duyanh
06-17-2019, 12:02 PM
Lo ngại dự luật dẫn độ, nhiều doanh nhân Hồng Kông chuyển tài sản ra nước ngoài
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/bieu-tinh-hk-16-6-6-1.png
Cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ hôm Chủ nhật (16/6) ở Hồng Kông. (Ảnh: 蘋果攝記 @ApplePhotographers / Facebook)
Một số nhà tài phiệt Hồng Kông đã bắt đầu chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài giữa bối cảnh lo ngại sâu sắc hơn về kế hoạch của chính quyền địa phương – lần đầu tiên, một dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm đối mặt với tòa án ở Trung Quốc, theo các cố vấn tài chính, các chủ ngân hàng và các luật sư quen thuộc về loại hình giao dịch này.
Một bản tin ngày 14/6 của Reuters cho hay, một nhà tài phiệt, người cho rằng mình có khả năng bị phơi bày về mặt chính trị, đã bắt đầu chuyển hơn 100 triệu đô la từ tài khoản ngân hàng Citibank ở địa phương tới tài khoản Citibank ở Singapore, theo một cố vấn liên quan đến các giao dịch.
“Đã bắt đầu. Chúng tôi nghe thấy là những người khác cũng làm thế, nhưng không ai trong số họ đi diễu hành cả mà là họ sẽ rời đi”, vị cố vấn nói, và theo ông đó là cách nhằm “giảm khả năng Bắc Kinh chiếm tài sản của bạn ở Hồng Kông. Singapore là điểm đến được ưa chuộng”.
Hồng Kông và Singapore cạnh tranh quyết liệt để được coi là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á. Sự giàu có do các ông trùm Hồng Kông nắm giữ cho tới nay khiến thành phố này trở thành khu vực lớn về sự giàu có tư nhân. Thành phố tự hào với 853 cá nhân có tài sản hơn 100 triệu đô la – gấp đôi số lượng ở Singapore, theo báo cáo năm 2018 từ Credit Suisse.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/bieu-tinh-hk-16-6-17.png
Cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ hôm Chủ nhật (16/6) ở Hồng Kông. (Ảnh: 蘋果攝記 @ApplePhotographers / Facebook)
Dự luật dẫn độ, áp dụng với cả cư dân Hồng Kông, các công dân nước ngoài và Trung Quốc sống hoặc quá cảnh thành phố – đã gây ra mối lo ngại bất thường, nó có thể đe dọa đến pháp quyền là điều đã định vị nên vị thế tài chính của Hồng Kông.
Bà Carrie Lam, lãnh đạo Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn, đã nói rằng cần thiết thúc đẩy dự luật để đóng lại kẽ hở cho phép tội phạm bị truy nã ở đại lục lợi dụng thành phố như một thiên đường. Bà Lâm nói rằng, các tòa án sẽ bảo vệ nhân quyền.
Giáo sư Simon Young, thuộc trường Đại học Luật Hồng Kông, nói với Reuters rằng, việc một vài cư dân Hồng Kông dường như đang xem xét việc chuyển tài sản ra khỏi thành phố, đã cho thấy phần nào đó dự luật có liên quan đến vấn đề tài chính.
Nếu dự luật trở thành luật, các tòa án Trung Quốc đại lục có thể yêu cầu tòa án Hồng Kông đóng băng và tịch thu các tài sản liên quan tới những tội ác gây ra ở đại lục, quá mức so với một điều khoản hiện có bao gồm việc thu hồi tiền từ tội phạm ma túy.
“Điều này đã phần lớn bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận công khai, nhưng nó thực sự trở thành một phần quan trọng trong các sửa đổi đề xuất”, ông Young nói, “Tất nhiên là có thể nó không bị bỏ qua bởi các ông trùm và những cố vấn pháp lý của họ”.
Một người đứng đầu các hoạt động ngân hàng tư nhân của một ngân hàng quốc tế tại Hồng Kông, người này từ chối cho biết tên, nói rằng khách hàng đã chuyển tiền từ Hồng Kông sang Singapore, theo Reuters.
“Những khách hàng Trung Quốc có thể không tiếp xúc với chính trị, nhưng những khách hàng giàu có Hồng Kông [thì khác]”, chủ ngân hàng nói, “Tình hình ở Hồng Kông thì nằm ngoài tầm kiểm soát. Họ không thể tin rằng Carrie Lam hoặc lãnh đạo Bắc Kinh thật ngu ngốc đến nỗi nghĩ rằng họ không nhận ra thiệt hại kinh tế từ việc này”.
DKN
17-6-2019
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/bieu-tinh-hk-16-6-6-1.png
Cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ hôm Chủ nhật (16/6) ở Hồng Kông. (Ảnh: 蘋果攝記 @ApplePhotographers / Facebook)
Một số nhà tài phiệt Hồng Kông đã bắt đầu chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài giữa bối cảnh lo ngại sâu sắc hơn về kế hoạch của chính quyền địa phương – lần đầu tiên, một dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm đối mặt với tòa án ở Trung Quốc, theo các cố vấn tài chính, các chủ ngân hàng và các luật sư quen thuộc về loại hình giao dịch này.
Một bản tin ngày 14/6 của Reuters cho hay, một nhà tài phiệt, người cho rằng mình có khả năng bị phơi bày về mặt chính trị, đã bắt đầu chuyển hơn 100 triệu đô la từ tài khoản ngân hàng Citibank ở địa phương tới tài khoản Citibank ở Singapore, theo một cố vấn liên quan đến các giao dịch.
“Đã bắt đầu. Chúng tôi nghe thấy là những người khác cũng làm thế, nhưng không ai trong số họ đi diễu hành cả mà là họ sẽ rời đi”, vị cố vấn nói, và theo ông đó là cách nhằm “giảm khả năng Bắc Kinh chiếm tài sản của bạn ở Hồng Kông. Singapore là điểm đến được ưa chuộng”.
Hồng Kông và Singapore cạnh tranh quyết liệt để được coi là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á. Sự giàu có do các ông trùm Hồng Kông nắm giữ cho tới nay khiến thành phố này trở thành khu vực lớn về sự giàu có tư nhân. Thành phố tự hào với 853 cá nhân có tài sản hơn 100 triệu đô la – gấp đôi số lượng ở Singapore, theo báo cáo năm 2018 từ Credit Suisse.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/bieu-tinh-hk-16-6-17.png
Cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ hôm Chủ nhật (16/6) ở Hồng Kông. (Ảnh: 蘋果攝記 @ApplePhotographers / Facebook)
Dự luật dẫn độ, áp dụng với cả cư dân Hồng Kông, các công dân nước ngoài và Trung Quốc sống hoặc quá cảnh thành phố – đã gây ra mối lo ngại bất thường, nó có thể đe dọa đến pháp quyền là điều đã định vị nên vị thế tài chính của Hồng Kông.
Bà Carrie Lam, lãnh đạo Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn, đã nói rằng cần thiết thúc đẩy dự luật để đóng lại kẽ hở cho phép tội phạm bị truy nã ở đại lục lợi dụng thành phố như một thiên đường. Bà Lâm nói rằng, các tòa án sẽ bảo vệ nhân quyền.
Giáo sư Simon Young, thuộc trường Đại học Luật Hồng Kông, nói với Reuters rằng, việc một vài cư dân Hồng Kông dường như đang xem xét việc chuyển tài sản ra khỏi thành phố, đã cho thấy phần nào đó dự luật có liên quan đến vấn đề tài chính.
Nếu dự luật trở thành luật, các tòa án Trung Quốc đại lục có thể yêu cầu tòa án Hồng Kông đóng băng và tịch thu các tài sản liên quan tới những tội ác gây ra ở đại lục, quá mức so với một điều khoản hiện có bao gồm việc thu hồi tiền từ tội phạm ma túy.
“Điều này đã phần lớn bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận công khai, nhưng nó thực sự trở thành một phần quan trọng trong các sửa đổi đề xuất”, ông Young nói, “Tất nhiên là có thể nó không bị bỏ qua bởi các ông trùm và những cố vấn pháp lý của họ”.
Một người đứng đầu các hoạt động ngân hàng tư nhân của một ngân hàng quốc tế tại Hồng Kông, người này từ chối cho biết tên, nói rằng khách hàng đã chuyển tiền từ Hồng Kông sang Singapore, theo Reuters.
“Những khách hàng Trung Quốc có thể không tiếp xúc với chính trị, nhưng những khách hàng giàu có Hồng Kông [thì khác]”, chủ ngân hàng nói, “Tình hình ở Hồng Kông thì nằm ngoài tầm kiểm soát. Họ không thể tin rằng Carrie Lam hoặc lãnh đạo Bắc Kinh thật ngu ngốc đến nỗi nghĩ rằng họ không nhận ra thiệt hại kinh tế từ việc này”.
DKN
17-6-2019