PDA

View Full Version : Tham quan một trường tiểu học điển hình ở Nhật



sophienguyen
06-25-2019, 01:04 AM
Tham quan một trường tiểu học điển hình ở Nhật


Nhật Bản là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Chính phủ nước này đầu tư rất nhiều nguồn lực cho giáo dục. Các cơ sở giáo dục trên khắp nước Nhật được trang bị hết sức đầy đủ, vì vậy Nhật Bản là quốc gia rất tốt để nuôi dạy trẻ em.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham quan một vòng bên trong tòa nhà chính của một trường tiểu học Nhật Bản để xem và để được truyền cảm hứng làm cách nào để tạo ra một môi trường học tập tuyệt vời cho thiếu nhi. Hãy cùng bắt đầu nào.

Cửa chính ra vào (Sho-ko-guchi)


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/117.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/117.jpg)

(Ảnh: situurakai.up.n.seesaa.net)

Thông thường sẽ có các bậc thềm (một hoặc hai bậc) đón chào bạn ở lối vào của tòa nhà, vì vậy cửa chính luôn luôn cao hơn so với mặt đất. Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy logo và tên trường. Chú ý rằng lối vào cho học sinh được tách biệt với lối vào cho giáo viên và các nhân viên khác trong trường.

Tủ để giày (Kutsubako)

https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Shoebox.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Shoebox.jpg)

(Ảnh: schoolnet.edu.city.yokosuka.kanagawa.jp)

Tại Nhật, các em học sinh cần hai đôi giày khi đến trường. Một đôi dùng ngoài trời và một đôi trong nhà. Sau khi bước qua cửa chính, đôi dùng ngoài trời sẽ được đặt vào trong tủ để giày và đôi trong nhà sẽ được lấy ra sử dụng. Những kệ để giày này được dán nhãn theo khối, theo lớp và theo tên từng học sinh cho mỗi hộc. Đối với các giáo viên cũng vậy. Còn đối với những vị khách đến thăm trường thì sao? Đừng lo, sẽ luôn luôn có những đôi dép đi trong nhà có sẵn sàng cho họ.

Hành lang (Ro-ka)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Hallway.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Hallway.jpg)

(Ảnh: todagumi.com)

Ngay bên cạnh cửa chính và tủ để giày là hành lang. Hành lang dẫn chúng ta tới các khu vực khác nhau trong trường. Đây cũng là nơi dán áp phích và các thông báo.

Văn phòng Hiệu trưởng (Ko-cho-shitsu)

Phòng làm việc của Hiệu trưởng là một không gian làm việc rất dễ chịu và đẹp mắt. Trong đó thường đặt sôfa để tiếp đãi các vị khách và một bàn dài để phục vụ các cuộc họp quan trọng.

Phòng giáo viên (Shokinshitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Teachers%E2%80%99-Room1.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Teachers%E2%80%99-Room1.jpg)

(Ảnh: education.city.nonoichi.ishikawa.jp)

Trước và sau mỗi giờ đứng lớp, các giáo viên nghỉ ngơi, làm việc và gặp gỡ nhau trong phòng giáo viên. Mỗi giáo viên có vị trí làm việc riêng của mình. Bàn ghế của họ được sắp xếp ngay hàng thẳng lối theo từng khối. Bàn làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và Giáo viên trưởng được đặt thẳng hàng nhau về cùng một phía của căn phòng này.

Phòng đào tạo (Jimushitsu)


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Registrar%E2%80%99s-Office-Jimushitsu.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Registrar%E2%80%99s-Office-Jimushitsu.jpg)

(Ảnh: tochigi-film.jp)

Phòng đào tạo là nơi những nhân viên trực tiếp giảng dạy làm việc. Những người đến thăm trường có thể tới hỏi thăm tại đây. Các giáo viên cũng nhận học cụ do trường cung cấp từ phòng này, trong đó có giấy, kẹp, vòng cao su, phim mỏng, v.v.

Phòng in (Insatsushitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Printing-Room-Insatsushitsu.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Printing-Room-Insatsushitsu.jpg)

(Ảnh: gifu-gif.ed.jp)

Phòng in rõ ràng là một nơi rất cần thiết cho một đơn vị tốn giấy như trường học. Tại đây các giáo viên có thể sao chép các tài liệu và thực hiện các công việc in ấn khác. Trong phòng có đầy đủ các loại, các kích cỡ giấy và cả máy cắt giấy nữa.

Các phòng học (Kyo-shitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Classrooms-Kyo-shitsu.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Classrooms-Kyo-shitsu.jpg)

(Ảnh: livedoor.blogimg.jp)

Đây là phòng học của học sinh. Mỗi phòng học đều được trang bị hệ thống nghe-nhìn. Sĩ số tối đa của mỗi lớp thường là 40, không được nhiều hơn. Trường học ở các vùng quê có ít học sinh hơn, thậm chí có nơi chỉ có 3 em. Các lớp học rất sáng và thoáng với cửa số lớn dạng trượt và đầy đủ bóng đèn. Các cửa ra vào cũng là dạng trượt. Mỗi phòng luôn luôn có 2 cửa. Các ghế ngồi đều có ngăn kéo để đặt đồ dùng của học sinh và ở cuối lớp học có các hộc tủ để đựng cặp cho các em.

Nhật Bản sạch sẽ tới mức độ nào?

Phòng âm nhạc (Ongakushitshu)

Tất nhiên, trong phòng âm nhạc này có các loại nhạc cụ, và ngôi sao sáng nhất chính là đàn dương cầm. Trẻ em tiểu học ở Nhật Bản rất hay hát trong trường. Thật tuyệt vời khi được nghe những tiếng hát ngây thơ trong trẻo của lũ trẻ vang vọng khắp nơi trong tòa nhà chính.

Phòng khoa học (Rikashitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Science-Room-Rikashitsu.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Science-Room-Rikashitsu.jpg)

(Ảnh: tue.edu.city.iwakuni.yamaguchi.jp)

Những tiến bộ của khoa học công nghệ được bắt đầu từ đây. Phòng khoa học được trang bị để trở thành một phòng thí nghiệm thực sự, với đầy đủ thiết bị và bàn để làm thí nghiệm.

Phòng nghệ thuật và thủ công (Bijutsusitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Arts-and-Crafts.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Arts-and-Crafts.jpg)

(Ảnh: atoriepepe.ti-da.net)

Căn phòng này quả đúng là thiên đường với những đôi tay khéo léo và sáng tạo. Rất nhiều học sinh thích các môn mỹ thuật, thủ công và hết sức nghiêm túc khi học những môn này. Các tác phẩm nghệ thuật của các em thường trưng bày tại hành lang của trường.

Phòng đa năng (Tamokutekishitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Multi-Purpose.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Multi-Purpose.jpg)

(Ảnh: sunface.or.jp)

Cái tên đã nói lên đầy đủ mục đích sử dụng của căn phòng này. Đây có thể là phòng họp cho các câu lạc bộ học sinh, phòng thay đồ (cho các tiết học thể dục), nhưng thường xuyên nhất là được dùng để học tiếng Anh. Các tiết học tiếng Anh được tổ chức một tuần một lần tại các trường tiểu học.

Phòng dạy nấu ăn (Kateikashitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Home-Economics-Room.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Home-Economics-Room.jpg)

(Ảnh: el.aso.ac.jp)

Giống như các phòng khác, phòng dạy nấu ăn được trang bị đầy đủ để phát triển khả năng nấu ăn của các em học sinh. Trên mỗi bàn đều có bếp, lò và các tủ nhiều ngăn ở sát tường thì chứa đầy dụng cụ và thiết bị nhà bếp.


Phòng truyền thông (Ho-so-sitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Broadcasting.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Broadcasting.jpg)

(Ảnh: weblog.city.hamamatsu-szo.ed.jp)

Với những nhà báo trẻ, căn phòng này là một nơi rất tốt để thực tập. Trường học sẽ chọn ra một số học sinh sử dụng phong truyền để thông chào đón mọi người vào buổi sáng trước khi lớp học bắt đầu và trong lúc ăn trưa để truyền tải các thông báo và giải thích các thành phần và chất dinh dưỡng của bữa trưa. Các giáo viên cũng dùng phòng này khi có các thông báo quan trọng.

Phòng máy tính (Konpu-tasitsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Computer.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Computer.jpg)

(Ảnh: ed.city.izumisano.osaka.jp)

Trẻ em Nhật bắt đầu học cách sử dụng máy tính từ tiểu học. Có đầy đủ các máy tính chất lượng cao được kết nối Internet để tăng tốc quá trình học tập.

Thư viện (Toshositsu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Library.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Library.jpg)

(Ảnh: jto.s3.amazonaws.com)

Các học sinh thường tới thư viện vào quãng thời gian nghỉ giữa tiết học thứ hai và thứ ba hoặc sau bữa trưa. Các trường tiểu học của Nhật rất khuyến khích học sinh đọc sách. Họ thậm chí còn có một bảng biểu chỉ ra ai là người đọc nhiều sách nhất. Họ cũng có một danh sách các cuốn “nên đọc” dành cho các em lựa chọn.


Phòng y tế (Hokensitsu)


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Clinic-Hokensitsu.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Clinic-Hokensitsu.jpg)

(Ảnh: weblog.city.hamamatsu-szo.ed.jp)

Phòng y tế của trường rất thú vị và thư giãn. Đây là một nơi rất dễ chịu với các bé đang bị ốm. Các y tá của trường cũng rất tốt bụng. Phòng y tế của trường thường đông đúc khi có hoạt động đo chiều cao cân nặng của các em và khi dịch cúm đến vào mùa đông.

Nhà vệ sinh (Toire)


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Toilet.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Toilet.jpg)

(Ảnh: i0.wp.com)

Tầng nào của tòa nhà cũng có nhà vệ sinh. Nam nữ riêng biệt và nhà vệ sinh của các giáo viên cũng vậy. Ở đây có đủ giấy và xà phòng rửa tay với số lượng không giới hạn. Nó cũng rất sạch sẽ. Trong nhà vệ sinh có dép đi riêng, học sinh không được mang dép từ bên ngoài bước vào đây.Còn bây giờ, hãy cùng bước chân ra ngoài để nhìn ngắm khuôn viên của một trường tiểu học ở Nhật nhé.

Nhà thể chất (Taiikukan)


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Gymnasium.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Gymnasium.jpg)

(Ảnh: city.tomisato.lg.jp)

Đây là nhà thể chất. Nhà thể chất là một trong những địa điểm quan trọng và đáng nhớ nhất trong trường vì đây là nơi tổ chức các buổi lễ. Lễ khai giảng, lễ nhập học, và lễ bế giảng đều được tổ chức tại đây. Ngoài ra các tiết học thể chất thỉnh thoảng cũng được tổ chức trong tòa nhà này. Vào những ngày mưa khi lũ trẻ không thể chơi ở ngoài, chúng sẽ chơi trong nhà thể chất.Hồ bơi (Pu-ru)


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Swimming-Pool.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Swimming-Pool.jpg)

(Ảnh: ameblo.jp)

Bất kể là trường lớn (với hàng trăm học sinh) hay trường nhỏ (chỉ với tổng cộng 30 học sinh), thì đều có một hồ bơi trong khuôn viên trường. Các bé học sinh được học bơi 2 lần một tuần, bắt đầu từ tháng 6 cho tới khi kết thúc kỳ học thứ nhất trước khi nghỉ hè. Đây là điều mà các trường học ở Việt Nam đang học tập, khi tổ chức các khoá dạy bơi cho học sinh để trang bị kỹ năng cứu mạng quan trọng này cho các em.


Sân chơi (Undo-jo-)

Chỉ học mà không được chơi chắc chắn sẽ khiến trẻ em nhanh chán. Vậy nên các ngôi trường ở Nhật có một sân chơi thật rộng để các em học sinh tung tăng. Họ cũng dạy môn thể dục tại đây. Và tất nhiên, đây cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội, các giải thi đấu thể thao. Khu vực này cũng hết sức an toàn và được giữ gìn rất sạch sẽ. Không có rác, thuỷ tinh vỡ hay bất kỳ thứ gì có thể làm bị thương các học sinh được lưu lại tại đây.

Nhân tiện, nếu các bạn sử dụng ứng dụng bản đồ của Google trên điện thoại và ngắm nghía xung quanh, rồi nhìn thấy một chấm màu nâu sáng trên bản đồ, thì đó chính là sân chơi của một trường tiểu học. Đây là một mẹo đơn giản để tìm ra một trường học trên bản đồ của Google tại Nhật.

Nhà bếp (Cho-risitu)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Pantry.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Pantry.jpg)

(Ảnh: pds.exblog.jp)

Hầu hết các trường đều có nhà bếp riêng để chuẩn bị cơm trưa. Khu vực này rất náo nhiệt vào giờ trưa khi học sinh tới lấy đồ ăn cùng bát đĩa và trả chúng lại sau khi ăn xong. Một số trường khác không có nhà bếp, nhưng có một khu vực riêng để chuẩn bị bữa trưa cho trường gọi là Kyushoku nằm trong khu vực dân cư xung quanh.

Khu vực rửa tay (Araiba)



https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Hand-washing-Area.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/04/Hand-washing-Area.jpg)

(Ảnh: cms.edu.city.hiroshima.jp)

Đây là một khu vực rất quan trọng với sức khỏe của các em học sinh. Nơi rửa tay được đặt tại mỗi góc và mọi lối đi trong trường. Học sinh được dạy rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi chơi xong.

Còn một nơi khác thu hút được sự quan tâm của rất nhiều em nhỏ – chính là khu vực nuôi thú cảnh. Thường thì người ta nuôi thỏ trong cái một cái lồng và dạy các em học sinh cách chăm sóc cho những con vật đáng yêu này.

Phần kết

Nhật Bản đang được khắp nơi trên thế giới ca ngợi vì công nghệ tiên tiến, nền văn hóa giàu bản sắc, môi trường sạch sẽ và con người lịch thiệp. Nếu có đất nước nào muốn học tập Nhật Bản, thì tốt hơn hết là họ nên bắt đầu từ hệ thống giáo dục của nước này. Đầu tư vào cải thiện chất lượng giáo dục sẽ kéo các lĩnh vực còn lại của xã hội cùng tiến bước trên con đường thành công.

Theo Japan Info
Quốc Hùng