duyanh
06-19-2019, 12:00 PM
Hồng Kông: Bà Carrie Lam xin lỗi nhưng không từ chức
Trong buổi họp báo hôm 18/6, bà Carrie Lam nói hãy cho bà ‘một cơ hội nữa để lãnh đạo’.
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/9C88/production/_107427004_carrielam.png
Trong buổi họp báo hôm 18/6, bà Carrie Lam cũng nói hãy cho bà ‘một cơ hội nữa để lãnh đạo’. (Ảnh: REUTERS)
Trước câu hỏi của phóng viên rằng có phải bà ‘lờ’ đi lời kêu gọi từ chức và bãi bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, bà Carrie Lam nói bà đã đáp lại các đòi hỏi bằng cách cho hoãn luật này.
Bà nói tiếp: “Và tôi nói rằng tôi muốn có một cơ hội khác.”
Xuất hiện trong bộ vét trắng, bà Carrie Lam phát biểu rằng sự việc biểu tình khiến bà nhận thấy ‘cần phải làm nhiều việc hơn nữa’.
“Với những bạn trẻ tham gia biểu tình một cách ôn hòa, tôi hiểu các bạn kỳ vọng vào một Đặc Khu trưởng biết lắng nghe những quan điểm khác biệt, và tôn trọng và quan tâm đến những người trẻ.”
“Việc kết nối với giới trẻ cũng là một trong những cam kết của tôi khi tôi ra tranh cử.”
“Chúng ta có thể có nhiều quan điểm khác biệt nhau, chúng ta đều chia sẻ một mối quan tâm về Hồng Kông.”
“Sự việc này khiến tôi nhận ra rằng tôi cần phải làm nhiều hơn… Tôi nhận ra rằng là Đặc Khu trưởng, tôi vẫn còn nhiều thứ phải học và làm để cân bằng những lợi ích khác biệt và lắng nghe nhiều hơn từ nhiều luồng ý kiến của xã hội…”
‘Bắc Kinh không để bà Lam từ chức’
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1867A/production/_107426999_untitled.png
‘Trung Quốc sẽ không cho Carrie Lam từ chức’. (Ảnh: REUTERS)
Bắc Kinh sẽ không để lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam từ chức ngay cả khi bà này muốn, theo Reuters.
“Điều này sẽ không xảy ra,” một quan chức cấp cao từ chối tiết lộ danh tính cho Reuters biết.
“Bà ta được chính quyền trung ương bổ nhiệm, vì vậy để bà ta từ chức đòi hỏi một cuộc thảo luận và cân nhắc cấp cao ở đại lục,” vị quan chức này cho biết thêm.
Việc bà Lam thôi chức bây giờ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đối với Bắc Kinh, nguồn tin cho biết.
“Nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề, ở tất cả các cấp độ.”
Sự phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục đã làm bùng lên cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua tại Hồng Kông.
Lãnh đạo Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn, bà Carrie Lam, đã cho hoãn vô thời hạn luật dẫn độ hôm thứ Bảy 15/6.
Nhưng bà Lam đã thất bại trong việc xoa dịu một thành phố đang ngày càng phẫn nộ trước viễn cảnh rằng người dân nơi này có thể trở thành nạn nhân của một nền tư pháp đại lục bị vấy bẩn bởi tra tấn, cưỡng bức nhận tội và giam cầm tùy tiện.
Hơn hai triệu người biểu tình, theo con số do các nhà tổ chức đưa ra, trong trang phục màu đen, đã đổ ra đường phố Hồng Kông hôm Chủ Nhật, hô vang các khẩu hiệu đòi bà Lam từ chức.
Nhưng bất chấp sự tức giận, bà Lam không thể ra đi, theo quan chức chính phủ ẩn danh nêu trên.
‘Tự vẫn chính trị’
Giới chức chính phủ cho biết quyết định hoãn dự luật đã được đưa ra với sự đồng ý của Bắc Kinh, nhằm làm an lòng giới chức thành phố Hồng Kông.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng xuống nước như vậy có thể làm suy yếu hình ảnh của ông Tập Cận Bình như một nhà lãnh đạo cứng rắn, kiên cường, người đã giám sát công cuộc chống tham nhũng và bất đồng chính kiến kể từ khi ông trở thành lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, khi được hỏi về số phận bà Lam, đã chuyển câu trả lời sang bản tuyên bố của Văn phòng Phụ trách Hồng Kông và Macao cho biết chính phủ Bắc Kinh luôn ủng hộ bà Lam và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ.
Bắc Kinh cũng phủ nhận các cáo buộc rằng họ can thiệp để truyền thông nước này đưa tin rằng ‘các thế lực ngoại bang’ đang cố gắng hủy hoại Trung Quốc bằng cách gây bạo loạn đối với vấn đề luật dẫn độ.
Một quan chức chính phủ nói chính thức thì dự luật dẫn độ này ‘đã chết’.
“Hoãn thực tế nghĩa là rút. Sẽ là một cuộc tự vẫn về chính trị để đưa dự luật này trở lại,” vị này nói.
Một quan chức cao cấp nói các cuộc biểu tình đã hủy hoại sự nghiệp chính trị của bà Lam trong mắt Bắc Kinh, và rằng ít có khả năng bà Lam sẽ ngồi vị trí này nhiệm kỳ thứ hai.
Văn phòng phụ trách Hồng Kông và Macao không phản hồi yêu cầu bình luận về việc liệu Bắc Kinh có cho phép bà Lam từ chức hay không, theo Reuters.
Sự hỗn loạn ở Hồng Kông xảy ra sau nhiều năm người dân nơi đây phẫn nộ trước cái mà họ coi là sự can thiệp ngày càng mang tính đàn áp của Bắc Kinh, bất chấp lời hứa về quyền tự trị của “một quốc gia hai chế độ” vốn mở đường cho việc Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc 1997.
Giờ đây, sự kích động của thành phố đã trở thành một thách thức nữa đối với lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, vốn đang phải vật lộn với một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, cuộc đàn áp của Hoa Kỳ lên Huawei và căng thẳng ở Biển Đông.
Theo BBC
Trong buổi họp báo hôm 18/6, bà Carrie Lam nói hãy cho bà ‘một cơ hội nữa để lãnh đạo’.
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/9C88/production/_107427004_carrielam.png
Trong buổi họp báo hôm 18/6, bà Carrie Lam cũng nói hãy cho bà ‘một cơ hội nữa để lãnh đạo’. (Ảnh: REUTERS)
Trước câu hỏi của phóng viên rằng có phải bà ‘lờ’ đi lời kêu gọi từ chức và bãi bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, bà Carrie Lam nói bà đã đáp lại các đòi hỏi bằng cách cho hoãn luật này.
Bà nói tiếp: “Và tôi nói rằng tôi muốn có một cơ hội khác.”
Xuất hiện trong bộ vét trắng, bà Carrie Lam phát biểu rằng sự việc biểu tình khiến bà nhận thấy ‘cần phải làm nhiều việc hơn nữa’.
“Với những bạn trẻ tham gia biểu tình một cách ôn hòa, tôi hiểu các bạn kỳ vọng vào một Đặc Khu trưởng biết lắng nghe những quan điểm khác biệt, và tôn trọng và quan tâm đến những người trẻ.”
“Việc kết nối với giới trẻ cũng là một trong những cam kết của tôi khi tôi ra tranh cử.”
“Chúng ta có thể có nhiều quan điểm khác biệt nhau, chúng ta đều chia sẻ một mối quan tâm về Hồng Kông.”
“Sự việc này khiến tôi nhận ra rằng tôi cần phải làm nhiều hơn… Tôi nhận ra rằng là Đặc Khu trưởng, tôi vẫn còn nhiều thứ phải học và làm để cân bằng những lợi ích khác biệt và lắng nghe nhiều hơn từ nhiều luồng ý kiến của xã hội…”
‘Bắc Kinh không để bà Lam từ chức’
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1867A/production/_107426999_untitled.png
‘Trung Quốc sẽ không cho Carrie Lam từ chức’. (Ảnh: REUTERS)
Bắc Kinh sẽ không để lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam từ chức ngay cả khi bà này muốn, theo Reuters.
“Điều này sẽ không xảy ra,” một quan chức cấp cao từ chối tiết lộ danh tính cho Reuters biết.
“Bà ta được chính quyền trung ương bổ nhiệm, vì vậy để bà ta từ chức đòi hỏi một cuộc thảo luận và cân nhắc cấp cao ở đại lục,” vị quan chức này cho biết thêm.
Việc bà Lam thôi chức bây giờ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đối với Bắc Kinh, nguồn tin cho biết.
“Nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề, ở tất cả các cấp độ.”
Sự phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục đã làm bùng lên cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua tại Hồng Kông.
Lãnh đạo Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn, bà Carrie Lam, đã cho hoãn vô thời hạn luật dẫn độ hôm thứ Bảy 15/6.
Nhưng bà Lam đã thất bại trong việc xoa dịu một thành phố đang ngày càng phẫn nộ trước viễn cảnh rằng người dân nơi này có thể trở thành nạn nhân của một nền tư pháp đại lục bị vấy bẩn bởi tra tấn, cưỡng bức nhận tội và giam cầm tùy tiện.
Hơn hai triệu người biểu tình, theo con số do các nhà tổ chức đưa ra, trong trang phục màu đen, đã đổ ra đường phố Hồng Kông hôm Chủ Nhật, hô vang các khẩu hiệu đòi bà Lam từ chức.
Nhưng bất chấp sự tức giận, bà Lam không thể ra đi, theo quan chức chính phủ ẩn danh nêu trên.
‘Tự vẫn chính trị’
Giới chức chính phủ cho biết quyết định hoãn dự luật đã được đưa ra với sự đồng ý của Bắc Kinh, nhằm làm an lòng giới chức thành phố Hồng Kông.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng xuống nước như vậy có thể làm suy yếu hình ảnh của ông Tập Cận Bình như một nhà lãnh đạo cứng rắn, kiên cường, người đã giám sát công cuộc chống tham nhũng và bất đồng chính kiến kể từ khi ông trở thành lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, khi được hỏi về số phận bà Lam, đã chuyển câu trả lời sang bản tuyên bố của Văn phòng Phụ trách Hồng Kông và Macao cho biết chính phủ Bắc Kinh luôn ủng hộ bà Lam và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ.
Bắc Kinh cũng phủ nhận các cáo buộc rằng họ can thiệp để truyền thông nước này đưa tin rằng ‘các thế lực ngoại bang’ đang cố gắng hủy hoại Trung Quốc bằng cách gây bạo loạn đối với vấn đề luật dẫn độ.
Một quan chức chính phủ nói chính thức thì dự luật dẫn độ này ‘đã chết’.
“Hoãn thực tế nghĩa là rút. Sẽ là một cuộc tự vẫn về chính trị để đưa dự luật này trở lại,” vị này nói.
Một quan chức cao cấp nói các cuộc biểu tình đã hủy hoại sự nghiệp chính trị của bà Lam trong mắt Bắc Kinh, và rằng ít có khả năng bà Lam sẽ ngồi vị trí này nhiệm kỳ thứ hai.
Văn phòng phụ trách Hồng Kông và Macao không phản hồi yêu cầu bình luận về việc liệu Bắc Kinh có cho phép bà Lam từ chức hay không, theo Reuters.
Sự hỗn loạn ở Hồng Kông xảy ra sau nhiều năm người dân nơi đây phẫn nộ trước cái mà họ coi là sự can thiệp ngày càng mang tính đàn áp của Bắc Kinh, bất chấp lời hứa về quyền tự trị của “một quốc gia hai chế độ” vốn mở đường cho việc Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc 1997.
Giờ đây, sự kích động của thành phố đã trở thành một thách thức nữa đối với lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, vốn đang phải vật lộn với một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, cuộc đàn áp của Hoa Kỳ lên Huawei và căng thẳng ở Biển Đông.
Theo BBC