PDA

View Full Version : Cuộc biểu tình mới rung chuyển Hồng Kông khi cận kề G20



duyanh
06-27-2019, 11:29 AM
Cuộc biểu tình mới rung chuyển Hồng Kông khi cận kề G20




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/canh-sat-chong-bao-dong.png

Cảnh sát chống bạo động ở khu vực bên ngoài trụ sở cảnh sát, sau cuộc biểu tình trước Hội nghị Thượng đỉnh G20, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ yêu cầu chính phủ rút hoàn toàn dự luật dẫn độ, tại Hồng Kông, Trung Quốc ngày 27/6/2019. (Ảnh: REUTERS/Tyrone Siu)

Hồng Kông lại rơi vào tình trạng hỗn loạn một lần nữa khi vào hôm thứ Năm (27/6), những người biểu tình tập trung bên ngoài văn phòng của người đứng đầu cơ quan tư pháp Hồng Kông để đưa ra những yêu cầu của họ.

Trong 3 tuần qua, hàng triệu người ở Hồng Kông đã đổ ra đường để yêu cầu loại bỏ hoàn toàn dự luật cho phép nghi phạm hình sự được gửi tới đại lục xét xử tại các tòa án do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, theo Reuters.

Trong cái nóng ngột ngạt 32 độ C hôm thứ Năm, một số người biểu tình đã hô vang: “Rút luật ác độc, thả những người chính nghĩa”. Họ mang theo những tấm biểu ngữ của người biểu tình, với các nội dung: “Đấu tranh cho công lý”, “Tự do cho Hồng Kông” và “Dân chủ ngay lúc này”.

Cảnh sát đã lập một hàng rào để chặn những người biểu tình, và một sĩ quan giơ tấm biển cảnh báo họ rời đi. Một số vụ ẩu đả nhỏ đã nổ ra giữa nhóm dân chủ Demosisto và các sĩ quan. Cảnh sát chống bạo động được trang bị và cầm dùi cui cùng khiên đuổi theo hàng chục người biểu tình trong một cuộc bao vây trụ cảnh sát.

Những người biểu tình đã tụ tập trong tuần sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản để kêu gọi các lãnh đạo đưa vấn đề của Hồng Kông vào chương trình nghị sự, một động thái này chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho Bắc Kinh, bởi Trung Quốc trước đó đã tuyên bố không tha thứ cho cuộc thảo luận như vậy.

G-20 sẽ diễn ra tại Osaka, Nhật Bản vào 28-29/6.

Các cuộc biểu tình cũng đặt ra thách thức từ công chúng lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Kể từ khi Hồng Kông được bàn giao về Trung Quốc vào năm 1997, dưới hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” cho phép các quyền tự do không có ở Trung Quốc đại lục, bao gồm quyền tự do phản kháng và tư pháp độc lập.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/nguoi-hk-toi-thu-4-2.jpg

Tối qua, 26/6, hàng ngàn người Hồng Kông đã tề tựu tại Quảng trường Edinburgh, để cùng nhau kêu gọi các quốc gia G-20 nêu đặt vấn đề về tình trạng Hồng Kông tại Hội nghị Thượng đỉnh cuối tuần này ở Osaka, Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)

Nhưng nhiều cáo buộc Trung Quốc gia tăng can thiệp vào thành phố trong những năm qua, bằng cách cản trở cải cách dân chủ, can thiệp bầu cử, đàn áp các nhà hoạt động trẻ tuổi, cũng như đứng phía sau việc 5 nhà sách ở Hồng Kông biến mất bởi chuyên chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Hình ảnh cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay bên dưới những tòa nhà chọc trời lấp lánh trong tháng này gần trung tâm tài chính đã trở thành các chủ đề nóng trên các trang báo toàn cầu và thu hút sự lên án từ các nhóm tổ chức nhân quyền quốc tế và các nhà tổ chức biểu tình.

Nhà lãnh đạo Hồng Kông, người đã đạt được sự tín nhiệm thấp trong vài ngày qua, đã cúi đầu trước áp lực của công chúng và đã đình chỉ dự luật sau một ngày các cuộc biểu tình trở thành bạo lực, nhưng bà chỉ dừng ở đó mà không rút bỏ hoàn toàn và từ chối các kêu gọi từ chức.

Thành Minh (DKN)
27-6-2019