duyanh
07-26-2019, 11:19 AM
Thiếu than chạy điện, phải nhập thêm chục triệu tấn
Hiện lượng than sản xuất trong nước phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện thấp hơn nhu cầu, nên phải nhập khẩu một lượng lớn than.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2017/04/yeu-cau-khong-dua-them-nha-may-dien-nhiet-than-vao-binh-thuan-vay-hien-trang-ra-sao.jpg
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 – EVN. (Ảnh: FB Tiến Phạm)
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây bàn về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương nếu Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) không cung cấp đủ than thì các nhà máy điện có thể được nhập khẩu than để bảo đảm phát điện.
Theo báo cáo mới đây của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), các nguồn nhiệt điện truyền thống sử dụng than, khí tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện đến năm 2025. Tuy nhiên, việc cung cấp than, khí cho phát điện đang gặp nhiều khó khăn.
Thời gian qua, nhu cầu than cho sản xuất điện đã liên tục tăng, từ 26,25 triệu tấn năm 2015 lên 44,37 triệu tấn năm 2018 (tăng 69%).
Năm 2019, nhu cầu than cho sản xuất điện là 54,3 triệu tấn, trong đó nhu cầu than antraxit là 44,5 triệu tấn. Khả năng sản xuất than antraxit trong nước để cấp cho sản xuất điện của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc hiện chỉ khoảng 36 triệu tấn (bằng 80% nhu cầu), cho nên phải nhập khẩu và pha trộn than để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.
Theo lãnh đạo TKV, giá than thế giới cao hơn so với than sản xuất trong nước từ 5-10 USD/tấn tuỳ chủng loại.
Về dài hạn, Bộ Công Thương cho biết sẽ triển khai xây dựng và phê duyệt Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện (dài hạn: 10 năm; trung hạn: 5 năm), xây dựng kế hoạch cấp than hàng năm cho sản xuất; phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, EVN và các hộ sử dụng than khác nghiên cứu công nghệ sử dụng than phối trộn than cho sản xuất điện.
Theo Quy hoạch Điện VII, tính đến năm 2020, tổng công suất của hệ thống điện dự kiến là 67.000 MW trong đó tỷ lệ điện than tăng lên 46%, trong khi thủy điện là 26,4%, năng lượng tái tạo chỉ là 4,7%. Còn tính đến năm 2030, tổng công suất của hệ thống là 137.000 MW, nhiệt điện than chiếm 55,7%, năng lượng tái tạo 3,8%. Như vậy, nhiệt điện than vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam.
Cũng theo Quy hoạch điện VII, đến năm 2030, cả nước sẽ có hơn 70 nhà máy nhiệt điện than. Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có 7 dự án nhiệt điện than đã được khởi công và đang triển khai xây dựng.
Tri Thức
26-7-2019
Hiện lượng than sản xuất trong nước phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện thấp hơn nhu cầu, nên phải nhập khẩu một lượng lớn than.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2017/04/yeu-cau-khong-dua-them-nha-may-dien-nhiet-than-vao-binh-thuan-vay-hien-trang-ra-sao.jpg
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 – EVN. (Ảnh: FB Tiến Phạm)
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây bàn về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương nếu Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) không cung cấp đủ than thì các nhà máy điện có thể được nhập khẩu than để bảo đảm phát điện.
Theo báo cáo mới đây của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), các nguồn nhiệt điện truyền thống sử dụng than, khí tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện đến năm 2025. Tuy nhiên, việc cung cấp than, khí cho phát điện đang gặp nhiều khó khăn.
Thời gian qua, nhu cầu than cho sản xuất điện đã liên tục tăng, từ 26,25 triệu tấn năm 2015 lên 44,37 triệu tấn năm 2018 (tăng 69%).
Năm 2019, nhu cầu than cho sản xuất điện là 54,3 triệu tấn, trong đó nhu cầu than antraxit là 44,5 triệu tấn. Khả năng sản xuất than antraxit trong nước để cấp cho sản xuất điện của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc hiện chỉ khoảng 36 triệu tấn (bằng 80% nhu cầu), cho nên phải nhập khẩu và pha trộn than để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.
Theo lãnh đạo TKV, giá than thế giới cao hơn so với than sản xuất trong nước từ 5-10 USD/tấn tuỳ chủng loại.
Về dài hạn, Bộ Công Thương cho biết sẽ triển khai xây dựng và phê duyệt Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện (dài hạn: 10 năm; trung hạn: 5 năm), xây dựng kế hoạch cấp than hàng năm cho sản xuất; phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, EVN và các hộ sử dụng than khác nghiên cứu công nghệ sử dụng than phối trộn than cho sản xuất điện.
Theo Quy hoạch Điện VII, tính đến năm 2020, tổng công suất của hệ thống điện dự kiến là 67.000 MW trong đó tỷ lệ điện than tăng lên 46%, trong khi thủy điện là 26,4%, năng lượng tái tạo chỉ là 4,7%. Còn tính đến năm 2030, tổng công suất của hệ thống là 137.000 MW, nhiệt điện than chiếm 55,7%, năng lượng tái tạo 3,8%. Như vậy, nhiệt điện than vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam.
Cũng theo Quy hoạch điện VII, đến năm 2030, cả nước sẽ có hơn 70 nhà máy nhiệt điện than. Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có 7 dự án nhiệt điện than đã được khởi công và đang triển khai xây dựng.
Tri Thức
26-7-2019