duyanh
08-12-2019, 01:00 PM
Trung Quốc: Nguy cơ khủng hoảng kinh tế vì thương chiến với Mỹ
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/china.jpg
Một nhà đầu tư Trung Quốc tỏ vẻ thất vọng trước các chỉ số chứng khoán tụt giảm. (Ảnh: Reuters)
Các nhà phân tích cho biết chi tiêu của người Trung Quốc có thể sẽ chậm lại trong những tháng cuối của năm do tác động của thương chiến với Hoa Kỳ, điều này sẽ kéo theo sự suy giảm mạnh của nền kinh tế.
Con số dự báo tụt giảm về mức chi tiêu sẽ gây thất vọng lớn vì Bắc Kinh đang trông chờ người tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro từ cuộc chiến mậu dịch với Hoa Kỳ.
SCMP cho biết, đóng góp của tiêu dùng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn trong những năm gần đây, chiếm tới 76% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2018, tăng từ mức dưới 50% vào năm 2011.
Các nhà phân tích cho biết sự thay đổi này chủ yếu là kết quả của sự sụt giảm trong đầu tư sản xuất. Sản xuất kém sẽ làm giảm tăng trưởng thu nhập và niềm tin của người tiêu dùng khi một lượng lớn trong đó là công nhân làm việc trong các ngành sản xuất và xuất khẩu.
“Chắc chắn người tiêu dùng sẽ không thể giải cứu kinh tế Trung Quốc, bởi trong trường hợp của nước này, người tiêu dùng cũng đang phải chịu ảnh hưởng của thương chiến”, Julian It-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp của Trung Quốc tại Capital Economics nhận định trên SCMP.
“Thực tế, cuộc chiến thương mại là tiêu cực đối với tiêu dùng vì nó ảnh hưởng đến niềm tin cũng như mức tăng thu nhập của họ”, ông Pritchard cho biết thêm.
Theo Andy Rothman, chiến lược gia đầu tư của Matthews Asia, tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người dành cho chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc là khoảng 8% trong tháng 6, thấp hơn so với con số khoảng 10% vào cùng kỳ năm ngoái.
Người tiêu dùng Trung Quốc đã hạn chế việc mua xe hơi, tài sản cũng như các mặt hàng khác. Một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương Trung Quốc tuần trước cho thấy 79% số người được hỏi trả lời muốn tiết kiệm tiền hơn là chi tiêu.
Trong một báo cáo gần đây, Bank of America Merrill Lynch (BAML) đã dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ xe so với một năm trước đó, chưa tính đến lạm phát, sẽ giảm từ 9,8% trong tháng 6 xuống mức 8,6% trong tháng 7
Tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến cũng có thể giảm sau các chương trình khuyến mãi hàng năm tại các nền tảng thương mại điện tử như JD.com và Tmall.com vào 18/6, BAML cho biết thêm.
Lisheng Wang, một nhà phân tích tại ngân hàng Nomura Bank của Nhật Bản nhận định, xu hướng tiêu dùng của Trung Quốc sẽ biến động rất lớn trong năm nay, do việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và các biện pháp khác để kích thích tiêu dùng của chính phủ Trung Quốc có tác dụng hạn chế.
“Các dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại trong năm nay. Yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ tăng trưởng thực sự đến từ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung và căng thẳng có thể sẽ leo thang”, SCMP dẫn lời ông Lisheng Wang.
Ông Wang dự đoán rằng Mỹ sẽ còn tăng thuế suất đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc lên 25% vào cuối năm nay sau khi gói hàng này bị áp 10% thuế bắt đầu vào ngày 1/9.
Nếu Mỹ tăng thuế suất lên 25%, GDP của Trung Quốc sẽ sụt giảm trực tiếp 0,4% do xuất khẩu giảm và mức thuế suất đó gián tiếp làm giảm 1% GDP do mức đầu tư sản xuất thấp vì gián đoạn chuỗi cung ứng. Tác động của thuế quan 10% sẽ thấp hơn theo tỷ lệ, ông Wang phân tích.
Cho đến nay, Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa đưa ra thông báo chính thức nào về các kế hoạch tăng trưởng kinh tế hoặc các biện pháp làm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế của Tổng thống Trump.
Robin Xing, một nhà kinh tế tại Morgan Stanley cho biết: “Môi trường kinh doanh hiện tại phản ứng tiêu cực với chính sách thương mại tăng cao, niềm tin của khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc dường như vẫn không được cải thiện và hiệu quả của việc cắt giảm thuế đã bị giảm sút”.
Ông Xing dự đoán rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chậm lại 6% vào quý IV. Nếu Mỹ tăng thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 25% trong vòng bốn đến sáu tháng và Bắc Kinh đáp trả, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống 5,7%.
Ngoài ra, số lượng các vụ vỡ nợ và khủng hoảng niềm tin của các công ty Trung Quốc ngày càng tăng cũng làm giảm hiệu quả của việc nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ, dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể tỷ lệ dự trữ và trưc tiếp bơm tiền vào hệ thống, ông Evans-Pritchard nhận định.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/china.jpg
Một nhà đầu tư Trung Quốc tỏ vẻ thất vọng trước các chỉ số chứng khoán tụt giảm. (Ảnh: Reuters)
Các nhà phân tích cho biết chi tiêu của người Trung Quốc có thể sẽ chậm lại trong những tháng cuối của năm do tác động của thương chiến với Hoa Kỳ, điều này sẽ kéo theo sự suy giảm mạnh của nền kinh tế.
Con số dự báo tụt giảm về mức chi tiêu sẽ gây thất vọng lớn vì Bắc Kinh đang trông chờ người tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro từ cuộc chiến mậu dịch với Hoa Kỳ.
SCMP cho biết, đóng góp của tiêu dùng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn trong những năm gần đây, chiếm tới 76% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2018, tăng từ mức dưới 50% vào năm 2011.
Các nhà phân tích cho biết sự thay đổi này chủ yếu là kết quả của sự sụt giảm trong đầu tư sản xuất. Sản xuất kém sẽ làm giảm tăng trưởng thu nhập và niềm tin của người tiêu dùng khi một lượng lớn trong đó là công nhân làm việc trong các ngành sản xuất và xuất khẩu.
“Chắc chắn người tiêu dùng sẽ không thể giải cứu kinh tế Trung Quốc, bởi trong trường hợp của nước này, người tiêu dùng cũng đang phải chịu ảnh hưởng của thương chiến”, Julian It-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp của Trung Quốc tại Capital Economics nhận định trên SCMP.
“Thực tế, cuộc chiến thương mại là tiêu cực đối với tiêu dùng vì nó ảnh hưởng đến niềm tin cũng như mức tăng thu nhập của họ”, ông Pritchard cho biết thêm.
Theo Andy Rothman, chiến lược gia đầu tư của Matthews Asia, tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người dành cho chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc là khoảng 8% trong tháng 6, thấp hơn so với con số khoảng 10% vào cùng kỳ năm ngoái.
Người tiêu dùng Trung Quốc đã hạn chế việc mua xe hơi, tài sản cũng như các mặt hàng khác. Một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương Trung Quốc tuần trước cho thấy 79% số người được hỏi trả lời muốn tiết kiệm tiền hơn là chi tiêu.
Trong một báo cáo gần đây, Bank of America Merrill Lynch (BAML) đã dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ xe so với một năm trước đó, chưa tính đến lạm phát, sẽ giảm từ 9,8% trong tháng 6 xuống mức 8,6% trong tháng 7
Tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến cũng có thể giảm sau các chương trình khuyến mãi hàng năm tại các nền tảng thương mại điện tử như JD.com và Tmall.com vào 18/6, BAML cho biết thêm.
Lisheng Wang, một nhà phân tích tại ngân hàng Nomura Bank của Nhật Bản nhận định, xu hướng tiêu dùng của Trung Quốc sẽ biến động rất lớn trong năm nay, do việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và các biện pháp khác để kích thích tiêu dùng của chính phủ Trung Quốc có tác dụng hạn chế.
“Các dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại trong năm nay. Yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ tăng trưởng thực sự đến từ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung và căng thẳng có thể sẽ leo thang”, SCMP dẫn lời ông Lisheng Wang.
Ông Wang dự đoán rằng Mỹ sẽ còn tăng thuế suất đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc lên 25% vào cuối năm nay sau khi gói hàng này bị áp 10% thuế bắt đầu vào ngày 1/9.
Nếu Mỹ tăng thuế suất lên 25%, GDP của Trung Quốc sẽ sụt giảm trực tiếp 0,4% do xuất khẩu giảm và mức thuế suất đó gián tiếp làm giảm 1% GDP do mức đầu tư sản xuất thấp vì gián đoạn chuỗi cung ứng. Tác động của thuế quan 10% sẽ thấp hơn theo tỷ lệ, ông Wang phân tích.
Cho đến nay, Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa đưa ra thông báo chính thức nào về các kế hoạch tăng trưởng kinh tế hoặc các biện pháp làm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế của Tổng thống Trump.
Robin Xing, một nhà kinh tế tại Morgan Stanley cho biết: “Môi trường kinh doanh hiện tại phản ứng tiêu cực với chính sách thương mại tăng cao, niềm tin của khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc dường như vẫn không được cải thiện và hiệu quả của việc cắt giảm thuế đã bị giảm sút”.
Ông Xing dự đoán rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chậm lại 6% vào quý IV. Nếu Mỹ tăng thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 25% trong vòng bốn đến sáu tháng và Bắc Kinh đáp trả, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống 5,7%.
Ngoài ra, số lượng các vụ vỡ nợ và khủng hoảng niềm tin của các công ty Trung Quốc ngày càng tăng cũng làm giảm hiệu quả của việc nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ, dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể tỷ lệ dự trữ và trưc tiếp bơm tiền vào hệ thống, ông Evans-Pritchard nhận định.
DKN