duyanh
06-15-2019, 12:11 PM
Lật tẩy chiến thuật hàng hóa Trung Quốc tráo nhãn hiệu ‘Made in Viet Nam’
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/8b03d32a-9b77-4cdc-a305-edee03f838c2_cx0_cy6_cw0_w1023_r1_s-700x366.jpg
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trung Quốc đã bị cáo buộc vì các “sản phẩm gây hiểu nhầm” gắn nhãn “Made in Việt Nam”. Hành vi được cho là nhằm né thuế quan của Hoa Kỳ, theo The Sun.
Các quan chức hải quan Việt Nam cho biết, hàng chục sản phẩm Trung Quốc đã được xác định là đã gắn mác giả là “Made in Viet Nam” (Được sản xuất tại Việt Nam). Theo VOA, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam hôm 4/6 đã bác bỏ thông tin này.
Tổng thống Trump, trong cuộc chiến chống lại thặng dư thương mại Trung Quốc, ông đã áp mức thuế quan mới đối với hàng tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cũng áp thuế trả đũa tương ứng với hàng xuất khẩu từ Mỹ.
Theo The Sun, các công ty Trung Quốc hiện được cho là đang xuất khẩu hàng hóa gồm dệt may, nông sản, gạch men, mật ong, sắt và ván ép qua Việt Nam, sau đó xin giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam. Tờ báo của Anh cũng nói rằng, một công ty có trụ sở ở Việt Nam đã bị các quan chức hải quan Hoa Kỳ phát hiện đang nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Trung Quốc, dán lại nhãn mác và sau đó xuất khẩu chúng sang Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã phản ứng mạnh mẽ với những tin tức này, ông nói rằng: Các hiện tượng, hành vi này sẽ ảnh hưởng đến các thương hiệu và sản phẩm của Việt Nam và nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Chúng tôi thậm chí có thể sẽ bị phạt thuế quan từ các quốc gia khác, và nếu điều đó xảy ra, nó sẽ làm tổn hại đến hoạt động xuất nhập khẩu nền kinh tế của chúng tôi.
Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Giá trị của các chuyến hàng từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40% trong quý đầu tiên của năm 2018 và 2019, khi các nhà xuất khẩu chuyển sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh mức thuế mới tăng 25%.
Cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục.
DKN
15-6-2019
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/8b03d32a-9b77-4cdc-a305-edee03f838c2_cx0_cy6_cw0_w1023_r1_s-700x366.jpg
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trung Quốc đã bị cáo buộc vì các “sản phẩm gây hiểu nhầm” gắn nhãn “Made in Việt Nam”. Hành vi được cho là nhằm né thuế quan của Hoa Kỳ, theo The Sun.
Các quan chức hải quan Việt Nam cho biết, hàng chục sản phẩm Trung Quốc đã được xác định là đã gắn mác giả là “Made in Viet Nam” (Được sản xuất tại Việt Nam). Theo VOA, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam hôm 4/6 đã bác bỏ thông tin này.
Tổng thống Trump, trong cuộc chiến chống lại thặng dư thương mại Trung Quốc, ông đã áp mức thuế quan mới đối với hàng tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cũng áp thuế trả đũa tương ứng với hàng xuất khẩu từ Mỹ.
Theo The Sun, các công ty Trung Quốc hiện được cho là đang xuất khẩu hàng hóa gồm dệt may, nông sản, gạch men, mật ong, sắt và ván ép qua Việt Nam, sau đó xin giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam. Tờ báo của Anh cũng nói rằng, một công ty có trụ sở ở Việt Nam đã bị các quan chức hải quan Hoa Kỳ phát hiện đang nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Trung Quốc, dán lại nhãn mác và sau đó xuất khẩu chúng sang Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã phản ứng mạnh mẽ với những tin tức này, ông nói rằng: Các hiện tượng, hành vi này sẽ ảnh hưởng đến các thương hiệu và sản phẩm của Việt Nam và nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Chúng tôi thậm chí có thể sẽ bị phạt thuế quan từ các quốc gia khác, và nếu điều đó xảy ra, nó sẽ làm tổn hại đến hoạt động xuất nhập khẩu nền kinh tế của chúng tôi.
Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Giá trị của các chuyến hàng từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40% trong quý đầu tiên của năm 2018 và 2019, khi các nhà xuất khẩu chuyển sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh mức thuế mới tăng 25%.
Cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục.
DKN
15-6-2019