nay của chính phủ Trung Quốc là không can thiệp quân sự cũng không nhượng bộ, mà là chờ đợi phong trào biểu tình của người Hồng Kông tự tan rã. Ông nói: “Lựa chọn duy nhất bây giờ là ‘chờ mọi thứ qua đi’, chờ phong trào biểu tình tự tan rã, nhưng đến nay đã không xảy ra. Điều này đã khiến Bắc Kinh, chính phủ Hồng Kông và thế giới lo lắng về tương lai của Hồng Kông.”
Ông Ben Bland chỉ ra rằng Bắc Kinh thực sự đang chờ đợi, họ có thể hy vọng biểu tình sẽ gây ra nhiều bất tiện: chiếm sân bay, giao thông tắc nghẽn, và cuối cùng khiến đông đảo người dân tức giận người biểu tình, không còn thiện cảm với người biểu tình. Nhưng lần này không giống như phong trào “Chiếm trung” năm 2014, những người ôn hòa ở Hồng Kông ngày càng ủng hộ mạnh mẽ hơn những người biểu tình kiên quyết, vì họ cảm thấy các lối thoát của người biểu tình ngày càng hẹp hơn.
Ông Tằng Nhuệ Sinh thuộc Đại học London cũng trả lời Đài VOA rằng, nếu cảnh sát không sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình thì phong trào biểu tình sẽ dần dần tự tan rã. “Nếu bạn ra ngoài để phản đối, bạn ném đá nhưng không có bất cứ phản hồi gì. Bạn không thể đạt được điều gì, cảnh sát không phản ứng bằng vũ lực, rồi cuối cùng bạn cũng phải về nhà. Tuy nhiên, điều này sẽ khó xảy ra trước ngày 1/10/2019.”
Lý do là ngày 1/10/2019 là một ngày quan trọng đối với ông Tập Cận Bình và chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Ngày 1/10 năm nay là ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. ĐCSTQ có kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm quy mô lớn. Giới lãnh đạo ĐCSTQ chỉ hy vọng rằng đến khi đó phong trào biểu tình sẽ lắng xuống, và hy vọng sẽ không phải chịu cảnh thất bại trầm trọng trong hoạt động tuyên truyền trước sự kiện.
Tri Thức