duyanh
08-06-2019, 12:05 PM
Cuốc xích lô giá 2,9 triệu đồng: Khi "đại sứ du lịch" mài dao
https://media1.nguoiduatin.vn/media/nguyen-hoang-yen/2019/08/06/xich-lo-viet-nam-chat-chem.jpg#force-thumb
Tại Hội nghị "Phát triển Du lịch miền Trung và Tây Nguyên" tổ chức ở Thừa Thiên – Huế hôm 16/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói ông mong muốn mỗi người dân Việt Nam phải là một "đại sứ du lịch". Thế nhưng, trái với kỳ vọng của Thủ tướng, nhiều đại sứ du lịch vẫn mải miết “mài dao” để chém đẹp du khách, trong đó nạn nhân mới nhất là vị khách Nhật Bản đi cuốc xích lô 5 phút giá 2,9 triệu đồng.
https://media1.nguoiduatin.vn//media/nguyen-thi-ha/2019/08/05/5f1f4589-8119-4264-9586-d392cc18949e.jpeg
Vài năm trước, tôi có một chuyến du lịch tại Singapore. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đặt chân đến quốc đảo Sư tử là thái độ lịch sự, chuyên nghiệp của người dân nơi đây. Tại sân bay Changi, sau khi qua hàng rào hải quan để bước vào lãnh thổ nước bạn, một nhân viên sân bay đã trao cho tôi tờ bản đồ du lịch trong đó có hướng dẫn chi tiết các điểm đến trong thành phố, phương tiện di chuyển và gạch chân sẵn cho tôi số điện thoại đường dây nóng ở cuối tấm bản đồ.
“Nếu bạn gặp bất cứ bất tiện gì, hãy gọi số này và cảnh sát Singapore sẽ trợ giúp bạn” – nhân viên này nói và không quên chúc chúng tôi có chuyến du lịch bổ ích, hài lòng.
“Ở đây không có nạn chặt chém, giá cả đều được niêm yết, luật pháp Singapore ngặt nghèo đến nỗi chỉ cần ai đó nhổ một bãi nước miếng xuống đường là cảnh sát sẽ xuất hiện” – Long, hướng dẫn viên địa phương nói thêm với chúng tôi bằng thứ tiếng Việt lơ lớ. Hai từ “chặt chém” được phát ra từ miệng người bạn láng giềng khiến chúng tôi cảm thấy hơi “nhoi nhói” (!!)
Chính vì vậy mà mới đây, đọc những dòng báo chí đưa tin vị khách Nhật Bản đi cuốc xích lô 5 phút ở TP. Hồ Chí Minh nhưng bị chém đẹp 2,9 triệu đồng, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ cho hành vi đó.
Càng xấu hổ hơn khi vị khách - cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi) – mô tả rằng người lái xe thò tay vào ví của cụ lấy đi 5 tờ tiền mệnh giá 500 và 200 ngàn rồi bỏ đi. Hành động đó hầu như là cướp giật trắng trợn giữa ban ngày, nhưng - vẫn với phong thái đặc trưng của người Nhật - vị khách lớn tuổi này thậm chí còn điềm đạm nhận lỗi do mình không hỏi giá trước khi lên xe.
Nói về nạn “úp sọt”, chặt chém du khách thì đây là câu chuyện không mới ở Việt Nam trong những năm qua. Nhiều khách nước ngoài phản ánh, mặc dù đã đặt phòng khách sạn ở Việt Nam từ trước (bao gồm chi phí đưa đón) song không ít người đã bị lái xe taxi “vợt” ngay ở sân bay trước khi nhân viên khách sạn kịp tiếp cận khách hàng của mình.
Sau đó khi vừa chân ướt chân ráo ra phố, họ bị hàng loạt hàng rong, ăn mày, xe ôm, taxi, xích lô chèo kéo và xin tiền. Không khó để bắt gặp trên đường phố Việt Nam những vị khách nước ngoài đeo biển trước ngực: “No money. No postcard. No xich lo” (tạm dịch: Không cho tiền. Không mua bưu thiếp. Không đi xích lô).
Thời gian qua, báo chí cũng đưa tin nhiều vụ rầm rộ như vụ khách Hàn Quốc bị tài xế taxi ở TP.HCM giở trò "ảo thuật" vờ đưa khăn giấy rồi nhanh tay rút nhiều tờ tiền 500.000 đồng, vụ mua 1,7 kg măng cụt giá 1 triệu đồng ở Huế, hay vụ hai du khách Tây Ban Nha bị lái xe xích lô tại Hà Nội trả lại 900.000 đồng tiền âm phủ…
Ngoài ra, tình trạng ngồi ăn cùng một quán phở nhưng khách Tây phải trả 50.000 đồng, khách Việt chỉ trả 30.000 đồng đã khiến nhiều vị khách phát biểu với báo chí rằng họ bỏ tiền ra để trải nghiệm đất nước và con người Việt Nam, đóng góp cho phát triển du lịch Việt Nam nhưng cuối cùng thứ mà họ nhận được chỉ là những trải nghiệm tồi vì cảm giác bị phân biệt đối xử, bên cạnh những người bán hàng dối trá.
Và đáng mừng thay, ngay sau khi nhận được phản ánh, cơ trưởng của chuyến bay đã từ chối phục vụ bay vị khách này, bỏ mặc bên tai thái độ thách thức của vị khách “coi trời bằng vung”.
Và hậu quả của tình trạng trên, một cách hoàn toàn cơ học, đã dội lại nền kinh tế chúng ta bằng những con số cụ thể. Nhiều báo cáo gần đây cho hay, mặc dù vẫn được xếp vào nước thứ 6 trong số 10 quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất toàn cầu, song du lịch của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ kém bền vững.
Trên trang web của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hôm 22/07/2019 có đăng tải bài nghiên cứu trao đổi “Giải pháp hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế”.
Bài viết dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho hay, nửa đầu năm nay, Việt Nam đón gần 8,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế có xu hướng giảm dần, điển hình tháng 6 có mức thấp nhất trong nửa đầu năm, chỉ đạt 1,18 triệu lượt khách, giảm 10,6% so với tháng trước.
Tốc độ tăng trưởng khách hai quý đầu năm nhìn chung thấp hơn nhiều so với mức tăng 20-30% giai đoạn 2016 – 2018 và đây là nguyên nhân khiến nhiều người lo ngại ngành du lịch Việt Nam khó đạt mục tiêu thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019 như kỳ vọng..
Dĩ nhiên, tình trạng tăng trưởng du lịch chậm lại này – theo các chuyên gia - có phần nguyên nhân do căng thẳng thương mại toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ và sự phát triển chậm hơn của các nền kinh tế châu Á…
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, khi kinh tế, chính trị xuất hiện nhiều nguyên nhân bất lợi đối với ngành du lịch, thị trường này càng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc…
Nếu chúng ta không nhanh chóng cải thiện hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế thì tỷ lệ khách nước ngoài đến và quay lại Việt Nam sẽ còn sụt giảm, bất chấp những nỗ lực của toàn ngành trong đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch hay là đau đầu tìm ra sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao chất lượng nhân sự… với kỳ vọng ngành công nghiệp không khói sẽ lạc quan chạm tới con số 18 triệu và 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019 và 2020. …..
Khi truyền đi thông điệp yêu cầu mỗi người dân Việt Nam phải là một “đại sứ du lịch”, Thủ tướng kỳ vọng rằng hình ảnh con người Việt Nam trung thực, thân thiện, chuyên nghiệp sẽ góp phần vào 5 mục tiêu phát triển ngành Du lịch: Làm thế nào để khách nước ngoài tìm đến Việt Nam đông hơn, ở lại lâu hơn, tiêu tiền nhiều hơn, họ sẽ kể lại những trải nghiệm thú vị ở Việt Nam với người thân và cuối cùng là sớm quay trở lại.
Tuy nhiên, điều này dường như là quá khó, chừng nào mà mỗi người dân Việt Nam vẫn còn chưa ý thức được vai trò “đại sứ du lịch” của mình, vẫn bán hàng bằng tư duy cá nhân chụp giật chứ không phải bằng tâm lý của một người dân yêu nước, muốn góp phần để hình ảnh đất nước, con người Việt ngày một giàu đẹp hơn.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Người đưa tin
https://media1.nguoiduatin.vn/media/nguyen-hoang-yen/2019/08/06/xich-lo-viet-nam-chat-chem.jpg#force-thumb
Tại Hội nghị "Phát triển Du lịch miền Trung và Tây Nguyên" tổ chức ở Thừa Thiên – Huế hôm 16/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói ông mong muốn mỗi người dân Việt Nam phải là một "đại sứ du lịch". Thế nhưng, trái với kỳ vọng của Thủ tướng, nhiều đại sứ du lịch vẫn mải miết “mài dao” để chém đẹp du khách, trong đó nạn nhân mới nhất là vị khách Nhật Bản đi cuốc xích lô 5 phút giá 2,9 triệu đồng.
https://media1.nguoiduatin.vn//media/nguyen-thi-ha/2019/08/05/5f1f4589-8119-4264-9586-d392cc18949e.jpeg
Vài năm trước, tôi có một chuyến du lịch tại Singapore. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đặt chân đến quốc đảo Sư tử là thái độ lịch sự, chuyên nghiệp của người dân nơi đây. Tại sân bay Changi, sau khi qua hàng rào hải quan để bước vào lãnh thổ nước bạn, một nhân viên sân bay đã trao cho tôi tờ bản đồ du lịch trong đó có hướng dẫn chi tiết các điểm đến trong thành phố, phương tiện di chuyển và gạch chân sẵn cho tôi số điện thoại đường dây nóng ở cuối tấm bản đồ.
“Nếu bạn gặp bất cứ bất tiện gì, hãy gọi số này và cảnh sát Singapore sẽ trợ giúp bạn” – nhân viên này nói và không quên chúc chúng tôi có chuyến du lịch bổ ích, hài lòng.
“Ở đây không có nạn chặt chém, giá cả đều được niêm yết, luật pháp Singapore ngặt nghèo đến nỗi chỉ cần ai đó nhổ một bãi nước miếng xuống đường là cảnh sát sẽ xuất hiện” – Long, hướng dẫn viên địa phương nói thêm với chúng tôi bằng thứ tiếng Việt lơ lớ. Hai từ “chặt chém” được phát ra từ miệng người bạn láng giềng khiến chúng tôi cảm thấy hơi “nhoi nhói” (!!)
Chính vì vậy mà mới đây, đọc những dòng báo chí đưa tin vị khách Nhật Bản đi cuốc xích lô 5 phút ở TP. Hồ Chí Minh nhưng bị chém đẹp 2,9 triệu đồng, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ cho hành vi đó.
Càng xấu hổ hơn khi vị khách - cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi) – mô tả rằng người lái xe thò tay vào ví của cụ lấy đi 5 tờ tiền mệnh giá 500 và 200 ngàn rồi bỏ đi. Hành động đó hầu như là cướp giật trắng trợn giữa ban ngày, nhưng - vẫn với phong thái đặc trưng của người Nhật - vị khách lớn tuổi này thậm chí còn điềm đạm nhận lỗi do mình không hỏi giá trước khi lên xe.
Nói về nạn “úp sọt”, chặt chém du khách thì đây là câu chuyện không mới ở Việt Nam trong những năm qua. Nhiều khách nước ngoài phản ánh, mặc dù đã đặt phòng khách sạn ở Việt Nam từ trước (bao gồm chi phí đưa đón) song không ít người đã bị lái xe taxi “vợt” ngay ở sân bay trước khi nhân viên khách sạn kịp tiếp cận khách hàng của mình.
Sau đó khi vừa chân ướt chân ráo ra phố, họ bị hàng loạt hàng rong, ăn mày, xe ôm, taxi, xích lô chèo kéo và xin tiền. Không khó để bắt gặp trên đường phố Việt Nam những vị khách nước ngoài đeo biển trước ngực: “No money. No postcard. No xich lo” (tạm dịch: Không cho tiền. Không mua bưu thiếp. Không đi xích lô).
Thời gian qua, báo chí cũng đưa tin nhiều vụ rầm rộ như vụ khách Hàn Quốc bị tài xế taxi ở TP.HCM giở trò "ảo thuật" vờ đưa khăn giấy rồi nhanh tay rút nhiều tờ tiền 500.000 đồng, vụ mua 1,7 kg măng cụt giá 1 triệu đồng ở Huế, hay vụ hai du khách Tây Ban Nha bị lái xe xích lô tại Hà Nội trả lại 900.000 đồng tiền âm phủ…
Ngoài ra, tình trạng ngồi ăn cùng một quán phở nhưng khách Tây phải trả 50.000 đồng, khách Việt chỉ trả 30.000 đồng đã khiến nhiều vị khách phát biểu với báo chí rằng họ bỏ tiền ra để trải nghiệm đất nước và con người Việt Nam, đóng góp cho phát triển du lịch Việt Nam nhưng cuối cùng thứ mà họ nhận được chỉ là những trải nghiệm tồi vì cảm giác bị phân biệt đối xử, bên cạnh những người bán hàng dối trá.
Và đáng mừng thay, ngay sau khi nhận được phản ánh, cơ trưởng của chuyến bay đã từ chối phục vụ bay vị khách này, bỏ mặc bên tai thái độ thách thức của vị khách “coi trời bằng vung”.
Và hậu quả của tình trạng trên, một cách hoàn toàn cơ học, đã dội lại nền kinh tế chúng ta bằng những con số cụ thể. Nhiều báo cáo gần đây cho hay, mặc dù vẫn được xếp vào nước thứ 6 trong số 10 quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất toàn cầu, song du lịch của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ kém bền vững.
Trên trang web của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hôm 22/07/2019 có đăng tải bài nghiên cứu trao đổi “Giải pháp hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế”.
Bài viết dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho hay, nửa đầu năm nay, Việt Nam đón gần 8,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế có xu hướng giảm dần, điển hình tháng 6 có mức thấp nhất trong nửa đầu năm, chỉ đạt 1,18 triệu lượt khách, giảm 10,6% so với tháng trước.
Tốc độ tăng trưởng khách hai quý đầu năm nhìn chung thấp hơn nhiều so với mức tăng 20-30% giai đoạn 2016 – 2018 và đây là nguyên nhân khiến nhiều người lo ngại ngành du lịch Việt Nam khó đạt mục tiêu thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019 như kỳ vọng..
Dĩ nhiên, tình trạng tăng trưởng du lịch chậm lại này – theo các chuyên gia - có phần nguyên nhân do căng thẳng thương mại toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ và sự phát triển chậm hơn của các nền kinh tế châu Á…
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, khi kinh tế, chính trị xuất hiện nhiều nguyên nhân bất lợi đối với ngành du lịch, thị trường này càng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc…
Nếu chúng ta không nhanh chóng cải thiện hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế thì tỷ lệ khách nước ngoài đến và quay lại Việt Nam sẽ còn sụt giảm, bất chấp những nỗ lực của toàn ngành trong đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch hay là đau đầu tìm ra sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao chất lượng nhân sự… với kỳ vọng ngành công nghiệp không khói sẽ lạc quan chạm tới con số 18 triệu và 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019 và 2020. …..
Khi truyền đi thông điệp yêu cầu mỗi người dân Việt Nam phải là một “đại sứ du lịch”, Thủ tướng kỳ vọng rằng hình ảnh con người Việt Nam trung thực, thân thiện, chuyên nghiệp sẽ góp phần vào 5 mục tiêu phát triển ngành Du lịch: Làm thế nào để khách nước ngoài tìm đến Việt Nam đông hơn, ở lại lâu hơn, tiêu tiền nhiều hơn, họ sẽ kể lại những trải nghiệm thú vị ở Việt Nam với người thân và cuối cùng là sớm quay trở lại.
Tuy nhiên, điều này dường như là quá khó, chừng nào mà mỗi người dân Việt Nam vẫn còn chưa ý thức được vai trò “đại sứ du lịch” của mình, vẫn bán hàng bằng tư duy cá nhân chụp giật chứ không phải bằng tâm lý của một người dân yêu nước, muốn góp phần để hình ảnh đất nước, con người Việt ngày một giàu đẹp hơn.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Người đưa tin