PDA

View Full Version : Giáo sư Carl Thayer: Đang có tới 80 tàu Trung Quốc tại Bãi Tư Chính



duyanh
08-05-2019, 01:02 PM
Giáo sư Carl Thayer: Đang có tới 80 tàu Trung Quốc tại Bãi Tư Chính


Giáo sư chuyên phân tích tình hình biển Đông Carl Thayer thuộc trường đại học New South Wales (Úc) hôm 4/8 cho hay hiện đang có tới 80 tàu bè Trung Quốc, bao gồm tàu khảo sát và các tàu hộ tống hoạt động ở Bãi Tư Chính, thuộc vùng biển của Việt Nam.


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/08/07.jpg

Nhà giàn DK1 của Việt Nam, ở vị trí gần bài Tư Chính (Ảnh: VNA)

Trong một văn bản trả lời các câu hỏi liên quan về tình trạng căng thẳng trên biển Đông hiện tại, ông Thayer cho hay:

“Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã là mục tiêu các vụ tấn công bằng vòi rồng áp lực cao, và bị những tàu hải cảnh Trung Quốc lao đến tông vào mũi tàu “nhằm cưỡng ép tàu Việt Nam”. Theo tài liệu của bộ Ngoại Giao Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia gây hấn vào lúc cao nhất lên đến 35 chiếc. Vào ngày 3/8, một nguồn tin riêng từ Việt Nam cho biết tổng số tàu Trung Quốc đủ loại đã vọt lên khoảng 80 chiếc”.


Ông Thayer đang trên Twitter thông báo con số tàu Trung Quốc hoạt động tại Bãi Tư Chính đã lên tới 80 tàu chứ không phải 35 như trước
Khi được hỏi “tại sao ông cho rằng lần này Việt Nam đứng lên chống lại sự hung hăng của Trung Quốc trong khi đã lùi bước trong năm 2017 và 2018”, ông Thayer trả lời:

“Tôi không chắc gọi là “đứng lên chống lại sự hung hăng của Trung Quốc” có phải là cụm từ chính xác nhất về phản ứng của Việt Nam trước sự kiện bãi Tư Chính (Vanguard Bank) hay không. Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực Tư Chính hiện nay dường như được lệnh phải trấn giữ, trong khi chính phủ Việt Nam có một loạt động thái phản đối về ngoại giao.

Hồi tháng 7/2017, một tướng cấp cao của Trung Quốc đã sang Hà Nội, yêu cầu Việt Nam ngưng khai thác dầu tại bãi Tư Chính. Khi bị thủ tướng Việt Nam từ chối, ông ta giận dữ rời Hà Nội và chấm dứt các hoạt động hữu nghị thường niên ở biên giới Việt-Trung. Trung Quốc cũng được cho là đe dọa sử dụng vũ lực, và sau đó Việt Nam đành phải thuận theo và ngưng khai thác. Đến tháng 3/2018, sau khi Trung Quốc gia tăng áp lực chính trị và ngoại giao, Việt Nam cũng phải ngưng các hoạt động ở gần mỏ Cá Rồng Đỏ.”

“Năm nay Việt Nam có vẻ đã rút ra được kinh nghiệm. Theo một tài liệu được bộ Ngoại Giao Việt Nam chuẩn bị, Hà Nội đã sử dụng bốn kênh khác nhau – ngoại giao, an ninh, quốc phòng và Ban Đối ngoại Trung ương – để đưa ra hơn một chục văn bản phản đối, như công hàm gửi đến đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại Giao Trung Quốc ở Bắc Kinh và các cơ quan hữu quan. Trong số những đòi hỏi của Việt Nam, có việc Trung Quốc “phải lập tức chấm dứt việc xâm phạm, và rút tất cả các tàu thăm dò, tàu hộ vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam”.


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/08/Thayer-3-1024x660.jpg

Ông Thayer nhận định: Việt Nam đang đưa ra các văn bản về vụ đối đầu ở Bãi Tư Chính bằng bản đồ. Trung Quốc dùng vòi rồng công suất cao và vận hành theo cách nguy hiểm. Trung Quốc nhắm tới việc ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khí của Việt nam tại Lô 06/1.
Đồng thời, ông Thayer nói thêm, cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam tiếp tục áp dụng một loạt biện pháp để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp…”, mà một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Vào ngày 31/7, tại cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, có mặt đại diện từ Trung Quốc, Nga và Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã bày tỏ “các quan ngại nghiêm trọng về các diễn biến mới đây ở biển Đông, trong đó có việc tàu Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống tiến hành hoạt động ở khu vực nam biển Đông, vi phạm vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.

Đến ngày 2/8, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh lại tiếp tục bày tỏ những quan ngại của mình về “các sự cố nghiêm trọng, các động thái đơn phương đặc biệt là các hành động đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển”, một thông điệp rõ ràng ám chỉ căng thẳng với Trung Quốc hiện nay.

Trong các quốc gia tham gia vào thượng đỉnh ASEAN lần này, Mỹ là nước thẳng thẳn đáp lại kêu gọi của Việt Nam nhiều nhất. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã trực tiếp phê phán hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc trên biển Đông, đồng thời cũng lên án các dự án xây đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong đang gây bất ổn cho các nước khác cũng nằm trên lưu vực con sông này.

Trước đó, một số giới chức Mỹ đã lên tiếng thẳn thắn ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc trên biển Đông và yêu cầu chính phủ Mỹ phải mạnh tay hơn để ngăn chặn tham vọng chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc.


Tri Thức
5-8-2019