duyanh
06-03-2019, 12:29 PM
Vương Đình Huệ ‘giả dối bằng thơ’ và ‘cướp có trình độ!’
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/06/Vuong-Dinh-Hue-PhamChiDung.jpg
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ trong một lần trả lời chất vấn tại Quốc hội CSVN. (Hình: Dân Trí)
Cháy nhà ra mặt chuột
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/11/PhamChiDung-400-150x150.jpg
Cú tăng giá điện phi mã của Bộ Công Thương và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đến 8.36% vào Tháng Ba, 2019, dù gì cũng có một chút khai dân trí. Nó khiến lộ ra hàng loạt quan chức cao cấp, hoặc thô bạo hoặc tỏn tẽn trong nghị trường quốc hội nhằm “bảo kê” hoặc ngụy biện cho chiến dịch bóp hầu bóp cổ dân chúng.
Cũng như ông bà ngàn đời nói cấm sai: Cháy nhà ra mặt chuột.
Không chỉ những quan chức được liệt vào loại “hót hay nhảy giỏi” như Trần Tuấn Anh (Bộ trưởng công thương kiêm con ruột của cựu Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương), bằng não trạng độc tài đàn áp vào giai đoạn cuối của chế độ cầm quyền (khi đòi xử lý những người dám phản đối tăng giá điện,) mà cả “cậu học trò nghèo hiếu học,” từ mà báo đảng dành riêng cho Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ, cũng tham chiến bữa tiệc “dây máu ăn phần.”
“Tháng Ba đột ngột mưa rào/ Để cho em trộm bước vào hồn anh” – Vương Đình Huệ tỏn tẽn đọc thơ của Đoàn Thị Lam Luyến với chất giọng như ru ngủ trong nghị trường quốc hội Tháng Năm, 2019, từ đó lái sang lý do “thời tiết năm nay trái mùa, ai biết đâu Tháng Tư lại nóng thế” và khẳng định “tăng giá điện vào 20 Tháng Ba là đúng.”
Cái tâm hồn chẳng biết gọi là dân túy hay mị dân giả dối bằng thơ văn như thế đã từng được Vương Đình Huệ lộ ra từ năm 2017, khi ông ta mới bước vào năm thứ hai của nhiệm kỳ phó thủ tướng và còn được một số người xem là “trong sáng và có trình độ.”
Đó cũng là khoảng thời gian mà Huệ hứa hẹn trên mặt báo chí về “sẽ không tăng giá điện” – một cung cách rất nặng mùi Nguyễn Xuân Phúc – viên thủ tướng cũng rất sính thơ văn, theo lối râu ông nọ cắm cằm bà kia, cũng quan tâm đến hoàn cảnh khốn khó của đám tiện dân đến mức luôn thích hứa hẹn “sẽ không tăng giá” nhưng ngay sau đó lại ngấm ngầm chỉ đạo làm ngược lại.
“Để cho quan trộm cắn vào quần dân”
Từ năm 2017 đến nay, đã có không ít bằng chứng về cặp đôi Phúc – Huệ “bảo kê” cho một chiến dịch tăng giá điện đã được lên kế hoạch chi tiết về lộ trình tăng giá vả có thể cả chiến thuật gạt dân cùng ép dân.
Khác hẳn thái độ đầy vẻ dân túy vào đầu năm 2017 khi hứa hẹn trên mặt báo rằng về khả năng không tăng giá điện trong năm 2017, đến Tháng Mười Một cùng năm Vương Đình Huệ đã lật giọng. Trong một cuộc họp của Ban Chỉ Đạo Điều Hành Giá, Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá điện trình chính phủ quyết định, trường hợp cần thiết phải tăng giá điện cần cân nhắc điều chỉnh ở mức thấp nhất có thể.
Điều kỳ lạ là ngay khi đó Bộ Công Thương đã “khẩn trương” đến mức trùng với thời điểm có yêu cầu trên của Vương Đình Huệ, bộ này đã hoàn thành phương án tăng giá điện với “kịch bản thấp nhất có thể” là giá điện sẽ tăng 6.08%.
Ngay sau đó, giá điện được công bố tăng vọt!
Khi đó, hơn 6% là một tỷ lệ tăng cao và đã kích thích lạm phát tăng vọt theo, trong bối cảnh kinh tế ngập ngụa suy thoái và đời sống người dân ngày càng khốn khó, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam ngày càng tăng cao.
Trước đó vào quý 3 năm 2017, Thủ Tướng Phúc đã ký một quyết định cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện hai lần mỗi năm với mức từ 3% đến dưới 5%, Bộ Công Thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%. Cho đến lúc đó, cùng với Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của “cá mập” EVN, sự nghiệp “lobby tăng giá” của EVN đã thành công bước đầu. Và nhóm lợi ích điện lực chỉ cần có thế!
Bởi không cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà do đó Bộ Công Thương phải xin ý kiến chính phủ, chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để bù những khoản lỗ quá khứ – 30,000 tỷ đồng do đầu tư vào chúng khoán, bất động sản trong những năm 2007, 2008 – lên đầu dân chúng.
Thâm ý tăng giá điện của Thủ tướng Phúc và Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lại xảy ra trong bối cảnh một khoản nợ khổng lồ lên đến $9.3 tỷ của EVN được công bố. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh, mà nếu EVN không trả được nợ thì chính phủ cũng sẽ phải ra “trước vành móng ngựa.”
Nhưng $9.3 tỷ chưa phải hết. Tổng số nợ phải trả của EVN đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, biến EVN trở thành con nợ lớn nhất Việt Nam!
“Không tăng giá, EVN sẽ phải phá sản” – Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải từng thú nhận như thế vào năm 2015.
Song thay vì chấp nhận để EVN rời xa môi trường độc quyền hay chịu phá sản, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lại thể hiện sự ưu ái một cách kỳ lạ và cực kỳ đáng nghi ngờ với “đứa con hư hỏng,” để khó có thể hiểu khác hơn là đã có những cú “đi đêm” giữa các đối tượng này với nhau.
Đến đầu năm 2019 thì không còn là “đi đêm” nữa, mà đã trắng trợn lộ ra giữa ban ngày ban mặt: chiếu theo nghị quyết “tăng giá điện 8.36%,” giới “âm binh” thuộc EVN đã làm loạn xã hội khi đẩy vọt mức thu tiền điện ở nhiều hộ gia đình đến 50 – 70% do với mức thu trước đó, bằng vào “cách tính tiền của ngành điện” mà đã bị giới phân tích độc lập vạch trần đó là thói tăng giá cực kỳ gian dối và ti tiện.
“Cướp có trình độ!”
Đến lúc này, những ai còn thích thú lối trích dẫn thơ văn của cặp đôi Phúc – Huệ thì hẳn phải vỡ mộng vì tâm hồn đích thực của những quan chức ấy đã từ lâu chìm nghỉm trong cái bể tanh nồng mùi tiền và cả mùi máu.
Để sau khi mơ màng nói về “hoa sữa” và ngâm thơ tình của Đoàn Thị Lam Luyến giữa một quốc hội mà “gật” đã trở thành cốt cách, Vương Đình Huệ lập tức đổi giọng và lật mặt: “Nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi” – cái ý rất tương thích và đồng lõa với “giải tán EVN hoặc giải tán các doanh nghiệp nhà nước đang làm điện thì giá điện tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay!” – lời đe dọa không thể trắng trợn và côn đồ hơn từ Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), cũng là một bộ hạ “tư bản thân hữu” của Vương Đình Huệ.
Khi nghệ thuật và thơ văn được ngụy trang trên đầu môi chót lưỡi để phụng sự cho tư duy “thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt… làm sao để nó kêu ít nhất, đừng để nó kêu toáng lên,” nhất là khi những cái lưỡi đó lại là của giới quan chức, ai có thể trách được dân nghèo Việt phải thốt lên “cướp có trình độ!” để đặc tả Vương Đình Huệ cùng những quan chức đồng lõa?
Tỏ ra không mấy kém cạnh trước một Nguyễn Xuân Phúc thơ văn đang khát khao cái ghế tổng bí thư cùng những cuộc vận động đến mức “mệt mỏi rã rời luôn” cho đại hội 13 – nếu còn có đại hội đó, “cậu học trò nghèo hiếu học” Vương Đình Huệ cũng đang lấp ló nổi lên như một thế lực tranh giành cái ghế thủ tướng theo đúng quy luật “thân hữu sân sau.” Dù cửa miệng của Huệ vẫn tụng ca không biết chán “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và bài bản kinh viện Mác-Lê mà luôn khiến Nguyễn Phú Trọng hài lòng.
(Phạm Chí Dũng)Người Việt
3-6-2019
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/06/Vuong-Dinh-Hue-PhamChiDung.jpg
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ trong một lần trả lời chất vấn tại Quốc hội CSVN. (Hình: Dân Trí)
Cháy nhà ra mặt chuột
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/11/PhamChiDung-400-150x150.jpg
Cú tăng giá điện phi mã của Bộ Công Thương và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đến 8.36% vào Tháng Ba, 2019, dù gì cũng có một chút khai dân trí. Nó khiến lộ ra hàng loạt quan chức cao cấp, hoặc thô bạo hoặc tỏn tẽn trong nghị trường quốc hội nhằm “bảo kê” hoặc ngụy biện cho chiến dịch bóp hầu bóp cổ dân chúng.
Cũng như ông bà ngàn đời nói cấm sai: Cháy nhà ra mặt chuột.
Không chỉ những quan chức được liệt vào loại “hót hay nhảy giỏi” như Trần Tuấn Anh (Bộ trưởng công thương kiêm con ruột của cựu Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương), bằng não trạng độc tài đàn áp vào giai đoạn cuối của chế độ cầm quyền (khi đòi xử lý những người dám phản đối tăng giá điện,) mà cả “cậu học trò nghèo hiếu học,” từ mà báo đảng dành riêng cho Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ, cũng tham chiến bữa tiệc “dây máu ăn phần.”
“Tháng Ba đột ngột mưa rào/ Để cho em trộm bước vào hồn anh” – Vương Đình Huệ tỏn tẽn đọc thơ của Đoàn Thị Lam Luyến với chất giọng như ru ngủ trong nghị trường quốc hội Tháng Năm, 2019, từ đó lái sang lý do “thời tiết năm nay trái mùa, ai biết đâu Tháng Tư lại nóng thế” và khẳng định “tăng giá điện vào 20 Tháng Ba là đúng.”
Cái tâm hồn chẳng biết gọi là dân túy hay mị dân giả dối bằng thơ văn như thế đã từng được Vương Đình Huệ lộ ra từ năm 2017, khi ông ta mới bước vào năm thứ hai của nhiệm kỳ phó thủ tướng và còn được một số người xem là “trong sáng và có trình độ.”
Đó cũng là khoảng thời gian mà Huệ hứa hẹn trên mặt báo chí về “sẽ không tăng giá điện” – một cung cách rất nặng mùi Nguyễn Xuân Phúc – viên thủ tướng cũng rất sính thơ văn, theo lối râu ông nọ cắm cằm bà kia, cũng quan tâm đến hoàn cảnh khốn khó của đám tiện dân đến mức luôn thích hứa hẹn “sẽ không tăng giá” nhưng ngay sau đó lại ngấm ngầm chỉ đạo làm ngược lại.
“Để cho quan trộm cắn vào quần dân”
Từ năm 2017 đến nay, đã có không ít bằng chứng về cặp đôi Phúc – Huệ “bảo kê” cho một chiến dịch tăng giá điện đã được lên kế hoạch chi tiết về lộ trình tăng giá vả có thể cả chiến thuật gạt dân cùng ép dân.
Khác hẳn thái độ đầy vẻ dân túy vào đầu năm 2017 khi hứa hẹn trên mặt báo rằng về khả năng không tăng giá điện trong năm 2017, đến Tháng Mười Một cùng năm Vương Đình Huệ đã lật giọng. Trong một cuộc họp của Ban Chỉ Đạo Điều Hành Giá, Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá điện trình chính phủ quyết định, trường hợp cần thiết phải tăng giá điện cần cân nhắc điều chỉnh ở mức thấp nhất có thể.
Điều kỳ lạ là ngay khi đó Bộ Công Thương đã “khẩn trương” đến mức trùng với thời điểm có yêu cầu trên của Vương Đình Huệ, bộ này đã hoàn thành phương án tăng giá điện với “kịch bản thấp nhất có thể” là giá điện sẽ tăng 6.08%.
Ngay sau đó, giá điện được công bố tăng vọt!
Khi đó, hơn 6% là một tỷ lệ tăng cao và đã kích thích lạm phát tăng vọt theo, trong bối cảnh kinh tế ngập ngụa suy thoái và đời sống người dân ngày càng khốn khó, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam ngày càng tăng cao.
Trước đó vào quý 3 năm 2017, Thủ Tướng Phúc đã ký một quyết định cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện hai lần mỗi năm với mức từ 3% đến dưới 5%, Bộ Công Thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%. Cho đến lúc đó, cùng với Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của “cá mập” EVN, sự nghiệp “lobby tăng giá” của EVN đã thành công bước đầu. Và nhóm lợi ích điện lực chỉ cần có thế!
Bởi không cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà do đó Bộ Công Thương phải xin ý kiến chính phủ, chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để bù những khoản lỗ quá khứ – 30,000 tỷ đồng do đầu tư vào chúng khoán, bất động sản trong những năm 2007, 2008 – lên đầu dân chúng.
Thâm ý tăng giá điện của Thủ tướng Phúc và Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lại xảy ra trong bối cảnh một khoản nợ khổng lồ lên đến $9.3 tỷ của EVN được công bố. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh, mà nếu EVN không trả được nợ thì chính phủ cũng sẽ phải ra “trước vành móng ngựa.”
Nhưng $9.3 tỷ chưa phải hết. Tổng số nợ phải trả của EVN đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, biến EVN trở thành con nợ lớn nhất Việt Nam!
“Không tăng giá, EVN sẽ phải phá sản” – Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải từng thú nhận như thế vào năm 2015.
Song thay vì chấp nhận để EVN rời xa môi trường độc quyền hay chịu phá sản, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lại thể hiện sự ưu ái một cách kỳ lạ và cực kỳ đáng nghi ngờ với “đứa con hư hỏng,” để khó có thể hiểu khác hơn là đã có những cú “đi đêm” giữa các đối tượng này với nhau.
Đến đầu năm 2019 thì không còn là “đi đêm” nữa, mà đã trắng trợn lộ ra giữa ban ngày ban mặt: chiếu theo nghị quyết “tăng giá điện 8.36%,” giới “âm binh” thuộc EVN đã làm loạn xã hội khi đẩy vọt mức thu tiền điện ở nhiều hộ gia đình đến 50 – 70% do với mức thu trước đó, bằng vào “cách tính tiền của ngành điện” mà đã bị giới phân tích độc lập vạch trần đó là thói tăng giá cực kỳ gian dối và ti tiện.
“Cướp có trình độ!”
Đến lúc này, những ai còn thích thú lối trích dẫn thơ văn của cặp đôi Phúc – Huệ thì hẳn phải vỡ mộng vì tâm hồn đích thực của những quan chức ấy đã từ lâu chìm nghỉm trong cái bể tanh nồng mùi tiền và cả mùi máu.
Để sau khi mơ màng nói về “hoa sữa” và ngâm thơ tình của Đoàn Thị Lam Luyến giữa một quốc hội mà “gật” đã trở thành cốt cách, Vương Đình Huệ lập tức đổi giọng và lật mặt: “Nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi” – cái ý rất tương thích và đồng lõa với “giải tán EVN hoặc giải tán các doanh nghiệp nhà nước đang làm điện thì giá điện tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay!” – lời đe dọa không thể trắng trợn và côn đồ hơn từ Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), cũng là một bộ hạ “tư bản thân hữu” của Vương Đình Huệ.
Khi nghệ thuật và thơ văn được ngụy trang trên đầu môi chót lưỡi để phụng sự cho tư duy “thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt… làm sao để nó kêu ít nhất, đừng để nó kêu toáng lên,” nhất là khi những cái lưỡi đó lại là của giới quan chức, ai có thể trách được dân nghèo Việt phải thốt lên “cướp có trình độ!” để đặc tả Vương Đình Huệ cùng những quan chức đồng lõa?
Tỏ ra không mấy kém cạnh trước một Nguyễn Xuân Phúc thơ văn đang khát khao cái ghế tổng bí thư cùng những cuộc vận động đến mức “mệt mỏi rã rời luôn” cho đại hội 13 – nếu còn có đại hội đó, “cậu học trò nghèo hiếu học” Vương Đình Huệ cũng đang lấp ló nổi lên như một thế lực tranh giành cái ghế thủ tướng theo đúng quy luật “thân hữu sân sau.” Dù cửa miệng của Huệ vẫn tụng ca không biết chán “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và bài bản kinh viện Mác-Lê mà luôn khiến Nguyễn Phú Trọng hài lòng.
(Phạm Chí Dũng)Người Việt
3-6-2019