duyanh
06-13-2019, 12:31 PM
Luật dẫn độ Hồng Kông : Trung Quốc lên án Châu Âu can thiệp nội bộ
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-06-12t105842z_1548257958_rc16998b88a0_rtrmadp_3_hongk ong-extradition.jpg
Biểu tình tại Hồng Kông ngày 12/06/2019 phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
REUTERS/Athit Perawongmetha
Trong khi người biểu tình tại Hồng Kông tiếp tục cuộc đấu tranh đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ, lần lượt Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc lên tiếng kêu gọi chính quyền Hồng Kông không thông qua dự luật này. Hôm nay, 13/06/2019, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng, Bắc Kinh lên án Liên Hiệp Châu Âu can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông và cũng là công việc nội bộ của Trung Quốc.
Trước đó, vào chiều ngày 12/06, trong một thông cáo, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi phải « tôn trọng » các quyền biểu tình và bày tỏ chính kiến của người Hồng Kông. Bruxelles cũng tỏ ý dồng tình với nhiều điểm trong số những lo ngại của người biểu tình Hồng Kông về dự luật dẫn độ.
Trong thông cáo, phát ngôn viên ngoại giao Châu Âu, bà Maja Kocijancic, bày tỏ quan điểm về dự luật dẫn độ : « Đây là vấn đề nhạy cảm, có hậu quả tiềm ẩn đáng kể cho Hồng Kông và người dân, cho các công dân Châu Âu và các nước, cũng như cho lòng tin của các công ty tại Hồng Kông ».
Riêng Anh Quốc, nước có thuộc địa cũ là Hồng Kông, cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông ngừng thông qua dự luật đang bị đông đảo người dân phản đối.
Trước Nghị Viện, thủ tướng Theresa May hôm qua tuyên bố : « Chúng tôi lo ngại về hệ quả tiềm ẩn của dự luật ( dẫn độ), nhất là khi rất đông công dân Anh đang sống tại Hồng Kông ». Bà May nhấn mạnh, « điều cốt lõi là dự luật dẫn độ được áp dụng tại Hồng Kông phải phù hợp với luật pháp và các quyền tự do ghi trong « Tuyên bố chung Anh-Trung », văn kiện ký giữa Luân Đôn và Bắc Kinh khi trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997 dưới quy chế Đặc khu hành chính.
Trong khi đó, tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra khá chừng mực khi tuyên bố rằng ông hy vọng người biểu tình Hồng Kông sẽ tìm được « một giải pháp » với Trung Quốc về dự luật này.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc xem biểu tình tại Hồng Kông là « bất hợp pháp »
Một số tờ báo nhà nước Trung Quốc trong số ra ngày hôm qua, 12/06/19, cho rằng biểu tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông là « bất hợp pháp ».
Tờ nhật báo Anh ngữ China Daily cho rằng các điều trong dự luật về dẫn độ của Hồng Kông hoàn toàn phù hợp với các công ước quốc tế nhưng « phe đối lập và các ông chủ ngoại quốc phản đối dự luật đó nhằm những mục đích cá nhân bất chấp nhà nước pháp quyền, sự an toàn của người dân, và công lý ». Tờ báo viết thêm : « Chính là sự bất hợp pháp sẽ gây nguy hại cho Hồng Kông, chứ không phải dự luật về dẫn độ».
Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo đổ lỗi cho « các thế lực đối lập cực đoan » và « các thế lực phương Tây đứng đằng sau » chính trị hóa và thổi phồng dự luật dẫn độ. Tờ báo viết : « Đùa giỡn với chính trị đường phố không kiểm soát sẽ khiến Hồng Kông trở nên lạc hậu và bất ổn », và « đây không phải hướng đi khôn ngoan cho Hồng Kông ».
RFI
13-6-2019
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-06-12t105842z_1548257958_rc16998b88a0_rtrmadp_3_hongk ong-extradition.jpg
Biểu tình tại Hồng Kông ngày 12/06/2019 phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
REUTERS/Athit Perawongmetha
Trong khi người biểu tình tại Hồng Kông tiếp tục cuộc đấu tranh đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ, lần lượt Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc lên tiếng kêu gọi chính quyền Hồng Kông không thông qua dự luật này. Hôm nay, 13/06/2019, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng, Bắc Kinh lên án Liên Hiệp Châu Âu can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông và cũng là công việc nội bộ của Trung Quốc.
Trước đó, vào chiều ngày 12/06, trong một thông cáo, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi phải « tôn trọng » các quyền biểu tình và bày tỏ chính kiến của người Hồng Kông. Bruxelles cũng tỏ ý dồng tình với nhiều điểm trong số những lo ngại của người biểu tình Hồng Kông về dự luật dẫn độ.
Trong thông cáo, phát ngôn viên ngoại giao Châu Âu, bà Maja Kocijancic, bày tỏ quan điểm về dự luật dẫn độ : « Đây là vấn đề nhạy cảm, có hậu quả tiềm ẩn đáng kể cho Hồng Kông và người dân, cho các công dân Châu Âu và các nước, cũng như cho lòng tin của các công ty tại Hồng Kông ».
Riêng Anh Quốc, nước có thuộc địa cũ là Hồng Kông, cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông ngừng thông qua dự luật đang bị đông đảo người dân phản đối.
Trước Nghị Viện, thủ tướng Theresa May hôm qua tuyên bố : « Chúng tôi lo ngại về hệ quả tiềm ẩn của dự luật ( dẫn độ), nhất là khi rất đông công dân Anh đang sống tại Hồng Kông ». Bà May nhấn mạnh, « điều cốt lõi là dự luật dẫn độ được áp dụng tại Hồng Kông phải phù hợp với luật pháp và các quyền tự do ghi trong « Tuyên bố chung Anh-Trung », văn kiện ký giữa Luân Đôn và Bắc Kinh khi trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997 dưới quy chế Đặc khu hành chính.
Trong khi đó, tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra khá chừng mực khi tuyên bố rằng ông hy vọng người biểu tình Hồng Kông sẽ tìm được « một giải pháp » với Trung Quốc về dự luật này.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc xem biểu tình tại Hồng Kông là « bất hợp pháp »
Một số tờ báo nhà nước Trung Quốc trong số ra ngày hôm qua, 12/06/19, cho rằng biểu tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông là « bất hợp pháp ».
Tờ nhật báo Anh ngữ China Daily cho rằng các điều trong dự luật về dẫn độ của Hồng Kông hoàn toàn phù hợp với các công ước quốc tế nhưng « phe đối lập và các ông chủ ngoại quốc phản đối dự luật đó nhằm những mục đích cá nhân bất chấp nhà nước pháp quyền, sự an toàn của người dân, và công lý ». Tờ báo viết thêm : « Chính là sự bất hợp pháp sẽ gây nguy hại cho Hồng Kông, chứ không phải dự luật về dẫn độ».
Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo đổ lỗi cho « các thế lực đối lập cực đoan » và « các thế lực phương Tây đứng đằng sau » chính trị hóa và thổi phồng dự luật dẫn độ. Tờ báo viết : « Đùa giỡn với chính trị đường phố không kiểm soát sẽ khiến Hồng Kông trở nên lạc hậu và bất ổn », và « đây không phải hướng đi khôn ngoan cho Hồng Kông ».
RFI
13-6-2019