PDA

View Full Version : Miền Trung Báo Động: Mía Đường Sắp Xóa Sổ



duyanh
04-07-2019, 01:54 PM
Miền Trung Báo Động: Mía Đường Sắp Xóa Sổ



Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi... một thời nổi tiếng về các ruộng mía bạt ngàn... Bây giờ cơ nguy xóa sổ...

Bản tin TTXVN kể về tình hình Mía đường Nam Trung Bộ: Nguy cơ mất vùng nguyên liệu.


https://media.laodong.vn/Storage/newsportal/2019/4/3/666726/Nguyen-Quoc-Doanh.jpg

Chủ tịch Hiệp hội mía đường báo cáo Bộ trưởng về tái cơ cấu ngành. Ảnh: Kh.L

Do thua lỗ kéo dài, nông dân các tỉnh Nam Trung Bộ đang có xu hướng phá bỏ mía để trồng các loại cây khác như sắn, keo lai, dưa hấu… và nguy cơ “khủng hoảng” thiếu nguyên liệu mía đang dần hiện hữu.

Do giá mía xuống thấp, nông dân các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ đang có xu hướng phá bỏ mía để trồng các loại cây khác như sắn, keo lai, dưa hấu… Và nguy cơ "khủng hoảng" thiếu nguyên liệu mía - thừa các loại nông sản đang dần hiện hữu.

Bản tin kể rằng nhiều nông dân đang đồng loạt bỏ mía: Tây Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) từng được mệnh danh là “xã mía” với hơn 450ha mía nguyên liệu. Đây được xem là cây chủ lực phát triển kinh tế của người dân. Thế nhưng, diện tích mía của toàn xã hiện chỉ còn khoảng 50ha.

Ông Nguyễn Văn Chín, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tây Thuận cho hay, mấy năm nay tình trạng nông dân phá mía diễn ra ồ ạt. Do đó, thời gian qua xã vẫn loay hoay nhưng chưa tìm ra loại cây nào hiệu quả để người dân trồng để phát triển kinh tế.

Mía và sắn được xác định là hai cây trồng chủ lực của xã nhưng trồng mía thì thua lỗ, trồng sắn thì mùa được, mùa mất. Cả chính quyền và người dân đều mất phương hướng, chưa tìm được đầu ra ổn định cho nông sản.

Bản tin TTXVN ghi lời Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, chỉ 1 năm trở lại đây diện tích trồng mía ở Bình Định đã giảm 70%.

Đến nay, toàn tỉnh chỉ còn khoảng 500ha mía và đang tiếp tục giảm. Các địa phương có diện tích mía lớn đang vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, không còn khuyến khích trồng mía như trước đây nên vùng mía nguyên liệu tiếp tục bị thu hẹp và có thể bị “xóa sổ.”

Nơi khác cũng thê thảm. Bản tin ghi rằng huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên là vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa (Nhà máy đường Tuy Hòa) với diện tích hơn 5.000 ha. Ở các niên vụ trước, nông dân đã ký hợp đồng bao tiêu cây mía với nhà máy.

Riêng tại xã Đức Bình Tây với diện tích mía khoảng 1.200ha. Sau khi thu hoạch, hơn 50% số diện tích cây mía đã được nông dân phá bỏ để chuyển sang cây trồng khác, bất kể đó là mía tơ.

Khánh Hòa cũng thê thảm, theo TTXVN: Cũng như nhiều hộ gia đình khác, cây mía đã từng giúp gia đình bà Ngô Thị Đến, xã Diên Đồng, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa thoát nghèo. Nhưng bây giờ thì đã khác, cứ đà trồng mía và giá bán thấp như 2 năm gần đây thì có khi cây mía lại khiến cho gia đình bà phải ôm nợ. Vì vậy bỏ mía đang là bài toán mà bà tính đến.

Bà Ngô Thị Đến nói thêm, không chỉ riêng bà mà nhiều người khác trong xã đã phá mía rồi. Vụ tới, những ruộng mía xấu trên đồi cao, gia đình sẽ chuyển sang trồng keo để giữ đất và nhất quyết là không đầu tư mới để trồng mía.

Niên vụ mía 2018-2019, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ còn 17.000ha mía, giảm 1.000ha so với niên vụ trước. Diện tích này được người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, cây keo...


https://media.laodong.vn/Storage/newsportal/2019/4/3/666726/Mia-Duong-4.jpg
Ngành mía đường phải tự đổi mới để thích nghi với hộp nhập. (Ảnh minh họa)

Các địa phương có sự chuyển đổi nhiều là Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh.

Khi nông dân ồ ạt phá bỏ mía để chuyển sang cây trồng khác thì các nhà máy vẫn hiện hữu và hoạt động theo công suất thiết kế. Việc thiếu mía nguyên liệu hay tranh chấp nguyên liệu tưởng chừng có vẻ xa vời trong bối cảnh hiện nay. Nhưng thực tế thì đã có.

Quảng Ngãi cũng thế: Đang vào mùa vụ ép chính, nhưng Nhà máy đường Phổ Phong (tỉnh Quảng Ngãi) chỉ ép được khoảng 1.300 tấn/ngày. Trong khi đó, công suất thực tế của nhà máy khoảng 2.200 tấn/ngày. Điều này có nguyên nhân chính là thiếu mía nguyên liệu.



Lao Động
7-4-2019