duyanh
06-24-2019, 01:24 PM
Nguyên cán bộ Vietinbank phù phép giấy tờ, tráo trở biến chủ nợ thành con nợ hầu tòa
https://media1.nguoiduatin.vn/media/vo-cong-thu/2019/06/24/nguyen-can-bo-tin-dung-vietinbank-phu-phep-giay-to-trao-tro-bien-chu-no-thanh-con-no.jpg
Dù vay của một cá nhân số tiền 239 tỷ VNĐ và 8,7 triệu USD, nhưng sau đó bị cáo Luật làm giả giấy tờ thể hiện đã trả hết nợ, làm giả biên nhận thể hiện đã cho chủ nợ vay ngược lại hơn 250 tỷ đồng và kiện chủ nợ ra tòa để đòi nợ.
Ngày 24/6, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Huỳnh Tấn Luật, SN 1973, ngụ quận 11, TP.HCM về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luật nguyên là cán bộ ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh 1, TP.HCM.
https://media1.nguoiduatin.vn/media/vo-cong-thu/2019/06/24/nguyen-can-bo-tin-dung-vietinbank-phu-phep-giay-to-trao-tro-bien-chu-no-thanh-con-no.jpg
Bị cáo Luật tại tòa.
Theo cáo trạng, bà V.T.K. quen biết và trở nên thân thiết với bà Nguyễn Thị Sương Mai, ngụ phường 5, quận 11, TP.HCM - là mẹ ruột của bị cáo Huỳnh Tấn Luật từ năm 2010. Qua nói chuyện, bà Mai giới thiệu với bà K. việc có con trai là Huỳnh Tấn Luật làm Phó phòng tại phòng giao dịch Trần Hưng Đạo (trực thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM).
Sau thời gian qua lại thân thiết, bà Mai nhờ bà K. giúp đỡ cho con trai mượn tiền làm việc cho vay đáo hạn ngân hàng. Thấy gia cảnh của Luật khó khăn nên bà K. đồng ý cho Luật mượn.
Từ tháng 8/2010, bà K. bắt đầu đưa tiền cho Luật mượn làm ăn đáo hạn ngân hàng, số tiền giao cho vợ chồng Luật mỗi lần khoảng từ 1 đến 3 tỷ, và đều được vợ chồng Luật hoàn trả rất sòng phẳng và đúng hạn nên bà K. hoàn toàn tin tưởng.
Từ khoảng cuối năm 2010, các khoản vay chỉ được Luật thanh toán đầy đủ tiền lãi, nhưng không thanh toán được tiền gốc. Mẹ Luật biết bà K. có nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bà K. gửi tiền vào các phòng giao dịch Vietinbank do Luật phụ trách để giúp bị cáo tăng doanh số huy động vốn.
Bà K. đồng ý và bắt đầu gửi tiền từ tháng 7/2010. Năm 2011, Luật nói với bà K. rằng, khi bà K. gửi tiền ở Vietinbank sẽ cho bà K. thêm phần tiền lời thỏa thuận thêm ngoài tiền lời niêm yết. Đồng thời, Luật đề nghị được giữ tất cả bản gốc sổ tiết kiệm để tiện việc nhận tiền lời chênh lệch thỏa thuận từ ngân hàng.
Tin Tức
https://media1.nguoiduatin.vn/media/vo-cong-thu/2019/06/24/nguyen-can-bo-tin-dung-vietinbank-phu-phep-giay-to-trao-tro-bien-chu-no-thanh-con-no.jpg
Dù vay của một cá nhân số tiền 239 tỷ VNĐ và 8,7 triệu USD, nhưng sau đó bị cáo Luật làm giả giấy tờ thể hiện đã trả hết nợ, làm giả biên nhận thể hiện đã cho chủ nợ vay ngược lại hơn 250 tỷ đồng và kiện chủ nợ ra tòa để đòi nợ.
Ngày 24/6, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Huỳnh Tấn Luật, SN 1973, ngụ quận 11, TP.HCM về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luật nguyên là cán bộ ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh 1, TP.HCM.
https://media1.nguoiduatin.vn/media/vo-cong-thu/2019/06/24/nguyen-can-bo-tin-dung-vietinbank-phu-phep-giay-to-trao-tro-bien-chu-no-thanh-con-no.jpg
Bị cáo Luật tại tòa.
Theo cáo trạng, bà V.T.K. quen biết và trở nên thân thiết với bà Nguyễn Thị Sương Mai, ngụ phường 5, quận 11, TP.HCM - là mẹ ruột của bị cáo Huỳnh Tấn Luật từ năm 2010. Qua nói chuyện, bà Mai giới thiệu với bà K. việc có con trai là Huỳnh Tấn Luật làm Phó phòng tại phòng giao dịch Trần Hưng Đạo (trực thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM).
Sau thời gian qua lại thân thiết, bà Mai nhờ bà K. giúp đỡ cho con trai mượn tiền làm việc cho vay đáo hạn ngân hàng. Thấy gia cảnh của Luật khó khăn nên bà K. đồng ý cho Luật mượn.
Từ tháng 8/2010, bà K. bắt đầu đưa tiền cho Luật mượn làm ăn đáo hạn ngân hàng, số tiền giao cho vợ chồng Luật mỗi lần khoảng từ 1 đến 3 tỷ, và đều được vợ chồng Luật hoàn trả rất sòng phẳng và đúng hạn nên bà K. hoàn toàn tin tưởng.
Từ khoảng cuối năm 2010, các khoản vay chỉ được Luật thanh toán đầy đủ tiền lãi, nhưng không thanh toán được tiền gốc. Mẹ Luật biết bà K. có nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bà K. gửi tiền vào các phòng giao dịch Vietinbank do Luật phụ trách để giúp bị cáo tăng doanh số huy động vốn.
Bà K. đồng ý và bắt đầu gửi tiền từ tháng 7/2010. Năm 2011, Luật nói với bà K. rằng, khi bà K. gửi tiền ở Vietinbank sẽ cho bà K. thêm phần tiền lời thỏa thuận thêm ngoài tiền lời niêm yết. Đồng thời, Luật đề nghị được giữ tất cả bản gốc sổ tiết kiệm để tiện việc nhận tiền lời chênh lệch thỏa thuận từ ngân hàng.
Tin Tức