sophienguyen
08-02-2019, 01:56 AM
5 biểu hiện gan bị bệnh mọi người không nên bỏ qua
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/pjimage-6.jpg
Gan là một trong các cơ quan nội tạng quan trọng với chức năng chính là đào thải các chất độc hại, bảo vệ cơ thể khỏi các nhân tố nguy hiểm. Ngoài ra, nó còn có vai trò ngăn chặn chất độc hại xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, góp phần giảm mức độ độc tính của các thành phần độc hại, loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhịp độ sống hiện đại, gan mỗi ngày phải chịu sự tấn công bởi hàng loạt các nhân tố có hại từ môi trường như thực phẩm bẩn, rượu bia, thuốc kháng sinh, các virus gây viêm gan B, khiến cho gan bị tổn thương.
Ăn nhiều cá thịt hằng ngày làm càng nhiều người có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên các biểu hiện bệnh thường không dễ để phát hiện. Vậy khi xuất hiện tình trạng nào cần lưu ý tự kiểm tra tạng phủ này có vấn đề hay không? Dưới đây là 5 triệu chứng thường gặp ai cũng nên tìm hiểu và có cách trị liệu kịp thời.
1. Chán ăn, buồn nôn và sợ dầu mỡ
Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong hệ thống tiêu hóa, cơ quan chính tổng hợp urê và là bộ phận quan trọng của quá trình trao đổi chất. Khi mắc bệnh, nó sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu của dạ dày, chẳng hạn bài tiết ra nhiều loại enzyme.
Do đó, một khi chán ăn, buồn nôn và sợ đồ ăn nhiều dầu mỡ đều là biểu hiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể có vấn đề. Nó cũng có khả năng thầm báo hiệu sự xuất hiện của bệnh gan. Trong trường hợp này, không được coi nó là chứng khó tiêu hoặc các bệnh khác, nên chú ý và thăm khám kịp thời.
2. Xuất hiện nốt đỏ trên ngực và lưng
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/0000477650-549x366.jpg
Ảnh: jbk.39.net
Nhiều bệnh nhân bị viêm gan mạn tính, trong quá trình bệnh tiến triển, sẽ làm thoái hóa và dần hoại tử tế bào gan. Sự hoại tử này có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan, khiến nội tiết bị rối loạn sau đó xuất hiện nốt đỏ dưới da, đặc biệt là trên ngực và lưng. Do đó, khi xuất hiện biểu hiện này, rất có khả năng là xuất hiện bệnh gan.
3. Da và niêm mạc trở nên vàng
Người ta biết rằng gan có thể tiết ra mật được lưu trữ trong túi mật để sử dụng trong đường tiêu hóa. Khi bệnh gan xuất hiện, chức năng sản xuất mật và bài tiết mật sẽ bị rối loạn, làm dịch mật nên được tiết vào túi mật sẽ đi vào máu, làm cho da và niêm mạc có màu vàng.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh gan là sắc tố vàng ở da và lòng trắng mắt. Màu vàng xuất hiện do lượng bilirubin dư thừa có sắc tố màu vàng cam trong mật gan. Gan khỏe mạnh dễ dàng loại bỏ bilirubin, ngược lại sẽ xuất hiện tình trạng vàng da.
4. Tiêu chảy mãn tính kéo dài
Gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, nó hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nếu có vấn đề với chức năng gan vào thời điểm này, sẽ gây bất thường cho sự tiêu hóa và hấp thu, rất dễ gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy lâu dài và mãn tính sẽ phá hủy các tế bào gan, mọi người đều nên chú ý.
5. Giảm cân
Nếu có bệnh gan, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng thực phẩm, dẫn đến suy dinh dưỡng. Mặt khác, gan là trung tâm điều tiết chính cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Vì vậy, khi này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường, chất béo và protein làm cơ thể gầy đi.
Giảm cân cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan. Mặc dù người bệnh vẫn ăn uống một cách điều độ, khoa học, nhưng cân nặng lại giảm sút. Do đó, nếu phát hiện tình trạng giảm cân mà không phải do các tác động bên ngoài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và phát hiện sớm.
3 loại thực phẩm hỗ trợ thải độc và phục hồi chức năng gan hiệu quả
1. Sắn dây
Theo Đông y, sắn dây là một trong những loại thực phẩm bảo vệ gan tốt nhất. Sắn dây chứa hàm lượng saponins và isoflavones rất cao, có thể phân hủy độc tính của acetaldehyde trong rượu bia, thúc đẩy trao đổi chất và bài tiết cồn trong máu, giảm thiểu sự nguy hại của rượu đối với gan.
Ngoài ra, sắn dây còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột, ngăn chặn sự hấp thụ cồn của ruột và dạ dày. Đối với những người uống rượu, nên thường xuyên uống bột sắn dây giúp thải độc tố trong gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, loại bỏ cồn trong máu.
2. Câu kỷ tử
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/pjimage-94.jpg
Hàm lượng đường trong câu kỷ tử đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan không bị tổn thương, giảm nồng độ alanine aminotransferase (ALT) trong máu, phục hồi chức năng gan, duy trì khả năng tái sinh của tế bào gan. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi sử dụng câu kỷ tử.
3. Bột kiều mạch
Bột kiều mạch có tính hàn, vị ngọt, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, dược liệu cao trong nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Kiều mạch có thành phần Niacin thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng giải độc, ăn nhiều kiều mạch giúp gan giải độc rất tốt.
Cách dùng thường thấy ở 3 loại thực phẩm nói trên là pha với nước sôi để uống hoặc nấu cháo, chẳng hạn như trà sắn dây, trà Kỷ tử, cháo Kiều mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng các thực phẩm nói trên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng lâu dài mới có hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì 2 việc sau:
1. Không nên thức quá khuya, khiến thời gian nghỉ ngơi của gan không đảm bảo, khả năng tái sinh và phục hồi của tế bào gan chưa trở về trạng thái bình thường.
2. Tăng cường vận động, đề phòng sự “tấn công” của bệnh gan.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/pjimage-6.jpg
Gan là một trong các cơ quan nội tạng quan trọng với chức năng chính là đào thải các chất độc hại, bảo vệ cơ thể khỏi các nhân tố nguy hiểm. Ngoài ra, nó còn có vai trò ngăn chặn chất độc hại xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, góp phần giảm mức độ độc tính của các thành phần độc hại, loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhịp độ sống hiện đại, gan mỗi ngày phải chịu sự tấn công bởi hàng loạt các nhân tố có hại từ môi trường như thực phẩm bẩn, rượu bia, thuốc kháng sinh, các virus gây viêm gan B, khiến cho gan bị tổn thương.
Ăn nhiều cá thịt hằng ngày làm càng nhiều người có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên các biểu hiện bệnh thường không dễ để phát hiện. Vậy khi xuất hiện tình trạng nào cần lưu ý tự kiểm tra tạng phủ này có vấn đề hay không? Dưới đây là 5 triệu chứng thường gặp ai cũng nên tìm hiểu và có cách trị liệu kịp thời.
1. Chán ăn, buồn nôn và sợ dầu mỡ
Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong hệ thống tiêu hóa, cơ quan chính tổng hợp urê và là bộ phận quan trọng của quá trình trao đổi chất. Khi mắc bệnh, nó sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu của dạ dày, chẳng hạn bài tiết ra nhiều loại enzyme.
Do đó, một khi chán ăn, buồn nôn và sợ đồ ăn nhiều dầu mỡ đều là biểu hiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể có vấn đề. Nó cũng có khả năng thầm báo hiệu sự xuất hiện của bệnh gan. Trong trường hợp này, không được coi nó là chứng khó tiêu hoặc các bệnh khác, nên chú ý và thăm khám kịp thời.
2. Xuất hiện nốt đỏ trên ngực và lưng
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/0000477650-549x366.jpg
Ảnh: jbk.39.net
Nhiều bệnh nhân bị viêm gan mạn tính, trong quá trình bệnh tiến triển, sẽ làm thoái hóa và dần hoại tử tế bào gan. Sự hoại tử này có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan, khiến nội tiết bị rối loạn sau đó xuất hiện nốt đỏ dưới da, đặc biệt là trên ngực và lưng. Do đó, khi xuất hiện biểu hiện này, rất có khả năng là xuất hiện bệnh gan.
3. Da và niêm mạc trở nên vàng
Người ta biết rằng gan có thể tiết ra mật được lưu trữ trong túi mật để sử dụng trong đường tiêu hóa. Khi bệnh gan xuất hiện, chức năng sản xuất mật và bài tiết mật sẽ bị rối loạn, làm dịch mật nên được tiết vào túi mật sẽ đi vào máu, làm cho da và niêm mạc có màu vàng.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh gan là sắc tố vàng ở da và lòng trắng mắt. Màu vàng xuất hiện do lượng bilirubin dư thừa có sắc tố màu vàng cam trong mật gan. Gan khỏe mạnh dễ dàng loại bỏ bilirubin, ngược lại sẽ xuất hiện tình trạng vàng da.
4. Tiêu chảy mãn tính kéo dài
Gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, nó hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nếu có vấn đề với chức năng gan vào thời điểm này, sẽ gây bất thường cho sự tiêu hóa và hấp thu, rất dễ gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy lâu dài và mãn tính sẽ phá hủy các tế bào gan, mọi người đều nên chú ý.
5. Giảm cân
Nếu có bệnh gan, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng thực phẩm, dẫn đến suy dinh dưỡng. Mặt khác, gan là trung tâm điều tiết chính cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Vì vậy, khi này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường, chất béo và protein làm cơ thể gầy đi.
Giảm cân cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan. Mặc dù người bệnh vẫn ăn uống một cách điều độ, khoa học, nhưng cân nặng lại giảm sút. Do đó, nếu phát hiện tình trạng giảm cân mà không phải do các tác động bên ngoài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và phát hiện sớm.
3 loại thực phẩm hỗ trợ thải độc và phục hồi chức năng gan hiệu quả
1. Sắn dây
Theo Đông y, sắn dây là một trong những loại thực phẩm bảo vệ gan tốt nhất. Sắn dây chứa hàm lượng saponins và isoflavones rất cao, có thể phân hủy độc tính của acetaldehyde trong rượu bia, thúc đẩy trao đổi chất và bài tiết cồn trong máu, giảm thiểu sự nguy hại của rượu đối với gan.
Ngoài ra, sắn dây còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột, ngăn chặn sự hấp thụ cồn của ruột và dạ dày. Đối với những người uống rượu, nên thường xuyên uống bột sắn dây giúp thải độc tố trong gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, loại bỏ cồn trong máu.
2. Câu kỷ tử
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/pjimage-94.jpg
Hàm lượng đường trong câu kỷ tử đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan không bị tổn thương, giảm nồng độ alanine aminotransferase (ALT) trong máu, phục hồi chức năng gan, duy trì khả năng tái sinh của tế bào gan. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi sử dụng câu kỷ tử.
3. Bột kiều mạch
Bột kiều mạch có tính hàn, vị ngọt, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, dược liệu cao trong nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Kiều mạch có thành phần Niacin thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng giải độc, ăn nhiều kiều mạch giúp gan giải độc rất tốt.
Cách dùng thường thấy ở 3 loại thực phẩm nói trên là pha với nước sôi để uống hoặc nấu cháo, chẳng hạn như trà sắn dây, trà Kỷ tử, cháo Kiều mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng các thực phẩm nói trên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng lâu dài mới có hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì 2 việc sau:
1. Không nên thức quá khuya, khiến thời gian nghỉ ngơi của gan không đảm bảo, khả năng tái sinh và phục hồi của tế bào gan chưa trở về trạng thái bình thường.
2. Tăng cường vận động, đề phòng sự “tấn công” của bệnh gan.
DKN