PDA

View Full Version : Nhà sáng chế áo chống đạn gốc Việt chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp - VOA



khieman
06-08-2019, 03:04 AM
.


Nhà sáng chế áo chống đạn gốc Việt
chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp




https://gdb.voanews.com/A433DEE7-5581-40AA-A69C-F8D707C7C438_w1023_r1_s.png

Vy Trần, nhà sáng lập và chủ doanh nghiệp Wonder Hoodie.
Photo NBC Los Angeles.

Vy Trần, cô gái gốc Việt chế áo hoodie chống đạn ‘đầu tiên trên thế giới,’ chia sẻ với VOA rằng nếu như cô sinh trưởng trong một gia đình khá giả, chắc chắn rằng cô không có đủ bản lĩnh để sáng tạo và khởi nghiệp.

Vy Trần, 25 tuổi, nhà sáng lập công ty công nghệ khởi nghiệp Wonder Hoodie ở thành phố San Francisco thuộc tiểu bang California, chuyên sản xuất áo mũ trùm hoodie có tính năng chống đạn được xem là đầu tiên trên thế giới, cho VOA biết cô sinh ra ở Sài Gòn và gia đình sang định cư ở Hoa Kỳ do ông ngoại cô bảo lãnh khi cô còn bé.

“Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, sang Hoa Kỳ định cư cùng với cha mẹ, do ông ngoại tôi là một sỹ quan quân đội trong chiến tranh Việt Nam, từng bị ở tù gần 4 năm, bão lãnh cho chúng tôi. Đến Mỹ không lâu thì cha tôi bị bệnh ung thư mà mất, mẹ tôi một mình phải cáng đáng mọi thứ cố làm sao để chị em tôi cảm thấy mình không bị thiếu thốn mà chuyên tâm vào việc học.

“Mẹ tôi là một người mẹ tuyệt vời! Mẹ tôi dạy tôi nhiều điều về đức hy sinh, lòng tận tụy và tính nhẫn nại.”


Cô Vy cho biết nhờ có người mẹ can đảm mà cô đã vượt qua mọi khó khăn trong thời học cấp 2 và cấp 3 khi ấy gia đình cô thuộc dạng thu nhập thấp, và rồi cô may mắn có được học bổng học đại học trị giá khoảng nửa triệu đôla.

“Thế là tôi đi học đại học miễn phí. Sau đó thì đi thực tập ở công ty Google và làm giám đốc phụ trách An toàn và Sức khỏe cho một vài công ty kỹ nghệ lớn trong vùng San Francisco Bay.

“Nhìn lại, tôi nghiệm ra nếu như tôi được lớn lên trong một gia đình khá giả, thì chắc rằng tôi không có bản lĩnh để sáng tạo và gầy dựng nên Wonder Hoodie.”

Cô Vy cho biết cô nung nấu quyết tâm tạo nên thay đổi sau một sự kiện khiến cô bàng hoàng: một người hàng xóm của mẹ cô ở thành phố Seattle, bang Washington, bị bắn chết trong một vụ cướp mấy năm trước.

“Mấy năm trước, một người hàng xóm cạnh nhà - một bà mẹ người Việt Nam có hai con - đang đi về nhà thì ai đó sấn lại gần giật ví,” cô nói với đài NBC Bay Area. “Bà ấy không chịu buông ra, thế là họ bắn bà ấy tám phát vào ngực và bà ấy chết ngay trước nhà bà ấy và nhà tôi.”

Dù vào thời điểm đó đang sống ở khu vực San Francisco, cô Vy nói vụ việc khiến cô cảm thấy bất an mỗi khi nghĩ đến chuyện cô không thể làm gì để bảo vệ gia đình của mình ở Seattle. Cô lo lắng cho mẹ và em trai của cô vì họ đi cùng đoạn đường giống như người hàng xóm, và cô bắt đầu tìm tòi và sau đó quyết định tự mình bắt tay vào thiết kế.

Với sẵn kiến thức về khoa học vật liệu, cô chế tạo những thiết kế nguyên mẫu và gửi chúng đi thử nghiệm. Khi những sản phẩm của cô đáp ứng những quy định về áo giáp của Viện Công lý Quốc gia (một cơ quan nghiên cứu và thẩm định thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), cô thành lập công ty vào năm 2018 và bắt đầu bán hàng.

Nhà sáng tạo trẻ chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp:

“Ý tưởng của tôi xuất phát từ nhu cầu của chính mình, tôi bắt đầu từ đó và áp dụng "khởi nghiệp tinh gọn" (lean start up - khởi nghiệp theo một hướng đơn giản và hiệu quả). Với ý khởi nghiệp tinh gọn, tôi muốn nói là đừng áp dụng ngay một ý tưởng nào nếu bạn chưa tin tưởng vào ý tưởng đó.”

“Chính vì vậy mà cho đến khi tôi có một hay hai khách hàng tôi mới đầu tư tiền vào thành lập công ty.”



Tác giả Eric Ries, một kỹ sư phần mềm ở thung lũng Silicon, vào năm 2011 đã ra mắt cuốn sách Khởi nghiệp tinh gọn với một mô hình gồm ba bước: xây dựng, đo lường, học hỏi. Mô hình này giúp tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường, giảm thiểu rủi ro, làm việc thông minh hơn, và học hỏi có kiểm chứng.

Theo cô Vy, kiểm chứng là một bước rất quan trọng, giúp cô giảm lãng phí tiền bạc, vì chất liệu sợi tổng hợp Kevlar mà cô dùng để may áo chống đạn có giá thành cao.


https://gdb.voanews.com/39C2D252-5F40-4FB3-8531-CB247BF77879_w250_r1_s.png



Chu trình khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup của Eric Ries.).
Chụp từ bản dịch tiếng Việt trên Sachhoc.com

Khi được hỏi về một lời khuyên cho các bạn trẻ khởi nghiệp, cô Vy nhấn mạnh đến yếu tố khách hàng:

“Một điều tệ hại nhất có thể xảy ra là các bạn dốc hết năng lực, công sức, tiền của và cả tuổi thanh xuân của mình vào một ý tưởng mà khách hàng không cần.

“Vì vậy mà tôi lo ngại rằng các nhà khởi nghiệp trẻ với lòng nhiệt huyết và háo hức quá cao khiến bạn có thể đi lạc khỏi quỹ đạo khách hàng ngay trong lúc ban đầu. Thế nên, phải đặc biệt chú ý áp dụng đúng phương pháp và mô hình.”

Vy chia sẻ, nếu có tài chính mạnh thì lỡ khi thất bại ý tưởng này thì chọn ý tưởng khác, chứ còn xuất phát từ gia đình có ít tiền như cô thì phải hết sức thận trọng và phải tham khảo ý kiến khách hàng và cộng đồng để giảm thiểu rủi ro.


“Bạn nên tìm người làm cố vấn (mentor) có cùng hoàn cảnh với bạn, và thông thiểu ý tưởng của bạn. Hãy tưởng tượng rằng bạn là con nhà nghèo và thực hiện theo lời khuyên của một người con nhà giàu thì hỏng hết. Vì sau đó bạn bị đau đầu nhức óc, không biết mình có khởi nghiệp đúng không và có thể kiểm soát được mọi việc hay không.”

Vy cho biết cô luôn giữ “lửa” cho nhiệt huyết khởi nghiệp và xem các chương trình truyền hình thực tế Shark Tank như là một cách để học hỏi và được “truyền lửa.”

“Thật thú vị là ở Việt Nam các bạn cũng có phiên bản Shark Tank, nơi chia sẻ các câu chuyện thành công lẫn thất bại khi khởi nghiệp. Tôi biết rằng điều hành một doanh nghiệp quả là không dễ chút nào.”





https://www.youtube.com/watch?list=PL231429C17BE39E34&time_continue=5&v=AIIvbV0rpO0


07/06/2019
An Hải
VOA