sophienguyen
06-09-2019, 01:44 AM
4 giấc mơ thay đổi lịch sử khoa học: ‘Hoàng tử Toán học’ và nhà thần kinh học đoạt giải Nobel
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-6.jpg
Ảnh minh họa
Rất nhiều phát kiến khoa học nổi tiếng, chủ chốt có nguồn gốc từ những giấc mơ của các nhà khoa học. Dưới đây là 4 ví dụ như vậy.
Giấc mơ là một lĩnh vực đầy bí ẩn đối với rất nhiều người. Có những người thậm chí từng nói rằng mình đã vi vu đến tận nơi thiên đàng và địa ngục trong giấc mơ của họ. Có những người dự đoán được tương lai thông qua giấc mơ của mình. Thêm vào đó, những giấc mơ còn tạo nên nguồn cảm hứng có thể thay đổi thế giới. Rất nhiều tri thức khoa học mà con người được học ngày hôm nay thực chất được khởi nguồn từ những giấc mơ.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-3.jpg
Carl Friedrich Gauss, “hoàng tử Toán học”, và Otto Loewi, người từng đoạt giải Nobel Y học. Bác sỹ Otto Loewi đã có một trải nghiệm chấn động trong giấc mơ của mình. (Ảnh: Epoch Times)
1. Hoàng tử toán học Carl Gauss
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-2.jpg
Gauss đã nhìn thấy Định luật cảm ứng từ trong giấc mơ của mình. (Ảnh: Epoch Times)
Nhà toán học người Đức Carl Gauss đã nhìn thấy rất rõ ràng Định luật cảm ứng từ trong giấc mơ của ông, còn được gọi là Định luật Gauss.
2. Nhà toán học thiên tài người Ấn Độ Ramanujan
Nhà toán học siêu thiên tài Srinivasa Ramanujan sinh ra trong một gia đình nghèo khổ tại miền Bắc Ấn Độ vào năm 1877. Người ta bảo rằng có một vị nữ thần đã xuất hiện trong giấc mơ của ông và chỉ cho ông thấy một công thức toán học. Vào lúc đó người Ấn Độ không thể lý giải được những công thức đó, nhưng Hardy, một nhà toán học tại trường Đại học Cambridge, đã rất sốc sau khi nhận được lá thư từ Ramanujan vào năm 1913. Nhà toán học người Mỹ gốc Ấn Aladi đã nhắc đến câu chuyện này trên một tờ báo được phát hành tại Bản tin Hiệp hội Toán học Mỹ.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-1.jpg
Nhà toán học Srinivasha Rama Nukin và Nhà toán học người Anh Hardy. (Ảnh: Epoch Times)
Mẹ của Ramanujan cũng có một giấc mơ linh cảm và nó đóng vai trò quyết định trong sự thành công của con trai bà. Giáo sư kinh tế Thayer Watkins từ Đại học California, San Jose, Mỹ, đã viết trong một bài báo rằng: “Mẹ của Ramanujan có một giấc mơ. Bà mơ rằng con trai bà ngồi giữa một nhóm người Châu Âu, và trên người anh có một vầng hào quang lớn. Điều này khiến bà tin rằng việc con trai bà tới nước Anh học tập là một điều đúng đắn”.
3. Otto Loewi, nhà khoa học thần kinh đoạt giải Nobel
Sự phát triển của ngành Sinh học thần kinh cũng bắt nguồn từ giấc mơ. Nhà sinh vật học Otto Loewi đã có những đóng góp lớn cho ngành khoa học thần kinh. Ông là người đã đưa ra lý thuyết về việc các xung thần kinh có thể là một chất dẫn truyền hóa học, nhưng lúc đó ông chưa biết làm cách nào để chứng minh điều đó.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-4.jpg
Otto Loewi. (Ảnh: Viện Dược lý, Đại học Graz/Wikimedia Commons)
Vào năm 1920, ông đã có 2 giấc mơ trong 2 đêm liên tiếp. Trong giấc mơ, ông đã thiết kế một thí nghiệm sinh học để chứng minh cho giả thuyết của mình. Ngay sau đó ông đã thử áp dụng vào thực tiễn. Kết quả cho thấy dây thần kinh không trực tiếp tác động lên cơ bắp, mà tác động gián tiếp bằng cách giải phóng các chất hóa học.
Phát hiện này đã mở ra các lĩnh vực nghiên cứu mới, và Loewi đã thắng giải Nobel Sinh lý học và Dược lý học năm 1936.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-7.jpg
Thí nghiệm nổi tiếng nhất của Otto Loewi. (Ảnh: Wikipedia)
4. Giấc mơ về hóa thạch cá
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-5.jpg
Louis Agassiz lúc đó đang phân tích một hóa thạch cá chỉ để lộ một phần ra ngoài. Sau đó, ông đã nhìn thấy toàn bộ con cá trong giấc mơ của mình. (Ảnh: Epoch Times)
Nhà sinh vật học và tự nhiên học người Mỹ gốc Đan Mạch Louis Agassiz lúc đó đang phân tích một mẫu hóa thạch cá chỉ để lộ một phần cơ thể. Agassiz không nhìn thấy các đặc điểm của nó, và ông không thể hình dung ra cấu trúc của loài cá này.
Ông rất do dự liệu có nên đào tảng đá ra hay không, vì lo sợ mẫu vật bên trong sẽ bị phá hủy vĩnh viễn. Sau đó, trong ba đêm liên tiếp, ông đã nhìn thấy được toàn bộ đặc điểm của con cá trong những giấc mơ của mình. Vợ của ông, Elizabeth, đã viết lại trong cuốn hồi ký của bà: “Trong hai đêm đầu, anh ấy tỉnh lại và không thể nhớ được gì. Vào đêm thứ ba, anh ấy đã chuẩn bị sẵn giấy bút để ghi lại những gì mình thấy trong mơ”.
Bà còn viết thêm: “Anh ấy vội vàng lao tới vườn bách thảo, và dưới sự hướng dẫn của các bản nháp vẽ tay, anh ấy đã thành công đục bỏ lớp bên ngoài hòn đá, để lộ con cá còn nguyên vẹn bên trong. Toàn bộ hóa thạch con cá để lộ ra hoàn toàn trùng khớp với giấc mơ của anh ấy”.
Giấc mơ thật sự có những tác động rất lớn đến thế giới con người. Điều làm ta đáng suy ngẫm ở đây là, vậy giấc mơ rốt cục bắt nguồn từ nguồn nào?
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Lam Lam biên dịch
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-6.jpg
Ảnh minh họa
Rất nhiều phát kiến khoa học nổi tiếng, chủ chốt có nguồn gốc từ những giấc mơ của các nhà khoa học. Dưới đây là 4 ví dụ như vậy.
Giấc mơ là một lĩnh vực đầy bí ẩn đối với rất nhiều người. Có những người thậm chí từng nói rằng mình đã vi vu đến tận nơi thiên đàng và địa ngục trong giấc mơ của họ. Có những người dự đoán được tương lai thông qua giấc mơ của mình. Thêm vào đó, những giấc mơ còn tạo nên nguồn cảm hứng có thể thay đổi thế giới. Rất nhiều tri thức khoa học mà con người được học ngày hôm nay thực chất được khởi nguồn từ những giấc mơ.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-3.jpg
Carl Friedrich Gauss, “hoàng tử Toán học”, và Otto Loewi, người từng đoạt giải Nobel Y học. Bác sỹ Otto Loewi đã có một trải nghiệm chấn động trong giấc mơ của mình. (Ảnh: Epoch Times)
1. Hoàng tử toán học Carl Gauss
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-2.jpg
Gauss đã nhìn thấy Định luật cảm ứng từ trong giấc mơ của mình. (Ảnh: Epoch Times)
Nhà toán học người Đức Carl Gauss đã nhìn thấy rất rõ ràng Định luật cảm ứng từ trong giấc mơ của ông, còn được gọi là Định luật Gauss.
2. Nhà toán học thiên tài người Ấn Độ Ramanujan
Nhà toán học siêu thiên tài Srinivasa Ramanujan sinh ra trong một gia đình nghèo khổ tại miền Bắc Ấn Độ vào năm 1877. Người ta bảo rằng có một vị nữ thần đã xuất hiện trong giấc mơ của ông và chỉ cho ông thấy một công thức toán học. Vào lúc đó người Ấn Độ không thể lý giải được những công thức đó, nhưng Hardy, một nhà toán học tại trường Đại học Cambridge, đã rất sốc sau khi nhận được lá thư từ Ramanujan vào năm 1913. Nhà toán học người Mỹ gốc Ấn Aladi đã nhắc đến câu chuyện này trên một tờ báo được phát hành tại Bản tin Hiệp hội Toán học Mỹ.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-1.jpg
Nhà toán học Srinivasha Rama Nukin và Nhà toán học người Anh Hardy. (Ảnh: Epoch Times)
Mẹ của Ramanujan cũng có một giấc mơ linh cảm và nó đóng vai trò quyết định trong sự thành công của con trai bà. Giáo sư kinh tế Thayer Watkins từ Đại học California, San Jose, Mỹ, đã viết trong một bài báo rằng: “Mẹ của Ramanujan có một giấc mơ. Bà mơ rằng con trai bà ngồi giữa một nhóm người Châu Âu, và trên người anh có một vầng hào quang lớn. Điều này khiến bà tin rằng việc con trai bà tới nước Anh học tập là một điều đúng đắn”.
3. Otto Loewi, nhà khoa học thần kinh đoạt giải Nobel
Sự phát triển của ngành Sinh học thần kinh cũng bắt nguồn từ giấc mơ. Nhà sinh vật học Otto Loewi đã có những đóng góp lớn cho ngành khoa học thần kinh. Ông là người đã đưa ra lý thuyết về việc các xung thần kinh có thể là một chất dẫn truyền hóa học, nhưng lúc đó ông chưa biết làm cách nào để chứng minh điều đó.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-4.jpg
Otto Loewi. (Ảnh: Viện Dược lý, Đại học Graz/Wikimedia Commons)
Vào năm 1920, ông đã có 2 giấc mơ trong 2 đêm liên tiếp. Trong giấc mơ, ông đã thiết kế một thí nghiệm sinh học để chứng minh cho giả thuyết của mình. Ngay sau đó ông đã thử áp dụng vào thực tiễn. Kết quả cho thấy dây thần kinh không trực tiếp tác động lên cơ bắp, mà tác động gián tiếp bằng cách giải phóng các chất hóa học.
Phát hiện này đã mở ra các lĩnh vực nghiên cứu mới, và Loewi đã thắng giải Nobel Sinh lý học và Dược lý học năm 1936.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-7.jpg
Thí nghiệm nổi tiếng nhất của Otto Loewi. (Ảnh: Wikipedia)
4. Giấc mơ về hóa thạch cá
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/4-giac-mo-thay-doi-lich-su-khoa-hoc-hoang-tu-toan-hoc-va-nha-than-kinh-hoc-doat-giai-nobel-5.jpg
Louis Agassiz lúc đó đang phân tích một hóa thạch cá chỉ để lộ một phần ra ngoài. Sau đó, ông đã nhìn thấy toàn bộ con cá trong giấc mơ của mình. (Ảnh: Epoch Times)
Nhà sinh vật học và tự nhiên học người Mỹ gốc Đan Mạch Louis Agassiz lúc đó đang phân tích một mẫu hóa thạch cá chỉ để lộ một phần cơ thể. Agassiz không nhìn thấy các đặc điểm của nó, và ông không thể hình dung ra cấu trúc của loài cá này.
Ông rất do dự liệu có nên đào tảng đá ra hay không, vì lo sợ mẫu vật bên trong sẽ bị phá hủy vĩnh viễn. Sau đó, trong ba đêm liên tiếp, ông đã nhìn thấy được toàn bộ đặc điểm của con cá trong những giấc mơ của mình. Vợ của ông, Elizabeth, đã viết lại trong cuốn hồi ký của bà: “Trong hai đêm đầu, anh ấy tỉnh lại và không thể nhớ được gì. Vào đêm thứ ba, anh ấy đã chuẩn bị sẵn giấy bút để ghi lại những gì mình thấy trong mơ”.
Bà còn viết thêm: “Anh ấy vội vàng lao tới vườn bách thảo, và dưới sự hướng dẫn của các bản nháp vẽ tay, anh ấy đã thành công đục bỏ lớp bên ngoài hòn đá, để lộ con cá còn nguyên vẹn bên trong. Toàn bộ hóa thạch con cá để lộ ra hoàn toàn trùng khớp với giấc mơ của anh ấy”.
Giấc mơ thật sự có những tác động rất lớn đến thế giới con người. Điều làm ta đáng suy ngẫm ở đây là, vậy giấc mơ rốt cục bắt nguồn từ nguồn nào?
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Lam Lam biên dịch