PDA

View Full Version : Chấn động từ vụ Thiên An Môn đã hình thành một Trung Quốc như ngày nay



duyanh
06-05-2019, 12:45 PM
Chấn động từ vụ Thiên An Môn đã hình thành một Trung Quốc như ngày nay




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/bt-tam.png

Những binh lính giữ những người biểu tình tránh xa đài tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang vào ngày 22 tháng 4 năm 1989. (Ảnh: Peter Turnley/Corbis via Getty Images)

Một hình ảnh đã hằn sâu vào ký ức của nhiều người trên thế giới và được xem như biểu tượng của lòng dũng cảm và bất khuất, đó là tấm ảnh có tên là “Tank Man”, theo Bloomberg.

Sau cuộc thảm sát các sinh viên kêu gọi dân chủ ngày 4/6/1989, những chiếc xe tăng của quân đội Trung Quốc đã rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn, và bất ngờ đối mặt với một người đàn ông hiên ngang đứng chặn lối đi.

Ba mươi năm sau, danh tính và số phận của người đàn ông trong tấm ảnh vẫn còn là một ẩn số. Các thông tin về vụ thảm sát đã bị xóa sạch khỏi các sách lịch sử và internet ở đại lục Trung Quốc.

Những sự kiện chấn động năm 1989 đã góp phần hình thành nên một Trung Quốc như ngày nay, với chế độ giám sát và kiểm soát toàn diện nhằm ngăn chặn bất kỳ một phong trào biểu tình nào của người dân nhằm kêu gọi tự do và dân chủ.

1. Cuộc biểu tình đã bắt đầu như thế nào?

Năm 1989, hơn một triệu thường dân Trung Quốc, phần lớn là sinh viên, đã đặt ra thách thức lớn nhất cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kể từ khi đảng lên nắm quyền vào năm 1949.

Các cuộc biểu tình vì dân chủ bắt đầu vào ngày 15/4/1989, xuất phát từ đám tang thương tiếc sự ra đi của nhà cải cách Hồ Diệu Bang, người có thiên hướng mở rộng các quyền tự do, dân chủ. Đoàn người tham dự tang lễ đã đổ vào Quảng trường Thiên An Môn và ở lại đó.

Ban đầu những người tham dự bức xúc vì tình trạng trì hoãn cải cách dân chủ, sau đó lan rộng ra các vấn đề như chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Phong trào phát triển nhanh chóng trên khắp Trung Quốc, với sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/bieu-tinh-thien-an-mon.jpg

Những binh lính giữ những người biểu tình tránh xa đài tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang vào ngày 22 tháng 4 năm 1989. (Ảnh: Peter Turnley/Corbis via Getty Images)

Vào tháng 5, hàng trăm sinh viên ở Quảng trường bắt đầu tuyệt thực, gây bối rối cho ĐCSTQ trong chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Việc đàm phán giữa các sinh viên và chính quyền thất bại. Sau khoảng hai tháng, ĐCSTQ đã ra lệnh thiết quân luật trên nhiều khu vực ở Bắc Kinh.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/05/74837842_52010844.jpg

Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev (phải), đến Bắc Kinh vào tháng 5/1989 (Ảnh: AFP)

2. Vì sao kết cục lại trở thành cuộc thảm sát đẫm máu?

Khi hàng trăm nghìn sinh viên tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 5/1989, lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “(Chúng ta sẽ) giết 200.000 người để đổi lấy 20 năm ổn định”.

Từ quan điểm đó, ngày 2/6/1989, Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho quân đội sử dụng vũ lực dọn sạch Quảng trường Thiên An Môn.

Đêm ngày 3/6, Quân Giải phóng Nhân dân nổ súng hàng loạt vào hàng ngàn thường dân không vũ trang trên Quảng trường. Cuộc tàn sát tiếp diễn đến sáng ngày 4/6. Xe thiết giáp của quân đội đuổi theo các sinh viên đang rời Quảng trường để trở về trường đại học và nghiền nát nhiều sinh viên.

3. Có bao nhiêu người chết?

Hàng trăm hoặc có thể hàng ngàn người đã mất mạng, chưa bao giờ có một cuộc điều tra độc lập để biết được chính xác con số này.

United Press International đưa tin vào ngày 14/6/1989, chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên nói rằng có 300 người chết, trong đó có 100 binh sĩ, sau đó hạ tổng số xuống còn 200.

Các nguồn tin khác bao gồm Tạp chí Phố Wall, tại thời điểm đó đưa tin rằng Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc ước tính có 2.600 người tử vong. Tuyên bố của Hội Chữ thập đỏ sau đó đã bị thu hồi lại.

Một tài liệu mật của Anh Quốc được công bố năm 2017 khẳng định số người bị giết hại là ít nhất 10.000 người.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/su-kien-luc-tu-tham-sat-thien-an-mon-1989-e1559712299673.jpg

Tài liệu mật của Anh Quốc cho biết số người bị giết hại trong vụ thảm sát Thiên An Môn ít nhất là 10.000 người.

4. Ai là ‘Tank Man?

Hình ảnh nổi tiếng nhất được truyền khắp thế giới từ sự kiện Thiên An Môn là cảnh một người đàn ông không rõ danh tính, được gọi là ‘Tank Man’, đứng đơn độc trước một dãy xe tăng đang lăn bánh rời khỏi Quảng trường vào sáng ngày 5/6. Những chiếc xe đã cố gắng đi vòng qua anh, nhưng người đàn ông cương quyết chặn đường.

Những hình ảnh nổi bật về người đàn ông mặc áo sơ mi trắng và quần đen đã được nhiếp ảnh gia Jeff Widener ghi lại và đăng tải thông qua Associated Press.

Quân đội đã không nổ súng vào người đàn ông này. Đoạn video ghi lại cho thấy anh leo lên chiếc xe tăng đầu tiên và nói chuyện với những người lính trong xe. Sau đó một nhóm người đã kéo anh ra khỏi lối đi của đoàn xe, có khả năng đó là những người dân thường lo ngại cho tình huống liều mạng của anh, cũng có thể đó là những người thuộc chính quyền Trung Quốc.

Tới nay, danh tính và số phận của Tank Man vẫn là một ẩn số. Anh đã trở thành một biểu tượng toàn cầu về việc chống lại tình trạng áp bức từ nhà cầm quyền, theo Bloomberg.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/05/3000x1948-590664940621-600x400.jpg

Hình ảnh Tank Man – người thanh niên chặn đoàn xe tăng vào ngày 5/6/1989, ngay sau vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6 (Ảnh: AP).

5. Sự kiện đã thay đổi Trung Quốc như thế nào?

Hàng loạt diễn biến liên quan đến phong trào biểu tình Thiên An Môn và cuộc tàn sát sau đó đã thúc đẩy ĐCSTQ không ngừng hiện đại hóa hệ thống giám sát của nhà nước, mở rộng mạng lưới theo dõi hành vi của người dân, từ cách họ cư xử ở nhà đến nơi công cộng. Tất cả là nhằm diệt trừ mọi nguy cơ xảy ra một phong trào quần chúng khác.

Các ứng dụng trò chuyện và các blog được cài đặt tại đại lục đều bị theo dõi và các bài viết nhạy cảm trên mạng đều bị xóa. ĐCSTQ đã thiết lập một hệ thống giám sát hàng loạt, sử dụng các thiết bị công nghệ cao như nhận diện khuôn mặt để theo dõi thường dân.

Chính phủ cũng áp dụng hệ thống chấm điểm công dân, đánh giá dân thường dựa trên hành vi của họ, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng mua vé máy bay hoặc vay tiền của người dân.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/04/camera-theo-doi-e1559705944675.jpg

Camera an ninh tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. (Ảnh: Ed Jones/AFP/Getty Images)

6. Thái độ của Trung Quốc ngày nay đối với sự kiện Thiên An Môn?

Làm lễ tưởng niệm hoặc công khai thương tiếc những người bị giết trong sự kiện Thiên An Môn đều bị cấm ở Trung Quốc đại lục. Các bà mẹ, có con thiệt mạng, bị giám sát và chỉ có thể gặp nhau trong bí mật để tưởng nhớ các con.

Vào tháng 6 hàng năm, chính quyền Trung Quốc đặc biệt thắt chặt an ninh tại Quảng trường, tăng cường giám sát những người có liên quan đến sự kiện Thiên An Môn, như những người bị thương, những người có thân nhân bị giết hại và các nhà hoạt động nhân quyền.

Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc nói với Reuters hôm thứ Ba rằng họ đã nhận được báo cáo về tình trạng một số công dân Trung Quốc đã bị giam giữ hoặc hăm dọa trước lễ kỷ niệm 30 năm Thảm sát Thiên An Môn.

7. Số phận của những người sống sót

Một số người sống sót sau vụ thảm sát đã rời khỏi Trung Quốc đại lục, và tiếp tục lên tiếng về những điều họ đã trải qua. Một ví dụ tiêu biểu là Phương Chính (Fang Zheng), người thanh niên bị xe tăng nghiền nát hai chân trong vụ thảm sát.

Anh đã chịu nhiều bất công và áp lực từ chính quyền nhằm buộc anh phải im lặng về lý do anh bị mất đôi chân. Cho đến khi anh được giải thoát đến Hoa Kỳ, anh bắt đầu công khai kể lại diễn biến của vụ thảm sát năm 1989.


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2017/06/thien-an-mon-2.jpg

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/inspire-5-3-795x447.jpg

Vương Đan (Wang Dan), cựu thủ lĩnh sinh viên trong phong trào Thiên An Môn năm 1989, đã chịu cảnh giam cầm ở Trung Quốc, sau đó chuyển tới Mỹ học tập và sinh sống.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát, Vương Đan kêu gọi các quốc gia phương Tây khôi phục trở lại việc suy xét vấn đề nhân quyền khi đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Associated Press đưa tin, Vương Đan phát biểu: “Giờ là lúc tất cả các nước dân chủ phải nhận ra bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cố gắng tiếp thu bài học từ vụ Thảm sát Thiên An Môn”.

Vương Đan nói tiếp: “Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa đối với thế giới tự do, và theo tôi, tôi nghĩ đã đến lúc phải xem xét lại việc kết nối các vấn đề thương mại và nhân quyền. Đó có thể là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này”.


Số lượng thống kê nạn nhân thương vong từ các bệnh viện

Theo thống kê từ một số bệnh viện, thì số lượng người bị thương vong đại thể như sau:



Tên bệnh viện
Số người tử vong thuật lại
Nguồn tin


Bệnh viện Phục Hưng
62~48
Vương Khánh Nguyên, Đỗ Đạo Chính, Tổ chức Ân xá Quốc tế


Bệnh viện Bưu Điện
30~20
Trần Nhất Tư


Bệnh viện Đường sắt
85
Tổ chức Ân xá Quốc tế


Bệnh viện 301
10
Đỗ Đạo Chính


Bệnh viện Hiệp Hòa
30
Trần Nhất Tư


Bệnh viện Đại học Bắc Kinh
30
Trần Nhất Tư


Bệnh viện Nhi
55
Tổ chức Ân xá Quốc tế




An Giang

Tên bệnh viện
Số người tử vong thuật lại
Nguồn tin


Bệnh viện Phục Hưng
62~48
Vương Khánh Nguyên, Đỗ Đạo Chính, Tổ chức Ân xá Quốc tế


Bệnh viện Bưu Điện
30~20
Trần Nhất Tư


Bệnh viện Đường sắt
85
Tổ chức Ân xá Quốc tế


Bệnh viện 301
10
Đỗ Đạo Chính


Bệnh viện Hiệp Hòa
30
Trần Nhất Tư


Bệnh viện Đại học Bắc Kinh
30
Trần Nhất Tư


Bệnh viện Nhi
55
Tổ chức Ân xá Quốc tế


DKN