sophienguyen
05-15-2019, 01:26 AM
'Đảo thần chết' nơi vẫn lưu truyền câu chuyện đẫm máu kinh hoàng
Hòn đảo là nỗi ám ảnh kinh hoàng với những con cá sấu nước mặn sống trong vùng đầm lầy tấn công con người, đồng thời còn là nơi cư trú của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm bệnh sốt rét và bọ cạp.
Một hòn đảo hẻo lánh ở Myanmar đến nay vẫn ẩn chứa nhiều nỗi sợ hãi với bất cứ ai khi nhắc tới tên. Nơi này được mệnh danh là “đảo tử thần” bởi những câu chuyện chết chóc đẫm máu từng xảy ra tại đây.
Đảo Ramree còn gọi là đảo Yangbye hay đảo Yanbye, là một đảo ngoài khơi ở Rakhine, Myanmar. Diện tích đảo khoảng 1350 km2.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/1.jpeg
Vùng đầm lầy trên đảo
Khu rừng hẻo lánh trên đảo Ramree chính là nơi tạo nên nỗi hoảng sợ ám ảnh với bất cứ ai khi đặt chân tới. Nơi đây là địa bàn sinh sống của loài cá sấu nước mặn.
Loài bò sát này có thể nặng đến 1000kg, dài 7m. Theo tạp chí National Geographic, đây chính là sinh vật ăn thịt người nhiều nhất trong tự nhiên. Chính trong những khu rừng ngập mặn trên đảo Rakhine là nhà của loài bò sát đáng sợ này.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/2.jpeg
Những con cá sấu nước mặn - hung thần trên đảo
Đến nay, người ta vẫn truyền tai nhau câu chuyện “đẫm máu” có thực từng xảy ra trên đảo vào thời điểm Thế chiến thứ 2 bùng nổ.
Đó là vào khoảng năm 1945, khi quân đội Anh đưa nhóm quân đội Nhật vào rừng sâu. Trong số khoảng 1000 binh lính Nhật vào rừng, chỉ một nửa số người sang được bờ bên kia, còn lại được cho là bị cá sấu tấn công, ăn thịt.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/dao-than-chet-noi-van-luu-truyen-cau-chuyen-dam-mau-kinh-hoang.jpeg
"Đảo thần chết" nơi vẫn lưu truyền câu chuyện đẫm máu kinh hoàng
Sự kiện này hiện vẫn được ghi trong sách kỷ lục Guiness thế giới về việc “nhiều người tử vong nhất trong một vụ cá sấu tấn công”. Đồng thời, thảm kịch được nhà tự nhiên Bruce Stanley Wright đồng thời là một binh lính Anh tham gia trận chiến, mô tả lại trong cuốn “Phác họa cuộc sống hoang dã gần và xa”, xuất bản năm 1962.
Câu chuyện gây ra rất nhiều tranh cãi, khiến hòn đảo được nhiều người biết tới, nhưng một sự thật đó là, loài cá sấu mước mặn ở Ramree nổi tiếng hung hãn. Chúng có tính lãnh thổ cao, sống với số lượng lớn báo động quanh Ramree và không kén ăn. Loài bò sát này ăn bất cứ sinh vật nào lạc vào lãnh thổ của mình, thậm chí là con người. Khi lượng cá sấu trong khu vực tăng lên, số người tử vong không nghi ngờ gì, chính là con mồi của chúng.
Bên cạnh đó, Ramree từng trải qua những hoạt động núi lửa với chiều hướng gia tăng, kết hợp cùng nhiều yếu tố tự nhiên khác, biến cá sấu nước mặn ở đây được xếp hạng một trong những loài nguy hiểm nhất.
Không chỉ có những “hung thần” cá sấu nước mặn, Ramree còn là nơi cư trú của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm bệnh sốt rét và bọ cạp.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/4.jpeg
[Một góc của Ramree ngày nay, bình yên hơn rất nhiều so với quá khứ
Hiện tại Ramree đã bình yên hơn so với quá khứ, nhưng những con cá sấu đầm lầy vẫn còn đó, như nhắc nhở về sự tàn khốc của chiến tranh và sự khắc nghiệt của tự nhiên.
Theo Dân trí - nguồn: Theculturetrip/ Express
Hòn đảo là nỗi ám ảnh kinh hoàng với những con cá sấu nước mặn sống trong vùng đầm lầy tấn công con người, đồng thời còn là nơi cư trú của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm bệnh sốt rét và bọ cạp.
Một hòn đảo hẻo lánh ở Myanmar đến nay vẫn ẩn chứa nhiều nỗi sợ hãi với bất cứ ai khi nhắc tới tên. Nơi này được mệnh danh là “đảo tử thần” bởi những câu chuyện chết chóc đẫm máu từng xảy ra tại đây.
Đảo Ramree còn gọi là đảo Yangbye hay đảo Yanbye, là một đảo ngoài khơi ở Rakhine, Myanmar. Diện tích đảo khoảng 1350 km2.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/1.jpeg
Vùng đầm lầy trên đảo
Khu rừng hẻo lánh trên đảo Ramree chính là nơi tạo nên nỗi hoảng sợ ám ảnh với bất cứ ai khi đặt chân tới. Nơi đây là địa bàn sinh sống của loài cá sấu nước mặn.
Loài bò sát này có thể nặng đến 1000kg, dài 7m. Theo tạp chí National Geographic, đây chính là sinh vật ăn thịt người nhiều nhất trong tự nhiên. Chính trong những khu rừng ngập mặn trên đảo Rakhine là nhà của loài bò sát đáng sợ này.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/2.jpeg
Những con cá sấu nước mặn - hung thần trên đảo
Đến nay, người ta vẫn truyền tai nhau câu chuyện “đẫm máu” có thực từng xảy ra trên đảo vào thời điểm Thế chiến thứ 2 bùng nổ.
Đó là vào khoảng năm 1945, khi quân đội Anh đưa nhóm quân đội Nhật vào rừng sâu. Trong số khoảng 1000 binh lính Nhật vào rừng, chỉ một nửa số người sang được bờ bên kia, còn lại được cho là bị cá sấu tấn công, ăn thịt.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/dao-than-chet-noi-van-luu-truyen-cau-chuyen-dam-mau-kinh-hoang.jpeg
"Đảo thần chết" nơi vẫn lưu truyền câu chuyện đẫm máu kinh hoàng
Sự kiện này hiện vẫn được ghi trong sách kỷ lục Guiness thế giới về việc “nhiều người tử vong nhất trong một vụ cá sấu tấn công”. Đồng thời, thảm kịch được nhà tự nhiên Bruce Stanley Wright đồng thời là một binh lính Anh tham gia trận chiến, mô tả lại trong cuốn “Phác họa cuộc sống hoang dã gần và xa”, xuất bản năm 1962.
Câu chuyện gây ra rất nhiều tranh cãi, khiến hòn đảo được nhiều người biết tới, nhưng một sự thật đó là, loài cá sấu mước mặn ở Ramree nổi tiếng hung hãn. Chúng có tính lãnh thổ cao, sống với số lượng lớn báo động quanh Ramree và không kén ăn. Loài bò sát này ăn bất cứ sinh vật nào lạc vào lãnh thổ của mình, thậm chí là con người. Khi lượng cá sấu trong khu vực tăng lên, số người tử vong không nghi ngờ gì, chính là con mồi của chúng.
Bên cạnh đó, Ramree từng trải qua những hoạt động núi lửa với chiều hướng gia tăng, kết hợp cùng nhiều yếu tố tự nhiên khác, biến cá sấu nước mặn ở đây được xếp hạng một trong những loài nguy hiểm nhất.
Không chỉ có những “hung thần” cá sấu nước mặn, Ramree còn là nơi cư trú của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm bệnh sốt rét và bọ cạp.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/08/06/4.jpeg
[Một góc của Ramree ngày nay, bình yên hơn rất nhiều so với quá khứ
Hiện tại Ramree đã bình yên hơn so với quá khứ, nhưng những con cá sấu đầm lầy vẫn còn đó, như nhắc nhở về sự tàn khốc của chiến tranh và sự khắc nghiệt của tự nhiên.
Theo Dân trí - nguồn: Theculturetrip/ Express