duyanh
08-13-2019, 12:37 PM
Hồng Kông: Sân bay vẫn bị rối loạn do biểu tình
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-08-12t090749z_1017421486_rc1938b65fb0_rtrmadp_3_hongk ong-protests_0.jpg
Biểu tình tại Sân Bay Quốc tế Hồng Kông, ngày 12/08/2019.
REUTERS/Thomas Peter
Sau khi bị tê liệt hôm qua do bị hàng ngàn người biểu tình chiếm đóng, hôm nay, 13/08/2019, sân bay Hồng Kông đã mở cửa trở lại, nhưng vài giờ sau đó, một phát ngôn viên sân bay thông báo mọi thủ tục chuyến bay đều bị đình chỉ. Tuy vậy, vẫn có một số chuyến bay đến và đi.
Sau khi rút đi vào khoảng 1 giờ đêm, một số người biểu tình đã quay lại sân bay Hồng Kông. Hôm qua, hàng nghìn người đã tràn vào sân bay nhằm phản đối hành vi đàn áp biểu tình của cảnh sát, khiến một cô gái trẻ bị thương. Từ Hồng Kông, đặc phái viên Christophe Paget tường trình :
« Hôm nay, hơn 300 chuyến bay tiếp tục bị hủy dù đoàn người biểu tình gần như rút khỏi sân bay vào khoảng 1 giờ sáng nay. Một vài người tuyên bố sẽ quay trở lại, vài người khác giải thích họ phải quay lại làm việc.
Sáng sớm nay, cảnh sát Hồng Kông đã tổ chức họp báo để giải trình vụ bạo động cuối tuần qua. Không có gì chứng minh cô gái trẻ đó đã bị cảnh sát dùng vũ lực nên bị thương cả, có thể đó là cuộc va chạm giữa những người biểu tình. Sở cảnh sát sẽ xem xét lại hình ảnh những người cảnh sát đã lục soát và thu giữ vật cấm trong túi xách của người biểu tình. Sở cảnh sát cho biết sẽ không sử dụng hơi cay đã hết hạn sử dụng mà người biểu tình đã tố cáo nữa, nhưng dù sao thì khí này cũng không độc lại, theo lời của phó cảnh sát trưởng Tang Ping-Keung. Theo ông, cảnh sát đã dùng hơi cay đúng luật tại một bến tàu điện ngầm hôm chủ nhật, bởi đây không phải là một khu vực kín.
Ngay trước đó, cảnh sát đã giới thiệu cho báo chí những xe vòi rồng mới. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi cảnh sát nước này phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng vòi rồng, nhắc lại việc một người biểu tình ở Hàn Quốc đã thiệt mạng cách đây 4 năm.
Sáng nay, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố : « Bạo lực, dù là được sử dụng hay được khuyến khích sẽ đẩy Hồng Kông vào con đường không thể thối lui. Theo lãnh đạo hành pháp Hồng Kông, bạo lực này chính là đến từ những người biểu tình. »
Tại sân bay quốc tế Hồng Kông hôm qua, đặc phái viên Christophe Paget cũng đã trò chuyện với Jeff, một trong những người tham gia tọa kháng:
“Trên đường về nhà, tôi đã chứng kiến một người phụ nữ biểu tình bị bắn đạn cao su vào mắt. Đối với tôi, thì đây gần như một vụ ám sát, vì cô ta bị nhắm bắn vào đầu. Hơn nữa, vụ việc này xảy ra trong một bến tàu hỏa, và điều này là bất hợp pháp. Người biểu tình như chúng tôi không có nơi nào để phản đối, vì mọi cơ quan Nhà nước đều như nhau cả.
Người Hồng Kông dường như đã không còn hy vọng. Và đây là lý do chúng tôi phải làm điều này. Sân bay là một địa điểm có tính quốc tế để chúng tôi cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra tại Hồng Kông.
Tôi là một nhạc sỹ. Đây là một trong những lý do khiến tôi phản đối luật dẫn độ. Bởi vì nếu như tôi muốn nói lên suy nghĩ trong các tác phẩm của mình, sẽ có lúc tôi có những thông điệp mang tính chính trị. Và sẽ có lúc chính quyền Trung Quốc không thích điều tôi nói. Vậy nếu như dự thảo luật này được thông qua, thì họ có thể dùng đạo luật này để cáo buộc rằng những điều bạn nói là vi phạm luật pháp. Và tôi không tin vào Trung Quốc. Tôi nghĩ là hầu hết mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cũng như vậy. Bởi vì bây giờ, với internet, chúng tôi có rất nhiều thông tin, chúng tôi có thể thấy mọi thứ.
Thế hệ trẻ bây giờ muốn đấu tranh bảo vệ nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do nói chung, nền dân chủ, hay bất cứ điều gì mà người dân trong một thành phố văn minh muốn bảo vệ".
RFI
13-8-2019
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-08-12t090749z_1017421486_rc1938b65fb0_rtrmadp_3_hongk ong-protests_0.jpg
Biểu tình tại Sân Bay Quốc tế Hồng Kông, ngày 12/08/2019.
REUTERS/Thomas Peter
Sau khi bị tê liệt hôm qua do bị hàng ngàn người biểu tình chiếm đóng, hôm nay, 13/08/2019, sân bay Hồng Kông đã mở cửa trở lại, nhưng vài giờ sau đó, một phát ngôn viên sân bay thông báo mọi thủ tục chuyến bay đều bị đình chỉ. Tuy vậy, vẫn có một số chuyến bay đến và đi.
Sau khi rút đi vào khoảng 1 giờ đêm, một số người biểu tình đã quay lại sân bay Hồng Kông. Hôm qua, hàng nghìn người đã tràn vào sân bay nhằm phản đối hành vi đàn áp biểu tình của cảnh sát, khiến một cô gái trẻ bị thương. Từ Hồng Kông, đặc phái viên Christophe Paget tường trình :
« Hôm nay, hơn 300 chuyến bay tiếp tục bị hủy dù đoàn người biểu tình gần như rút khỏi sân bay vào khoảng 1 giờ sáng nay. Một vài người tuyên bố sẽ quay trở lại, vài người khác giải thích họ phải quay lại làm việc.
Sáng sớm nay, cảnh sát Hồng Kông đã tổ chức họp báo để giải trình vụ bạo động cuối tuần qua. Không có gì chứng minh cô gái trẻ đó đã bị cảnh sát dùng vũ lực nên bị thương cả, có thể đó là cuộc va chạm giữa những người biểu tình. Sở cảnh sát sẽ xem xét lại hình ảnh những người cảnh sát đã lục soát và thu giữ vật cấm trong túi xách của người biểu tình. Sở cảnh sát cho biết sẽ không sử dụng hơi cay đã hết hạn sử dụng mà người biểu tình đã tố cáo nữa, nhưng dù sao thì khí này cũng không độc lại, theo lời của phó cảnh sát trưởng Tang Ping-Keung. Theo ông, cảnh sát đã dùng hơi cay đúng luật tại một bến tàu điện ngầm hôm chủ nhật, bởi đây không phải là một khu vực kín.
Ngay trước đó, cảnh sát đã giới thiệu cho báo chí những xe vòi rồng mới. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi cảnh sát nước này phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng vòi rồng, nhắc lại việc một người biểu tình ở Hàn Quốc đã thiệt mạng cách đây 4 năm.
Sáng nay, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố : « Bạo lực, dù là được sử dụng hay được khuyến khích sẽ đẩy Hồng Kông vào con đường không thể thối lui. Theo lãnh đạo hành pháp Hồng Kông, bạo lực này chính là đến từ những người biểu tình. »
Tại sân bay quốc tế Hồng Kông hôm qua, đặc phái viên Christophe Paget cũng đã trò chuyện với Jeff, một trong những người tham gia tọa kháng:
“Trên đường về nhà, tôi đã chứng kiến một người phụ nữ biểu tình bị bắn đạn cao su vào mắt. Đối với tôi, thì đây gần như một vụ ám sát, vì cô ta bị nhắm bắn vào đầu. Hơn nữa, vụ việc này xảy ra trong một bến tàu hỏa, và điều này là bất hợp pháp. Người biểu tình như chúng tôi không có nơi nào để phản đối, vì mọi cơ quan Nhà nước đều như nhau cả.
Người Hồng Kông dường như đã không còn hy vọng. Và đây là lý do chúng tôi phải làm điều này. Sân bay là một địa điểm có tính quốc tế để chúng tôi cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra tại Hồng Kông.
Tôi là một nhạc sỹ. Đây là một trong những lý do khiến tôi phản đối luật dẫn độ. Bởi vì nếu như tôi muốn nói lên suy nghĩ trong các tác phẩm của mình, sẽ có lúc tôi có những thông điệp mang tính chính trị. Và sẽ có lúc chính quyền Trung Quốc không thích điều tôi nói. Vậy nếu như dự thảo luật này được thông qua, thì họ có thể dùng đạo luật này để cáo buộc rằng những điều bạn nói là vi phạm luật pháp. Và tôi không tin vào Trung Quốc. Tôi nghĩ là hầu hết mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cũng như vậy. Bởi vì bây giờ, với internet, chúng tôi có rất nhiều thông tin, chúng tôi có thể thấy mọi thứ.
Thế hệ trẻ bây giờ muốn đấu tranh bảo vệ nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do nói chung, nền dân chủ, hay bất cứ điều gì mà người dân trong một thành phố văn minh muốn bảo vệ".
RFI
13-8-2019