duyanh
05-23-2019, 12:56 PM
Bị suy yếu, thủ tướng Anh rất có thể phải từ chức
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3000/1694/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-05-22t172803z_1671460933_rc1cfa873f30_rtrmadp_3_brita in-eu_0.jpg
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại Nghị Viện Anh, Luân Đôn, ngày 22/05/2019
©UK Parliament/Mark Duffy/Handout via REUTERS
Hôm qua 22/05/2019, bản dự thảo thỏa thuận Brexit mới, « cơ may cuối cùng » của thủ tướng Anh đã không thuyết phục được đa số cầm quyền cũng như là phe đối lập. Thất bại này xem như đồng nghĩa với việc bà Theresa May phải ra đi.
Kịch bản này càng được khẳng định khi bà Andrea Leadsom, bộ trưởng phụ trách Quan hệ với Nghị Viện, trong cùng ngày thông báo từ chức. Bà tuyên bố « không còn tin vào » khả năng thực hiện Brexit của chính phủ Theresa May.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm :
« Sau một ngày ʺchiến tranh du kíchʺ thật sự giữa Theresa May và đảng của mình, kể từ giờ những gì mà người ta trông đợi chính là thông báo từ nhiệm của bà May vào ngày mai, thứ Sáu 24/05 sau buổi họp với vị chủ tịch ủy ban 1922 đầy quyền lực. Định chế này tập hợp tất cả các nghị sĩ đảng bảo thủ không giữ chức vụ gì trong chính phủ.
Theresa May bị dồn vào đường cùng khi mà các bộ trưởng của bà cuối cùng đã tham gia vào phe phản đối ngay trong lòng đảng bảo thủ. Những người này phản đối mạnh mẽ đề xuất thỏa hiệp mới gây tranh cãi liên quan đến Brexit, đó là các dân biểu có thể bỏ phiếu về việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai.
Bà May cuối cùng đành cố thủ ở vị trí thủ tướng và thông báo ý định tiến hành một chiến dịch vận động nhân cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu trong ngày thứ Năm này, một cuộc bỏ phiếu có nguy cơ biến thành một thảm họa cho đảng bảo thủ.
Vào giai đoạn cuối của chiến dịch vận động mà người ta đánh giá « lạ đời » cho một cuộc bầu cử châu Âu mà lẽ ra người dân Anh chẳng phải tham gia, các cuộc thăm dò cho thấy đảng bảo thủ về thứ 5, chỉ đạt được 7% ý định bỏ phiếu, thua xa đảng Brexit mà ông Nigel Farage vừa mới thành lập.
Chính trị gia này đã biết khai thác tâm trạng hụt hẫng và cảm giác bị phản bội của những cử tri ủng hộ Brexit, nên đã có 37% số người được hỏi ủng hộ. Theo sau đảng Brexit là phe tự do dân chủ, ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu với 19% ý định bỏ phiếu. Công Đảng chỉ được 13%, vì phải trả giá cho sự chia rẽ trong nội bộ và lập trường không rõ ràng về Brexit. »
RFI
23-5-2019
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3000/1694/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-05-22t172803z_1671460933_rc1cfa873f30_rtrmadp_3_brita in-eu_0.jpg
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại Nghị Viện Anh, Luân Đôn, ngày 22/05/2019
©UK Parliament/Mark Duffy/Handout via REUTERS
Hôm qua 22/05/2019, bản dự thảo thỏa thuận Brexit mới, « cơ may cuối cùng » của thủ tướng Anh đã không thuyết phục được đa số cầm quyền cũng như là phe đối lập. Thất bại này xem như đồng nghĩa với việc bà Theresa May phải ra đi.
Kịch bản này càng được khẳng định khi bà Andrea Leadsom, bộ trưởng phụ trách Quan hệ với Nghị Viện, trong cùng ngày thông báo từ chức. Bà tuyên bố « không còn tin vào » khả năng thực hiện Brexit của chính phủ Theresa May.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm :
« Sau một ngày ʺchiến tranh du kíchʺ thật sự giữa Theresa May và đảng của mình, kể từ giờ những gì mà người ta trông đợi chính là thông báo từ nhiệm của bà May vào ngày mai, thứ Sáu 24/05 sau buổi họp với vị chủ tịch ủy ban 1922 đầy quyền lực. Định chế này tập hợp tất cả các nghị sĩ đảng bảo thủ không giữ chức vụ gì trong chính phủ.
Theresa May bị dồn vào đường cùng khi mà các bộ trưởng của bà cuối cùng đã tham gia vào phe phản đối ngay trong lòng đảng bảo thủ. Những người này phản đối mạnh mẽ đề xuất thỏa hiệp mới gây tranh cãi liên quan đến Brexit, đó là các dân biểu có thể bỏ phiếu về việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai.
Bà May cuối cùng đành cố thủ ở vị trí thủ tướng và thông báo ý định tiến hành một chiến dịch vận động nhân cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu trong ngày thứ Năm này, một cuộc bỏ phiếu có nguy cơ biến thành một thảm họa cho đảng bảo thủ.
Vào giai đoạn cuối của chiến dịch vận động mà người ta đánh giá « lạ đời » cho một cuộc bầu cử châu Âu mà lẽ ra người dân Anh chẳng phải tham gia, các cuộc thăm dò cho thấy đảng bảo thủ về thứ 5, chỉ đạt được 7% ý định bỏ phiếu, thua xa đảng Brexit mà ông Nigel Farage vừa mới thành lập.
Chính trị gia này đã biết khai thác tâm trạng hụt hẫng và cảm giác bị phản bội của những cử tri ủng hộ Brexit, nên đã có 37% số người được hỏi ủng hộ. Theo sau đảng Brexit là phe tự do dân chủ, ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu với 19% ý định bỏ phiếu. Công Đảng chỉ được 13%, vì phải trả giá cho sự chia rẽ trong nội bộ và lập trường không rõ ràng về Brexit. »
RFI
23-5-2019